6. Phương pháp nghiên cứ u
3.1.1. Về chính trị – ngoại giao
Trong Tuyên bố thành lập Asean (năm 1967), các yếu tố: Kinh tế, văn hóa, xã
hội là trọng tâm của hợp tác Asean. Các mục tiêu chung nêu trong Tuyên bố tập trung
vào các lĩnh vực này. Chỉ có một mục tiêu đề cập đến phần nào hợp tác chính trị – an
ninh bằng cụm từ “góp phần thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng
công lí và nguyên tắc lập pháp”. Tuy nhiên, thực tiễn lại cho thấy chính hợp tác chính
trị – an ninh mới là động lực để Asean ra đời. Như phát ngôn của Bộ trưởng Ngoại
giao Indonesia Adam Malik (1974): “ Mặc dù Asean là một tổ chức ra đời nhằm thúc
đẩy hợp tác kinh tế, xã hội và văn hóa, và cũng không nghi ngờ đây là những lĩnh vực hợp tác trọng tâm. Tuy nhiên chính mối quan tâm về an ninh và lo lắng về chính trị mới là động lực chủ yếu để 5 nước Đông Nam Á hội nhập vào Asean”.
Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập và là nước xếp thứ 2 về dân số, thứ 4 về diện tích ở Đông Nam Á. Do vậy, Việt Nam luôn là một nhân tố quan trọng đối với
hòa bình, ổn định ở khu vực. Việc đảm bảo chính trị – an ninh ở Đông Nam Á không
thể thực hiện được nếu thiếu vắng thành viên Việt Nam. Bước sang thập kỉ 90 của thế kỉ XX, để đối phó có hiệu quả với những thách thức nổi lên của thời kì hậu chiến tranh lạnh, trong khi Asean buộc phải điều chỉnh chiến lược thì các nước này càng cần phải tính tới vai trò, vị trí của Việt Nam trong quá trình điều chỉnh đó.
Chiến tranh lạnh kết thúc, Asean có nhu cầu phải tạo ra một hình ảnh mới ở khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và
trường buôn bán. Việc mở rộng Asean, kết nạp thêm thành viên mới, thúc đẩy liên kết
toàn khu vực là nằm trong tính toán này. Quá trình kết nạp và hội nhập thuận lợi của
Việt Nam vào Hiệp hội là một bước khởi đầu quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho quyết tâm tiếp tục mở rộng tổ chức của Asean. Asean nhận thấy sức mạnh của Hiệp hội được tăng cường trên các phương diện an ninh, chính trị và kinh tế nếu kết nạp Việt Nam.
Việc Việt Nam gia nhập Asean đã biến ước mơ và ý tưởng về xây dựng Asean
thành một khối thống nhất với tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, được đề
cập trong “Tuyên bố Băng Cốc 1967”: “Mong muốn xây dựng một nền tảng vững chắc cho hành động chung nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực ở Đông Nam Á trên tinh thần
bình đẳng và hợp tác để góp phần vào hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng ở khu vực” đã
trở thành hiện thực. Đây cũng là sự kiện chấm dứt đối đầu giữa hai khối Asean và Đông Dương được hình thành dưới thời Chiến tranh lạnh, mở ra thời kì mới của sự hợp tác hữu nghị láng giềng và hội nhập khu vực, củng cố địa vị của Asean trên trường quốc tế. Với tư cách là tổ chức của tất cả các nước trong khu vực, Asean không chỉ lớn mạnh về số lượng, mà còn cả ý chí và lòng quyết tâm của tất cả thành viên, trong đó
có Việt Nam. Việc Việt Nam tham gia vào Asean đã và đang tạo môi trường thuận lợi
hơn cho đất nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế và hội nhập có hiệu quả vào hệ thống toàn cầu.
Sự tham gia của Việt Nam đã mở đầu quá trình hình thành một Asean bao gồm tất cả 10 nước Đông Nam Á, mở ra một thời kì mới trong quan hệ giữa các nước trong
khu vực, cùng phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác hữu nghị để phát triển. Từ khi
tham gia Asean, Việt Nam đã duy trì thúc đẩy các xu hướng tích cực trong Asean, ngăn ngừa, hạn chế xu hướng tiêu cực; góp phần nâng cao uy tín, sức mạnh và vị thế quốc tế của Asean, tạo lập một hình ảnh Asean năng động, thống nhất trên trường quốc tế. Ngay từ khi chưa gia nhập Asean, Việt Nam đã kí Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC, còn gọi là Hiệp ước Bali, 1992). TAC được coi là “Bộ luật ứng xử” giữa các nước Đông Nam Á với nhau, chứa đựng những nguyên tắc cơ bản và là cơ sở để đẩy mạnh sự hợp tác, thân thiện và hữu nghị trong Asean. Asean muốn thúc đẩy
TAC trở thành “Bộ luật ứng xử” cho cả quan hệ giữa Asean với các nước ngoài khu
vực, coi đó như một công cụ ngoại giao cho việc xây dựng lòng tin và thực hiện ngoại
ngoài Asean tham gia TAC (nghị định thư này đã có hiệu lực từ ngày 28 – 11 – 2000). Việt Nam đã đóng góp tích cực trong việc đưa TAC từ bộ quy tắc ứng xử trong quan hệ giữa các nước khu vực trở thành bộ quy tắc ứng xử giữa các nước Asean với các nước ngoài khu vực. Từ năm 1998 đến năm 2000, Việt Nam đã cùng các nước Asean soạn thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng tối cao của Hiệp ước TAC trên cơ sở giữ vững những nguyên tắc của Hiệp hội. Nội dung chính của Quy chế là Hội đồng chỉ tiếp nhận giải quyết những tranh chấp có thể ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực, được các bên liên quan trực tiếp đồng ý, chỉ đóng vai trò trung gian hòa giải giúp
các bên tranh chấp giải quyết (không có biện pháp cưỡng chế) và mọi quyết định dựa
trên nguyên tắc nhất trí. Việt Nam đã tham gia việc soạn thảo Quy chế hoạt động của
Hội đồng tối cao để đưa Hội đồng tối cao TAC vào hoạt động, thể hiện quyết tâm của
Asean nhằm tăng cường lòng tin trong khu vực. Trong hoạt động của Hội đồng tối cao,
Việt Nam luôn chú ý tới việc đảm bảo tôn trọng và duy trì các nguyên tắc cơ bản và truyền thống của Asean, nhất là nguyên tắc “đồng thuận” và “không can thiệp vào công việc nội bộ” và duy trì được vai trò chủ đạo của Asean, tránh biến Hội đồng
thành một “Tòa án tiểu khu vực”.
Việt Nam đã nỗ lực thực hiện tốt trách nhiệm của một quốc gia thành viên, đồng thời có những đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển của Asean. Việt Nam đã
góp phần tích cực vào việc thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Myanmar và Campuchia
vào Asean, hình thành một khối Asean thống nhất, quy tụ tất cả 10 quốc gia Đông
Nam Á, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử hình thành và
phát triển của Asean. Tại Hội nghị ASEM – 5 được tổ chức tại Hà Nội (tháng 10 –
2004) Việt Nam đã thuyết phục được các đối tác EU chấp thuận kết nạp Myanmar,
một trong 3 thành viên mới của Asean vào ASEM. Điều này góp phần duy trì sự thống
nhất và hòa thuận trong Asean. Lần đầu tiên sau mấy thập kỉ xung đột và đối đầu, các
nước láng giềng ở Đông Nam Á đã bước qua được những lớp rào cản, cùng bắt tay hợp tác xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong một tổ chức rộng lớn trong khu vực. Đây cũng là một mục tiêu mà những người sáng lập Asean đã đề ra ngay từ đầu và phải mất gần ba thập kỉ sau mới thực hiện được.
Asean phải trải qua một thời kì đầy sóng gió do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997. nhiều nước thành viên lâm vào tình cảnh khó khăn không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị. Uy tín và vai trò của Asean suy giảm
đáng kể. Trong bối cảnh đó, Việt Nam được phân công tổ chức Hội nghị cấp cao
Asean 6 (Hà Nội, 1998), một hoạt động có tầm quan trọng bậc nhất của Asean. Mặc dù
có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh nghiệm tham gia Asean chưa nhiều, trình độ
và kiến thức của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, song với tinh thần trách nhiệm và quyết
tâm cao, Việt Nam đã làm hết sức mình để Hội nghị Cấp cao Asean 6 thành công rực
rỡ với việc thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA), gồm các biện pháp cụ thể và định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp hội trong giai đoạn 6 năm, nhằm thực hiện Tầm nhìn Asean 2020.
Việt Nam đã góp phần tăng cường và củng cố đoàn kết trong Asean. Điều này thể hiện rõ trong chủ đề của Hội nghị Asean 6: “Đoàn kết, hợp tác vì một Asean hòa bình, ổn định, phát triển đồng đều”. Chủ đề này được đưa ra đúng vào lúc Asean đang
lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực tồi tệ nhất, giúp cho Asean vượt
qua được nguy cơ chia rẽ nghiêm trọng, duy trì được đoàn kết, nhất trí trên hầu hết các vấn đề phức tạp, các vấn đề kinh tế, tài chính, xã hội, củng cố hình ảnh của Hiệp hội. Hội nghị cũng đạt được quyết định quan trọng là kết nạp Campuchia trở thành thành viên thứ 10, hoàn thành ý tưởng một Asean – 10. Thành công của Hội nghị đã góp phần quan trọng vào việc củng cố lại đoàn kết, hợp tác nhằm khôi phục vị thế của
Asean sau khủng hoảng.
Từ tháng 7 – 2000 đến 7 – 2001, Việt Nam lại đảm nhận cương vị Chủ tịch Ủy ban thường trực Asean (ASC) khóa 34 và đã tổ chức thành công một loạt Hội nghị cấp bộ trưởng quan trọng của Asean tại Hà Nội năm 2001. Ở cương vị Chủ tịch ASC, Việt Nam đã chủ động hướng hoạt động của Hiệp hội vào những ưu tiên hiện nay là thu hẹp khoảng cách phát triển và giúp đỡ các nước thành viên mới tăng cường khả năng liên kết khu vực. Việc xác định chủ đề của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Asean lần 34
(AMM – 34) là vì một Asean “ổn định, đoàn kết, tăng cường liên kết và mở rộng hợp
tác với bên ngoài” do Việt Nam nêu lên đã được các nước Asean và các bên đối thoại của Asean hoan nghênh. Đặc biệt, Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp hoảng cách phát triển
thông qua tại AMM – 34 tại Hà Nội (2001) đã mang đậm dấu ấn Việt Nam, vừa đáp
ứng nhu cầu của Asean muốn tăng cường liên kết nội khối, vừa phục vụ thiết thực nhu cầu vươn lên, phát triển theo kịp nước trong Asean của bốn nước thành viên mới
Quan hệ Việt Nam – Asean đã phát triển nhanh chóng trên mọi lĩnh vực. Về chính trị, Việt Nam tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên
khác trên các diễn đàn quan trọng: Hội nghị Bộ trưởng Asean (AMM), Diễn đàn khu
vực Asean (ARF)…
Là một trong những nước sáng lập Diễn đàn Khu vực Asean (ARF), Việt Nam
luôn duy trì vai trò đầu tàu của Asean trong ARF – diễn đàn duy nhất để các nước khu
vực và các nước lớn cùng nhau đối thoại về các vấn đề chính trị - an ninh, bảo đảm
hòa bình, ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và
phát triển ở khu vực. Việt Nam đã góp phần xây dựng ARF trở thành một diễn đàn
quan trọng đối thoại về an ninh khu vực, kiên trì đấu tranh giữ vững tính chất và các
nguyên tắc của Diễn đàn và duy trì vai trò chủ đạo của Asean. Khi đưa ra quyết sách
về các vấn đề trọng đại, nhất là những vấn đề liên quan đến định hướng phát triển tương lai của Hiệp hội, tiếng nói của Việt Nam luôn được các bạn lắng nghe và nể trọng. Qua việc tham gia Diễn đàn Khu vực ARF, Việt Nam đã góp phần tạo không khí và phương thức đối thoại thích hợp về các vấn đề an ninh – chính trị nhạy cảm; đóng góp vào việc tăng cường hiểu biết và củng cố lòng tin. Asean đang chịu sức ép lớn về việc chuyển sang giai đoạn sau (ngoại giao phòng ngừa) và vai trò đầu tàu đang bị thách thức. Việt Nam đã cùng các nước Asean đấu tranh giữ vững được các nguyên tắc then chốt là: Asean phải đóng vai trò chủ chốt và là động lực chính của Diễn đàn
ARF là một quá trình tiệm tiến với bước đi phù hợp với tất cả các bên trên cơ sở đồng
thuận, tự nguyện. Bên cạnh đó, với vai trò chủ tịch ARF, Việt Nam đã chủ động hướng
các hoạt động của Diễn đàn theo đúng tính chất “đối thoại”, tăng cường xây dựng lòng
tin, đồng thời cũng có những bước đi thích hợp để phát huy vai trò Chủ tịch. Chính vì vậy trong nhiệm kì Chủ tịch của Việt Nam, tiến trình ARF tiếp tục tiến triển với việc thông qua một số tài liệu quan trọng như các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch ARF, quy chế đăng kí chuyên gia ARF và Tài liệu về khái niệm và nguyên tắc của ngoại giao phòng ngừa.
Việt Nam đã tích cực đấu tranh góp phần duy trì những nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, nhất là nguyên tắc “đồng thuận” và “không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác”. Việt Nam đã tích cực tham gia các cuộc thảo luận, đóng góp thực chất
vào những vấn đề lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với tương lai phát triển của Hiệp hội,
đến ký kết Hiến chương Asean (tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 13, tháng 11/2007 tại
Singapore), Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng về nội dung, đưa ra một số
sáng kiến, đồng thời thể hiện vai trò là một thành viên năng động, trách nhiệm được
các thành viên Asean và các nước đối thoại đánh giá cao. Việt Nam cũng thể hiện rõ vai trò là một nhân tố quan trọng góp phần giữ vững các nguyên tắc cơ bản, định hướng phát triển đúng của Asean, duy trì và tăng cường đoàn kết, nhất trí trong Hiệp hội. Sự tham gia tích cực của Việt Nam trong quá trình soạn thảo Hiến chương đã góp phần không nhỏ để Hiến chương được hoàn tất và ký kết với những nội dung cơ bản
và toàn diện, đúc kết và hệ thống hóa những mục tiêu, nguyên tắc cơ bản và thỏa thuận
đã có của Asean và cập nhật một số nội dung cho phù hợp với tình hình mới. Hiến chương cũng đã thể hiện khá cân bằng và dung hòa quan điểm và lợi ích của cơ bản của các nước thành viên, phản ánh sự "thống nhất trong đa dạng" của Asean. Sau khi Hiến chương được ký kết, Việt Nam là một trong những nước sớm phê chuẩn Hiến chương (Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký phê chuẩn Hiến chương ngày 6 – 3 –
2008) và tích cực tham gia các hoạt động chung của Asean trong việc tiến hành các
công tác chuẩn bị cho Hiến chương có hiệu lực, nhất là xây dựng Quy chế hoạt động
của các cơ quan mới của Asean; tham gia tích cực các hoạt động của Nhóm đặc trách
(HLP) và soạn thảo Điều khoản tham chiếu của Cơ quan nhân quyền Asean và Nhóm
chuyên gia pháp lý (HLEG).
Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của Asean và “phương thức Asean” để giải quyết các khác biệt, góp phần khẳng định và nâng cao vai trò của Hiệp hội trong khu vực, nhất là khi Asean đang đứng trước nhiều sức ép từ bên ngoài. Nhấn mạnh yêu cầu thu hẹp khoảng cách
phát triển, giúp đỡ các nước thành viên có trình độ phát triển thấp hội nhập nhanh và
hiệu quả hơn vào hợp tác khu vực theo Chương trình IAI do Việt Nam đưa ra. Với sự
tham gia tích cực và hiệu quả của Việt nam, trong thời gian gần đây, ASEAN tiếp tục
đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình liên kết khu vực. Sau khi hoàn tất công tác soạn thảo (2008) các kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng chính trị - an ninh và Cộng đồng Văn hóa – xã hội cùng với Khuôn khổ chiến lược về Sáng kiến liên kết