Thực tiễn hoạt động khai thác, chuyển giao QTG ở Việt Nam thể hiện qua các mặt như sau:
Đăng ký, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan của chủ sở hữu quyền
Sau khi Luật SHTT 2005 được ban hành, số lượng tác phẩm, đối tượng quyền liên quan được chuyển giao phổ biến đến công chúng được tăng lên theo từng năm Năm 2007, có 3230 tác phẩm và đối tượng quyền liên quan được đăng ký cấp Giấy chứng nhận. Năm 2008, có 4922 tác phẩm và đối tượng quyền liên quan được đăng ký cấp Giấy chứng nhận.Số lượng tác phẩm, đối tượng quyền liên quan được chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đến đăng ký ước tính chiếm khoảng 70%. Các tác phẩm đã và đang được khai thác, chuyển giao một cách có hiệu quả, thông qua đó mang lại lợi ích đáng kể cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức cá nhân khai thác sử dụng và công chúng hưởng thụ, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hoá phát triển [15].
Việc uỷ thác của chủ sở hữu quyền cho các tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan
Hiện nay, hệ thống tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam đã được hình thành và đang đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện có các tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan đáng chú ý là: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt nam và Trung tâm quyền tác giả văn học. Đến năm 2009, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã có 1300 thành viên uỷ thác cho Trung tâm quản lý, thu tiền bản quyền từ việc khai thác sử dụng các tác phẩm của
thành viên. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam đã có 35 thành viên uỷ thác cho Hiệp hội quản lý, thu tiền bản quyền từ việc khai thác sử dụng các bản ghi âm, ghi hình của thành viên. Trung tâm quyền tác giả văn học đã có 2040 thành viên uỷ thác cho Trung tâm quản lý, thu tiền từ việc khai thác sử dụng tác phẩm văn học của các thành viên [15].
Chuyển giao quyền tác giả trong hoạt động xuất bản.
Hiện nay, đã có một số lượng khá lớn đầu sách của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao cho nhà xuất bản khai thác sử dụng để xuất bản, công bố phổ biến đến công chúng. Năm 2007 có gần 27 ngàn đầu sách được xuất bản, công bố; năm 2008 có gần 19 ngàn đầu sách được xuất bản, công bố [15].
Những số liệu kể trên đã phần nào cho chúng ta thấy được hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả đang không ngừng phát triển và mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước. Nhưng cũng chính từ hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả đã và đang phát sinh những nhiều vấn đề tranh chấp giữa các chủ thể liên quan đến QTG, bắt buộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật. Muốn làm được điều này, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về những bất cập trong quy định của pháp luật và các vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng.
2.2.2. Những vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
2.2.2.1. Bất cập trong quy định của pháp luật
Mặc dù hệ thống pháp luật của Việt Nam đã có những quy định nhằm quản lý hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả thông qua hợp đồng CNQTG, nhưng thực tiễn thực hiện vẫn còn tồn tại khá nhiều vướng mắc xuất phát từ hạn chế của quy định pháp luật, gây khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên khi tham gia hợp đồng, đó là:
Thứ nhất, sự thiếu thống nhất về tên gọi của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
Điều 46 LSHTT hiện hành quy định rõ ràng về tên gọi của hợp đồng CNQTG, nhưng BLDS 2005 lại không có một điều khoản nào nhắc đến tên hợp đồng CNQTG, ngay cả điều 743 BLDS cũng chỉ để cập đến loại hợp đồng có tính “họ hàng” với hợp đồng CNQTG đó là “hợp đồng chuyển giao
quyền tài sản thuộc quyền tác giả”.
Như đã phân tích ở trên, đối tượng của hợp đồng CNQTG bao gồm cả quyền nhân thân có thể chuyển giao (quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm - khoản 3 Điều 19 LSHTT) và các quyền tài sản (Điều 20 LSHTT), nhưng quy định tại Điều 743 BLDS 2005 lại chỉ nói về chuyển giao quyền tài sản của quyền tác giả. Mặt khác, trong Điều 743 BLDS lại có sự mâu thuẫn giữa tên gọi và nội dung của nó.
Cụ thể, tên gọi của Điều 743 BLDS 2005 là “hợp đồng chuyển giao quyền
tài sản thuộc quyền tác giả” thế nhưng ở câu thứ hai của điều này lại viết: “Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả phải được lập thành văn bản”. Như vậy có sự
không ăn khớp giữa tên gọi và nội dung điều khoản [3, Điều 743].
Có thể thấy, hai khái niệm “hợp đồng chuyển giao quyền tác giả” và “hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả” là hai khái niệm không đồng nhất với nhau. Nếu như việc chuyển giao quyền tác giả chỉ dừng lại ở việc chuyển giao các quyền tài sản (Điều 20 LSHTT), thì hai tên gọi này có thể thay thế cho nhau, tuy nhiên nếu việc chuyển giao bao gồm cả việc chuyển giao quyền công bố tác phẩm thì không thể dùng tên gọi hợp đồng
chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả được vì quyền công bố này vẫn
được quy định là quyền nhân thân (khoản 3, Điều 19 LSHTT) chứ không phải là quyền tài sản.
Mặt khác, hợp đồng chuyển giao quyền tác giả lại là tên gọi chung của hai loại hợp đồng nữa đó là hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả (đối tượng của đề tài
nghiên cứu này) và hợp đồng sử dụng quyền tác giả. Hai loại hợp đồng này cũng khác nhau về bản chất pháp lý cũng như mục đích thực tiễn .
Như vậy, từ Điều 46 LSHTT hiện hành đến điều 743 BLDS 2005 đã có một sự không thống nhất về tên gọi của các loại hợp đồng, điều này khiến cho các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng không thể tìm được một cách gọi thống nhất, dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm các cơ sở pháp lý nhằm hỗ trợ bản thân trong giao kết và thực hiện hợp đồng cũng như bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ hai, chưa có quy định cụ thể về việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 LSHTT hiện hành, việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng CNQTG được áp dụng theo quy định của BLDS 2005.
Quy định này xuất phát từ quan điểm của các nhà làm luật cho rằng, hợp đồng CNQTG về bản chất là một dạng của hợp đồng dân sự, do đó các quy định của BLDS về việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng được áp dụng để điều chỉnh cho tất cả các quan hệ hợp đồng nên LSHTT hiện hành không cần thiết phải quy định thêm về vấn đề này.
Tuy nhiên, hợp đồng CNTG là một loại hợp đồng có đối tượng đặc thù là tài sản vô hình nên quá trình giao dịch có sự khác biệt với các loại tài sản vật chất hữu hình thông thường. Do đó, việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng cũng có sự khác biệt với hợp đồng dân sự.
Ví dụ 1: A và B lập hợp đồng mua bán xe đạp ASAMA, A giao xe cho
B, nhưng B không trả tiền đúng thời hạn. A chấm dứt hợp đồng với B, buộc B trả lại chiếc xe, nếu xe có hư hỏng thì B phải bồi thường.
Ví dụ 2: A và B lập hợp đồng chuyển nhượng quyền nhập khẩu và phân
phối phần mềm máy tính X. A đã giao phần mềm cho B, nhưng B không chịu trả tiền. A chấm dứt hợp đồng, và nếu trường hợp này A yêu cầu B trả lại phần mềm X thì A vẫn là người chịu thiệt hại, bởi lẽ trong thời gian đó, B đã
đánh cắp các dữ liệu thiết kế của phần mềm X đó. Việc B trả lại cho A phần mềm X theo nguyên tắc “các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” của BLDS cũng không thể bảo vệ quyền lợi được cho A.
Như vậy, việc quy định tại khoản 2 Điều 46 LSHTT hiện hành là chưa hợp lý. Điều này sẽ khiến cho các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng CNQTG lúng túng khi không biết phải căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng cho phù hợp, điều này vô tình dẫn đến những phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp trong thực tế bởi sự thỏa thuận chỉ mang tính chủ quan cá nhân.
Chính vì vậy, cần có quy định lại một cách cụ thể, chi tiết và có hệ thống hơn đối với khoản 2 Điều 46 LSHTT hiện hành để giúp các chủ thể tham gia hợp đồng CNQTG biết được rõ những công việc của mình cần phải làm khi thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng, vừa giảm thiểu những tranh chấp phát sinh trong thực tế, vừa bảo vệ được quyền lợi của các bên khi tham gia hợp đồng.
Thứ ba, thiếu quy định cụ thể về quyền cho phép công bố tác phẩm trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm.
BLDS 2005 và LSHTT hiện hành cũng như các văn bản dưới luật vẫn còn bỏ ngỏ, không quy định rõ ràng, cụ thể về trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có được quyền chuyển giao quyền công bố tác phẩm của mình cho người khác hay không. Do đó trong thực tế có nhiều quan điểm đối lập về vấn đề này. Cụ thể có 2 luồng quan điểm:
Quan điểm thứ nhất: tác giả không phải là chủ sở hữu tác phẩm không
được chuyển giao quyền công bố tác phẩm cho người khác. Quan điểm này cho rằng tác giả không phải là chủ sở hữu tác phẩm chỉ có các quyền nhân thân không thể chuyển giao tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 19 Luật SHTT hiện hành. Còn quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác
công bố tác phẩm lại thuộc về chủ sở hữu tác giả, việc tác giả cho phép người khác công bố tác phẩm đã xâm hại đến quyền sở hữu đối với quyền năng này của chủ sở hữu tác phẩm.
Quan điểm thứ hai: tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm vẫn
có quyền cho phép người khác công bố tác phẩm của mình sau khi thông báo cho chủ sở hữu tác phẩm biết. Mặc dù không phải là chủ sở hữu tác phẩm, nhưng tác giả vẫn có quyền độc lập trong việc công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu tác phẩm có thỏa thuận khác [10, tr. 403].
Trong 2 quan điểm nói trên, tác giả cho rằng quan điểm thứ 2 là phù hợp hơn cả. Bởi những lí do sau: Công bố tác phẩm là việc đưa tác phẩm đến với công chúng bằng nhiều cách thức khác nhau. Nếu trường hợp chủ sở hữu tác phẩm không chịu công bố tác phẩm, thì tác phẩm của tác giả sẽ không thể phục vụ công chúng. Do đó, tác giả không phải là chủ sở hữu tác phẩm hoàn toàn có quyền cho người khác công bố tác phẩm của mình nếu như có sự thông báo cho chủ sở hữu tác phẩm.
Cần quy định rõ hơn về nội dung này để tránh những tranh chấp phát sinh trong việc công bố tác phẩm giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, chủ thể được tác giả chuyển giao quyền công bố tác phẩm và chủ thể được chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao quyền công bố tác phẩm.
Thứ tư, chưa có quy định về hình thức chuyển nhượng độc quyền hay không độc quyền đối với quyền tác giả.
Vấn đề chuyển nhượng độc quyền (Exclusive License Agreement) và
chuyển nhượng không độc quyền(Non-Exclusive License Agreement) là vấn đề được các chủ thể quan tâm khi xác lập hợp đồng.
Tuy nhiên pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về vấn đề này. Có thể thấy Luật SHTT hiện chỉ quy định về chuyển giao độc quyền,
không độc quyền đối với đối tượng là quyền sở hữu Công nghiệp [5, Điều 143] và quyền đối với giống cây trồng [5, Điều 193.1] còn đối với quyền tác giả thì pháp luật vẫn còn bỏ ngỏ. Do đó trong thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng CNQTG đã có rất nhiều tranh chấp phát sinh. Cụ thể:
Trong lĩnh vực âm nhạc, điển hình là trường hợp tranh chấp giữa ca sĩ Thanh Thảo và ca sĩ Hiền Thục xung quanh bài hát Cô đơn mình em. Ca khúc Cô đơn mình em đã được Thanh Thảo nhận chuyển nhượng độc quyền từ nhạc sĩ Phương Uyên với giá 500 USD bằng hình thức "sang tay", nhưng sau đó lại thấy Hiền Thục thể hiện. Theo Hiền Thục, nhạc sỹ Phương Uyên đã cho phép cô hát với điều kiện không thu âm, ghi hình nên cô hoàn toàn không biết việc nhạc sỹ Phương Uyên chuyển nhượng độc quyền ca khúc này cho ca sỹ Thanh Thảo [13].
Hoặc trường hợp vụ việc nhạc sĩ Phạm Việt Hoàng chuyển nhượng độc quyền bài hát “Còn một chút gì để nhớ” cho nhóm The Men. Sau đó, thấy nhóm The Men không sử dụng, nên nhạc sỹ này đã đổi tên bài hát thành “Tình yêu đầu tiên” và tiếp tục chuyển nhượng độc quyền cho ca sỹ Đan Trường [13].
Trong lĩnh vực văn học, xảy ra vụ việc tranh chấp quyền phát hành bản
Tiếng Việt cuốn sách “Năm ngôn ngữ tình yêu” (The Five Love Languages) của tác giả Gary Chapman được NXB Moody, Hoa Kỳ giữa hai đơn vị, đó: NXB Trẻ liên kết xuất bản với Công ty TNHH Trí Việt và NXB Thanh niên liên kết xuất bản với Công ty TNHH Kim An Đông [17].
NXB Thanh niên cấp quyết định xuất bản: 411/CN/TN cho Kim An Đông dựa trên “Hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng không độc quyền số 7464” (Non - Exclusive License Agreement # 7464) Moody và Tổ chức
Vietnam Ministries, Ins -VMI (Văn phẩm nguồn sống-tại Mỹ) ký ngày 19/12/2001 và có giá trị đến ngày 31/12/2011 [17].
Tương tự, Công ty TNHH Trí Việt ký với Moody “Hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng không độc quyền số 9635” (Non - Exclusive License Agreement #9635) ngày 23/8/2008 và có giá trị đến ngày 31/12/2013. Sau đó, quyết định xuất bản của Công ty Trí Việt do NXB Trẻ cấp mang số 113B/QĐ-Tre [17].
Cả hai hợp đồng này đều có giá trị pháp lý và đang còn hiệu lực pháp lý trong thời điểm hai bên đang tranh chấp. Nhưng điều quan trọng nhất nằm ở điều 4 của hợp đồng của hai bên đều ghi: “Không được chỉ định hoặc chuyển giao các quyền này cho một bên thứ ba mà không được phép bằng văn bản của người giữ bản quyền, cũng không được xuất bản công trình trên đây dưới hình thức in ấn nào khác với bản gốc”. Nếu căn cứ vào tên của hai loại hợp đồng thì cuốn sách “5 ngôn ngữ tình yêu” đều được chuyển nhượng dưới dạng không độc quyền, do đó các bên nhận chuyển nhượng ở Việt Nam hoàn toàn có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba để in ấn, phát hành và khai thác, nhưng điều 4 của hợp đồng này lại không cho phép chuyển nhượng các quyền đã được chuyển giao cho bên thứ ba khi không được sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm [17].
Như vậy, lỗi chính ở đây thuộc về NXB Moody khi một bản quyền lại bán cho hai đối tác xuất bản nhưng lại soạn thảo hợp đồng mâu thuẫn giữa nội dung và tên gọi của hợp đồng dẫn đến các đối tác nhận chuyển nhượng hiểu không chính xác về các quyền và nghĩa vụ của mình, ngay cả khi có thư gửi ông Frederich J Rudy - đại diện bản quyền của NXB Moodyđể tìm hiểu thêm vụ việc và giải thích vì sao lại có chuyện ký hai hợp đồng thì NXB này im lặng, không có bất phản hồi rõ ràng nào [17].
Đồng thời, xuất phát từ việc hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã không có quy định những chi tiết về các nội dung liên quan đến chuyển