Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định các thông số thích hợp để xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp hóa lý với chất keo tụ là phèn nhôm và phèn sắt (Trang 31 - 33)

- Thí nghiệm 1: Xác định liều lượng chất đông tụ-phèn nhôm [Al2(SO4)2.18H2O] và vôi [CaCO3] thích hợp để loại bỏ chất rắn lơ lửng, COD.

+ Trước khi làm thí nghiệm, chúng tôi tiến hành sục khí trong 1 giờ.

Đầu tiên, chúng tôi xác định thời gian khuấy với liều lượng phèn, vôi thích hợp bằng hóa chất dùng trong phòng thí nghiệm. Ở thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành trên một đợt lấy mẫu và 3 lần lặp lại và theo dõi các chỉ tiêu pH, SS, COD, N-NH4+.

+ Trong thí nghiệm này, chúng tôi làm trên thiết bị Jartester. Với mô hình này, ta có thểđiều chỉnh vận tốc khuấy và thời gian khuấy thích hợp sao cho hóa chất có thể hòa tan tốt trong trong dung dịch.

+ Phần chứa nước thải: Gồm 5 cóc thủy tinh chứa nước rỉ từ rác với thể tích hữu dụng là 0,9L.

+ Hệ thống khuấy: 6 cánh khuấy với nhiều cấp độ khuấy trộn khác nhau. Ở thí nghiệm này, tôi vận hành thiết bị với vận tốc khuấy là 120 vòng/phút trong 60 phút, sau đó lắng 90 phút.

+ Cách vận hành hệ thống: Cho nước rỉ từ rác vào các bình chứa. Sau

đó khuấy trộn dung dịch. Đồng thời cho hóa chất đông tụ vào. Sau khoảng

thời gian khuấy, ngừng khuấy để cho quá trình lắng xảy ra trong 90 phút, lấy phần nước trong đi phân tích.

+ Bố trí thí nghiệm như sau: NT1: Đối chứng không có hóa chất NT2: 0,5g vôi/l + 1g phèn/l NT3: 1g vôi/l + 1g phèn/l NT4: 1,5g vôi/l + 1g phèn/l NT5: 2,0g vôi/l + 1g phèn/l

Sau khi xác định được liều lượng tối ưu nhất, tôi thực hiện ở quy mô lớn hơn với thể tích thùng 60 lít và có thiết kế 2 cánh khuấy, nhưng không

điều chỉnh được tốc độ khuấy. Điều này cũng làm giảm hiệu quả hơn so với việc sử dụng mô hình thí nghiệm Jartest.

- Thí nghim 2: Với hóa chất keo tụ là phèn sắt (FeCl3), vôi (CaCO3). Mục đích loại bỏ kim loại Cu, Pb, Cd có trong thành phần nước rỉ rác. Thí nghiệm này, chúng tôi cũng tiến hành một đợt lấy mẫu với 3 lần lặp lại và theo dõi các chỉ tiêu kim loại. Ở thí nghiệm này chúng tôi làm trên thiết bị Jartester.

Bố trí thí nghiệm như sau:

NT1: Đối chứng không có hóa chất NT2: 0,5g phèn sắt /l

NT3: 1g phèn sắt /l NT4: 1,5g phèn sắt /l NT5: 2,0g phèn sắt /l

Sau đó, chúng tôi tính toán hiệu quả kinh tế khi xử lý 1m3 nước rỉ rác, thống kê rút ra hàm lượng vôi phèn xử lý thích hợp nhất, hiệu quả kinh tế nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định các thông số thích hợp để xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp hóa lý với chất keo tụ là phèn nhôm và phèn sắt (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)