Vai trò của Việt Nam trong việc rút ngắn khoảng cách phát triển

Một phần của tài liệu những đóng góp của việt nam trong asean (Trang 28 - 31)

6. Phương pháp nghiên cứ u

2.2.4. Vai trò của Việt Nam trong việc rút ngắn khoảng cách phát triển

các nước trong tổ chức Asean

Từ trước đến nay, khi đề cập đến Asean, người ta thường gắn tổ chức này với

các vấn đề chính trị hoặc kinh tế. Trong thời kì chiến tranh lạnh, khu vực Đông Nam Á

thường bị phân cách giữa một bên là các nước Asean và một bên là các nước Đông Dương. Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh và đặc biệt là sau khi hầu hết các nước còn lại trong khu vực tham gia vào Asean thì người ta lại phân định Đông Nam Á hay

Asean thành Asean – 6 và Asean – 4. Sự phân định trên hoàn toàn thiên về những trở

ngại và thách thức cho sự liên kết khu vực. Khi nói đến vai trò của Việt Nam trong việc rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các thành viên trong Asean chính là nói đến những đóng góp của Việt Nam trong việc khởi xướng cho sự hội nhập kinh tế khu vực, tạo ra một cơ chế hợp tác mới không những đa dạng về mặt chính trị mà còn đa dạng về kinh tế, tạo tiền đề cho khu vực Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới. So với các nước thành viên cũ của Asean thì trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam đang còn ở mức độ thấp. Sau Việt Nam là các nước có trình độ kinh tế thấp gia nhập Asean như Lào, Myanmar, Campuchia đã làm cho Asean từ chỗ là một tổ chức gồm những nước có nền kinh tế phát triển sang một tổ chức gồm những nước có nền kinh tế phát triển không đồng đều. Việt Nam là nước đầu tiên khai thông một mô thức hợp tác mới – chưa có tiền lệ trong lịch sử các nước Đông Nam Á.

Sau khi trở thành thành viên của Asean, Việt Nam đã cam kết tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế của khu vực mà cụ thể là CEPT và AFTA. Cùng với việc đẩy nhanh tiến trình AFTA, Việt Nam còn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ các nước Asean. Đến nay, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Asean và Việt Nam tăng lên một cách rõ rệt đã chứng tỏ tính hiệu quả của xu hướng liên kết khu vực giữa các nước không có trình độ phát triển kinh tế tương đồng. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến năm 2007, khu vực Asean có

1.179 dự án đầu tư được cấp phép tại Việt Nam, với tổng vốn trên 16 tỷ USD. Trong

số này Singapore và Malaysia là những nước trong Asean đầu tư nhiều nhất vào Việt

Nam. Hiện nay, phần lớn đầu tư FDI từ Asean vào Việt Nam mới chỉ tập trung trong

các lĩnh vực dịch vụ: giao thông vận tải, bưu điện, khách sạn du lịch, tài chính ngân

hàng, văn hóa – giáo dục.

Ngoài ra, sự thành công trong việc tham gia CEPT và AFTA giúp cho Việt

Nam thực hiện thành công quá trình hội nhập ở mức độ cao hơn, rộng hơn, toàn diện

hơn trong các tổ chức như APEC, ASEM và WTO.

Đối với ASEAN – 6 thì các nước này không những được lợi khi thiết lập mối

quan hệ về thương mại và đầu tư đối với Việt Nam mà còn rút ra được bài học kinh

nghiệm trong quá trình hợp tác với Việt Nam để tiến hành hợp tác một cách có hiệu quả với các nước có trình độ kinh tế kém phát triển như Lào, Myanmar, Campuchia. Chương trình hành động Hà Nội được thông qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ 6 tháng

12 – 1998 và “Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường

liên kết Asean” được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Asean được triển khai thực hiện.

Trong đó, đáng chú ý là chương trình hợp tác phát triển khu vực Mê Công với mục đích là cuốn các vùng kém phát triển của các nước Asean vào luồng phát triển chung của khu vực, xóa dần khoảng cách giữa Asean – 6 và Asean – 4. Việt Nam đã xây dựng Dự án phát triển hành lang Đông – Tây tại lưu vực sông Mê Công. Với việc phát triển dự án này, những lợi thế về kinh tế của miền Trung Việt Nam như các cảng biển nước sâu, các tuyến đường bộ nối các tỉnh miền Trung với nước Lào sẽ được khai thác một cách có hiệu quả nhằm tạo nên sự phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng với

nhau. Với cách thức hợp tác trên, cùng với việc phát huy lợi thế so sánh trong quan hệ

trong tiến trình hội nhập giữa các nước Asean và giữa Asean với các tổ chức khác trên thế giới.

Việt Nam đã có những đóng góp hết sức thiết thực vào việc củng cố và tăng cường sức mạnh của Asean. Với sự tham gia của các Việt Nam và các nước Đông Dương đã làm cho Asean trở thành một tổ chức có ảnh hưởng lớn trong khu vực và các nước ngoài khu vực.

Chương 3 –ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN

Sau hơn 10 năm gia nhập vào Asean, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia

vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của Asean. Việt Nam đã có những đóng góp tích cực và

ngày càng phát huy vai trò và tiếng nói của mình trong Hiệp hội. Kết quả lớn nhất là

đã góp phần quan trọng triển khai tốt chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng

hóa, đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác các nước Asean và các bên đối thoại trên cơ sở song phương cũng như đa phương, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời nâng cao đáng kể uy tín và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu những đóng góp của việt nam trong asean (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)