Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định các thông số thích hợp để xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp hóa lý với chất keo tụ là phèn nhôm và phèn sắt (Trang 27 - 31)

 Phương pháp đo pH

 Phương pháp xác định COD

- Sử dụng phương pháp K2Cr2O7 trong môi trường acid: - Cho vào ống nghiệm:

+ 5ml dung dịch mẫu đã pha loãng (dung dịch pha loãng theo tỉ lệ 100) + 3ml dung dịch K2Cr2O7 0,1N

+ 7ml H2SO4 reagent

- Đậy nắp, lắc đều dưới vòi nước, cho lên giá đỡ ống nghiệm, đặt vào tủ

sấy 2 giờở nhiệt độ 1500C.

- Sau thời gian phản ứng 2 giờ lấy ống nghiệm ra để nguội đến nhiệt độ

phòng, chuyển toàn bộ dung dịch qua erlen.

- Thêm 2 – 3 giọt chỉ thị ferroin, đến khi dung dịch có màu xanh

- Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch FAS 0,01N cho đến màu nâu đỏ thì dừng lại và ghi kết quả thể tích dung dịch FAS đã dùng.

- Làm mẫu trắng với 5ml nước cất 2 lần thay cho mẫu và thực hiện các bước như trên.

- Sau đây là công thức tính nồng độ của COD: X (mg/l) = [(V0 – V1) * N * 8000 * F]/V Trong đó:

V0: Thể tích dung dịch FAS dùng chuẩn độ mẫu trắng (ml) V1: Thể tích dung dịch FAS dùng chuẩn độ mẫu (ml) N: Nồng độ FAS đã được kiểm tra

V: Thể tích mẫu đã được sử dụng (ml) F: Hệ số pha loãng

 Phương pháp xác định chất rắn lơ lửng (SS)

Phân tích hàm lượng chất rắn bằng phương pháp lọc và xác định trọng lượng.

- Chuẩn bị giấy lọc:

+ Sấy giấy lọc ban đầu ở 103º-105º đến trọng lượng không đổi. + Làm nguội trong bình hút ẩm 20 phút.

+ Cân và ghi lại trọng lượng mo (g). - Lọc mẫu:

+ Lắc kỹ mẫu, đong một thể tích (ml). + Lọc qua mẫu giấy lọc đã chuẩn bị.

+ Sấy giấy và cặn đã được lọc ở nhiệt độ 103º-105º đến trọng lượng không đổi.

+Làm nguội trong bình hút ẩm 20 phút. + Cân và ghi trọng lượng m1 (g).

Hàm lượng chất rắn lơ lửng tính bằng mg/l theo công thức:

X(ml/l) = [(m1-mo)*106]/V

Trong đó: m1: Khối lượng giấy lọc và cặn (g) Mo: Khối lượng giấy lọc (g)

 Phương pháp đo NH4+

Sử dụng phương pháp indophenols blue: Đong 25ml mẫu nước vào ống balcon. Lần lượt cho các hóa chất:

- 1ml thuốc thử A (A: Hòa tan 15g Na3PO4.12 H2O và 15g C6H5O7.2H2O trong 100ml nước cất không đạm).

- 1ml thuốc thử B (B: Hòa tan 62,5g phenol trong methanol thành 100ml (PRE 2), tiếp tục lấy 75ml PRE 2 hòa tan với 0,1g Na2[Fe(CN)5NO].2H2O trong 100ml nước cất không đạm).

- 1ml thuốc thử C (C: Hòa tan 75ml PRE3 với PRE4, trong đó PRE3 là sodium hypochloric 5% và PRE4: Dung dịch NaOH 67,5% (hòa tan 67,5g NaOH thành 100ml nước cất không đạm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chờ khoảng 20 – 25 phút xuất hiện màu xanh rồi đem so màu ở bước sóng 630nm.

- Còn màu và mùi của nước rỉ rác ta quan sát bằng mắt thường.  Phương pháp phân tích Cu, Pb, Cd

Phân tích Cu, Pb, Cd bằng máy hấp thu nguyên tử và hóa chất cần thiết. - Lọc mẫu bằng giấy băng xanh

- Lấy mẫu nước trong đi phân tích trên máy hấp thu nguyên tử

ZEEnit700 bằng kỹ thuật là Graphite Furnace Technique (EA).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định các thông số thích hợp để xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp hóa lý với chất keo tụ là phèn nhôm và phèn sắt (Trang 27 - 31)