Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Phân tích kế hoạch phân phối sản phẩm của công ty cổ phần TRAPHACO (Trang 47 - 50)

Hiệu thuốc kiểu mẫu

3.4 Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh

Những năm gần đây nước ta có nhiều chính sách mở cửa cho các công ty dược phẩm nước ngoài vào kinh doanh, chính vì vậy mà môi trường cạnh tranh ngành dược phẩm ngày càng khốc liệt hơn. So sánh năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước ta có bảng sau: ( Bảng 2.2).

Bảng 3.6 : So sánh năng lực cạnh tranh lợi thế giữa các hãng dược phẩm trong nước và ngoài nước:

Tiêu chí Các hãng dược nước ngoài Các hãng dược trong nước Sản phẩm * Tân dược: chủ yếu

* Đông dược : rất ít

* Tân dược làm trọng tâm * Đông dược: Đa dạng nhưng

lộn xộn

Giá bán Cao Thấp

Mẫu mã Phong phú, đẹp, sinh động Không đẹp và nhất quán Phân phối Dựa vào các công ty phân

phối chuyên nghiệp

Qua hệ thống đại lý các tỉnh thành.

Ngân sách cho Marketing

Dồi dào Hạn chế bởi tiềm lực và chính sách nhà nước.

Chi phí cho R&D Lớn Nhỏ không đáng kể Xây dựng thương

hiệu

Đặc biệt chú trọng Chưa quan tâm đúng mức

Nguồn: Năng lực cạnh tranh ngành dược thời hội nhập, Ths.Vũ Thị Thuận- TRAPHACO

Từ bảng trên chúng ta có thể nhận thấy sự khó khăn cũng như điểm yếu của các doanh nghiệp trong nước . Tuy nhiên dựa trên lợi thế thị trường trong nước , khả năng huy động nguồn vốn từ nước ngoài từ nước ngoài thời kỳ mở cửa sẽ có thể khắc phục được điểm yếu cơ bản này.

Nhìn vào lịch sử phát triển ngành dược cả nước thì chúng ta đã có một bước tiến dài. Ngày càng có nhiều chủng loại thuốc, chất lượng thuốc cũng không ngừng tăng nhanh chóng tạo nhiều cơ hội tiêu dùng. Thị trường thuốc của chúng ta từ chỗ chủ yếu là dựa vào nhập khẩu. Đến năm 2008 thuốc trong nước mới chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu trong nước và tăng dần trong những năm kế sau với tốc độ 10%/năm. Theo khảo sát thì đến năm 2013 thuốc trong nước đáp ứng được 40% - 45% nhu cầu tiêu dùng nội địa. Nhờ vào sự phát triển nhanh chóng mà các doanh nghiệp dược phẩm cũng có doanh thu tăng đáng kể. Tổng doanh thu cả nước tăng từ 1823 tỷ đồng (2008) lên tới 4357tỷ đồng( 2013). Trung bìnhmỗi năm tăng 422,3 tỷ đồng (115,63%).

Trong quá trình phát triển của ngành dược phẩm phải kể tới là mặt hàng thuốc tân dược, và hàng thuốc cao cấp. Chúng ta đã nhanh chóng nắm bắt công nghệ sản xuất hiện đại, tập trung đi trước đón đầu trong công tác khám chữa bệnh, vì thế

ngày càng có nhiều biệt dược được sản xuất trong nước và góp phần làm giảm đáng kể giá thuốc trên thị trường.

Trên thị trường nội địa các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam khá đa dạng, phong phú, nhiều công ty đã chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng và dần xây dựng được tên tuổi, thương hiệu mạnh. Các công ty này cũng chính là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với TRAPHACO. Nếu xét cạnh tranh theo tính chất sản phẩm thì về thuốc đông y có các đối thủ mạnh của TRAPHACO như: Công ty Dược Nam Hà, Công ty Dược Hà Tây. Cạnh tranh về sản phẩm Hoạt huyết dưỡng lão có Công ty Foripharm, Công ty Dược Nam Định, Dược Phúc Hưng, cạnh tranh sản phẩm kem mỡ có công ty Thái Dương. Nếu xét tổng thể trong nước các đối thủ cạnh tranh mạnh : XN Dược phẩm TW 1, XN Dược phẩm TW 2, XN Dược phẩm TW 5, XN Dược phẩm TW 24, XN Dược phẩm TW 26 ( OPC), XN liên hiệp Dược Hậu Giang, XN Liên Hiệp Dược Đồng Tháp, Công ty Dược Nam Định, Dược Phúc Hưng, Thái Dương, Nam Hà…

Đặc điểm của một số đối thủ cạnh tranh của công ty như sau:

Bảng 3.7 : Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Tiêu chí OPC XNDPTƯ 5 CTy DP Nam Hà

Sản phẩm chính Đông dược: Đa dạng chủng loại, mẫu mã

Tân dược: Đang chuyển dần sang

cả đông dược

Đông dược

Giá Cao Thấp Thấp

Phân phối Mạnh, chủ yếu miền Nam

Tốt nhưng chưa mạnh

Đang triển khai hệ thống hiện đại Đầu tư cho

Marketing

Lớn, hiệu quả Còn dè dặt Không tập trung, không đồng bộ Ngân sách R&D Chú trọng phát triển

mặt hàng mới

Không Không

Nguồn: Chiến lược cạnh tranh phân phối Traphaco

Nhận xét:

Đối với các công ty có sức cạnh tranh kém hơn công ty cần nghiên cứu tiềm năng cạnh tranh sau này chúng ta thấy các công ty Dược phẩm TW 5 và Nam Hà kém cạnh tranh hơn là chưa phát triển được kênh phân phối vì vậy cuộc cạnh tranh kênh phân phối sẽ sớm diễn ra.

Trong các đối thủ cạnh tranh nổi lên cả là Xí nghiệp dược phẩm trung ương 26 ( OPC). Đây là công ty có chiến lược kinh doanh khá giống với TRAPHACO. Tuy nhiên OPC hoạt động mạnh tại thị trường miền Nam vì thế thị trường miền Bắc vẫn là thị trường vững chắc của TRAPHACO. Do công ty OPC có nhiều điểm mạnh hơn nên TRAPHACO không nên cạnh tranh đối đầu trực tiếp với OPC. Trước khi đẩy mạnh thị trường miền Nam công ty cần chinh phục hoàn toàn miền Bắc và lấy miền Bắc làm hậu phương vững chắc phát triển các cơ sở sẵn có ở miền Nam.

Để hiểu sâu hơn về OPC ta có bảng sau:

Bảng 3.8 : So sánh lợi thế của TRAPHACO và OPC

Tiêu chí OPC TRAPHACO

Sản phẩm chính Thuốc không đơn: Đông dược, phong phú chủng loại, mẫu mã

Thuốc không đơn: Đông dược, phong phú chủng

loại, mẫu mã Sản phẩm tiêu biểu Kim tiền thảo, Opcao Hoạt huyết dưỡng não,

Boganic, T-B

Giá Khá cao Cao

Thị trường chủ yếu Miền nam Miền Bắc Phân phối Qua hệ thống đại lý các tỉnh Qua hệ thống các tỉnh

Ngân sách Marketing Khá cao Lớn

Nhận biết thương hiệu Cao Tương đối cao

Nguồn: Chiến lược cạnh tranh phân phối Traphaco: Trần Việt Hà

Từ bảng trên ta nhận thấy OPC có 3 điểm mạnh hơn TRAPHACO cần chú ý là: - Hệ thống kênh phân phối

- Giá thấp có thể cạnh tranh với TRAPHACO - Thương hiệu được nhiều người biết tới

Và có điểm yếu là chưa chú trọng việc xây dựng thương hiệu, và phân phối chủ yếu ở miền Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích kế hoạch phân phối sản phẩm của công ty cổ phần TRAPHACO (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w