truyền động-tự động khí nén làm việc theo chu trình
1. Liệt kê và hệ thống toàn bộ các yêu cầu và điều kiện làm việc của hệ truyền động-tự động khí nén mà ta phải tiến hành tổng hợp hệ điều khiển cho nó;
2. Mô tả điều kiện làm việc của hệ truyền động bằng biểu đồ trạng thái làm việc tương ứng; nếu như biểu đồ thu được chưa phải ở dạng tiêu chuẩn, phải biến đổi và phân nhỏ biểu đồ có được thành các biểu đồ tiêu chuẩn cơ sở;
3. Xác định các tín hiệu vào độc lập của hệ điều khiển lôgic: x1, x2, ..., xm tương ứng với các bộ phận công tác gắn với các cơ cấu chấp hành của hệ truyền động;
4. Lập bảng trạng thái đóng, mở cho tất cả các tín hiệu vào x1, x2, ..., xm trên biểu đồ trạng thái cho trên toàn bộ các bước của chu trình làm việc;
5. Kiểm tra tính hiện thực được của bảng trạng thái đóng, mở cho các tín hiệu vào vừa lập được ở trên. Điều kiện khả thi cho bảng trạng thái đóng, mở này là giá trị trạng thái (hay trọng số) của tín hiệu đầu vào chính (tổ hợp của giá trị cho từng bước trên biểu đồ trạng thái làm việc phải khác nhau để đảm bảo cho các trigo đầu ra của hệ điều khiển đóng, mở đúng ở các vị trí xác định của hệ truyền động;
6. Nếu bảng trạng thái đóng, mở tín hiệu vào được kiểm tra theo (5) ở dạng không hiện thực-tức có các trạng thái của tín hiệu vào chính bị trùng lặp ta phải đưa thêm vào bảng trạng thái các tín hiệu phản hồi (sử dụng các phần tử nhớ): y1, y2, ..., ys. Phần tử phản hồi được đưa vào sao cho các bước trùng lặp trước đó với mục tiêu triệt tiêu chúng để đảm bảo cho bảng trạng thái mới không còn bước trùng lặp nữa. Để khẳng định điều trên, phải kiểm tra lại điều kiện khả thi của bảng trạng thái đóng mở các tín hiệu vào theo (5) sau đó mới chuyển sang bước tiếp theo;
7. Xác định thời điểm đóng, mở cho tất cả các trigo đầu ra của hệ điều khiển lôgic (thời điểm cấp tín hiệu điều khiển cho từng van phân
phối) và cả của các trigo thực hiện các biến đổi lôgic của các phần tử phản hồi (nhớ);
8. Lập hàm điều khiển lôgic cho từng trigo cấp tín hiệu điều khiển ở đầu ra (hàm điều khiển đóng, mở), được tiến hành như sau: Xác định tín hiệu bắt buộc (phải xuất hiện) tại đầu các thời điểm diễn ra sự thay đổi trạng thái (được đánh dấu bằng (*));
9. Xác định các thời điểm phải kiểm tra các điều kiện lôgic cho phép làm việc Pi và các bước không xác định mà tại đó cần kiểm tra các điều kiện lôgic khẳng định làm việc Pj của hệ truyền động;
10. Kiểm tra tín hiệu ưu tiên ở đầu vào và đầu ra;
11.Trên cơ sở các biểu thức thu được của các hàm điều khiển đóng, mở tiến hành xây dựng sơ đồ lôgic điều khiển đảm bảo hiện thực được hàm điều khiển trên;
12. Chỉ định loại van-công tắc hành trình, van phân phối khí nén và các loại phần tử tự động khí nén khác được dùng để xây dựng hệ điều khiển;
13. Trên cơ sở sơ đồ lôgic điều khiển thu được, tiến hành việc hiện thực hóa nó bằng các phần tử tự động khí nén được chọn ở trên và xây dựng hoàn chỉnh sơ đồ nguyên lý điều khiển khí nén cho toàn bộ hệ thống truyền động khí nén;
14. Kiểm tra làm việc của hệ thống khí nén với sơ đồ nguyên lý điều khiển được xây dựng theo các điều kiện làm việc riêng rẽ và cho từng chế độ làm việc khác nhau của toàn bộ hệ thống.