Bảng 2.14 Chi tiết nguồn kinh phí chuyển sang năm sau

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính trường cao đẳng cộng đồng kiên giang luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 92)

♦ Nguồn thu ngòai Ngân sách Nhà nước

Bảng 2.6: Các nguồn thu ngòai Ngân sách Nhà nước

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Nguồn thu học phí 5.399 11.260 12.072 Nguồn thu dịch vụ 5.226 5.296 8.779 Nguồn thu sự nghiệp khác 193 154 150

Tổng nguồn thu 10.818 16.710 21.001

Nguồn thu học phí 49,9 67,4 57,5 Nguồn thu dịch vụ 48,3 31,7 41,8 Nguồn thu sự nghiệp khác 1,8 0,9 0,7

Cơ cấu nguồn thu ( % ) 100 100 100

Nguồn: Báo cáo quyết tóan năm 2012, 2013, 2014 của Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang.

Qua số liệu tại bảng 3.5 nguồn thu ngoài NSNN của Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang gồm các khỏan thu sau :

- Thu học phí: Thu học phí của sinh viên, học viên thuộc các hệđào tạo chính quy theo khung học phí do nhà nước quy định. Thu học phí của sinh viên thuộc các loại hình đào tạo không chính quy (như đào tạo tại chức, văn bằng hai, hoàn chỉnh kiến thức) theo khung học phí do nhà nước quy định.

Trong những năm qua chính sách học phí của Nhà nước đã được điều chỉnh, tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP mức điều chỉnh tăng dần qua mỗi năm khỏang 20 - 25%. Mức học phí quy định đối với đào tạo hệ Trung cấp, hệ Cao đẳng tại Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang được công bốnhư sau:

45

Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015

Học phí trung cấp chuyên nghiệp 3,8 Học phí Cao đẳng chính quy 3,3 4,1 4,4 Học phí Cao đẳng vừa VLVL 4,9

Nguồn:Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang

Nguồn thu học phí của Trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu ngòai NSNN và có xu hướng tăng dần qua các năm là một xu hướng tất yếu trong qúa trình Nhà nước giao quyền tự chủ cho Trường. Cụ thể nguồn thu này năm 2012 chiếm tỷ lệ 49,9% với số tiền 5.399 triệu đồng, năm 2013 tỷ lệ 67,4% với số tiền 11.260 triệu đồng và đến năm 2014 đạt tỷ lệ 57,5% với sồ tiền 12.072 triệu đồng, điều này thể hiện nhà trường không ngừng mở rộng quy mô đào tạo và với nguồn thu học phí tăng giúp cho trường chủ động trong việc đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên.

Bên cạnh đó, do nguồn thu học phí chủ yếu của trường từ nguồn đào tạo chính quy trong những năm tới khi có sự cạnh tranh giữa các trường về hệ đào tạo chính quy hay khi nhà nước chủ trương miễn, giảm học phí phí đây là điều thực sự khó khăn cho trường trong việc tựcân đối thu chi.

Hình 2.6. Cơ cấu nguồn thu ngòai Ngân sách Nhà nước

Nguồn: Báo cáo quyết tóan năm 2012, 2013, 2014 của Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang.

46

- Thu dịch vụ: Thu từ liên kết đào tạo với các Trường đại học; các hoạt động cung ứng dịch vụ, khai thác cơ sở vật chất; Thu do cán bộ, giảng viên của Trường tham gia các hoạt động dịch vụ với bên ngoài; thu thanh lý tài sản, thu cho thuê mặt bằng, các dịch vụ giữxe, căn tin.

Các nguồn thu từ dịch vụ sẽ tạo điều kiện cho trường mở rộng đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất và cải thiện thu nhập của cán bộ viên chức trong trường. Tăng cường khai thác nguồn thu từ dịch vụ là một trong những chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính tự chủ về tài chính và đảm bảo sự bền vững về nguồn tài chính của nhà trường.

Tại bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu ngòai Ngân sách của trường chiếm tỷ lệ bình quân trong 03 năm khỏang 40%. Hàng năm nguồn thu từ dịch vụ điều tăng, cụ thể năm 2012 thu 5.226 triệu đồng đến năm 2014 thu được 8.779 triệu đồng tăng 68% so với năm 2012. Nếu không tính số thu của năm trước chuyển sang thì tỷ lệ tăng khỏang 58%. Qua nghiên cứu thấy nguồn thu từ dịch vụ của trường chủ yếu là thu liên kết đào tạo các Trường đại học, dịch vụ giữxe, căn tin còn thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ, khai thác cơ sở vật chất; thu do cán bộ, giảng viên của Trường tham gia các hoạt động dịch vụ với bên ngoài thì rất ít.

- Thu sự nghiệp khác: Cho sinh viên thuê ở ký túc xá , nguồn thu này rất hạn chế chiếm tỷ trọng dao động trong khoảng 0,7% đến 1,8 % trong tổng nguồn thu ngòai Ngân sách Nhà nước.

Qua phân tích như trên, nguồn thu học phí, thu dịch vụ là hai nguồn thu quan trọng và chiếm tỷ trọng tòan bộ trong tổng thu ngòai Ngân sách của Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang, điều này cho thấy trường ngày càng phải dựa vào nguồn thu học phí, thu dịch vụ là chủ yếu đểđảm bảo nhu cầu chi hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên mức thu học phí trong những năm qua có thay đổi và tăng nhưng vẫn chưa nhiều điều này gây khó khăn cho trường trong đảm bảo kinh phí họat động thường xuyên, trong việc xây dựng cơ sơ vật chất và mua sắm trang thiết phụ vụ cho việc giảng dạy. Đến năm 2014 nguồn thu ngòai Ngân sách Nhà nước của Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang trung bình chiếm khỏang 43,6% trong tổng nguồn thu của Trường. Trong thời gian tới đòi hỏi phải thực hiện công tác quản lý hiệu quả các nguồn lực tài chính bao gồm nguồn thu từ NSNN, nguồn thu ngòai NSNN và nguồn

47

thu khác nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho trường được duy trì và phát triển theo hướng bền vững.

3.2.4.2. Thực trạng chi và quản lý chi

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụđào tạo của nhà trường, trước hết, nhà trường phải phát huy tác dụng, đảm bảo tính kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí trong chi tiêu của nguồn tài chính đầu tư phục vụ cho công tác đào tạo. Nguồn tài chính dù nhiều nhưng sử dụng không hợp lý, quản lý không chặt chẽ sẽ không tăng cường được hiệu quả. Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang là đơn vị tự chủ một phần kinh phí họat động thường xuyên. Trong những năm qua Trường đã tổ chức tổ quản lý tốt các nguồn chi từ NSNN cấp và nguồn thu Ngòai sách như các khỏan thu học phí, họat động dịch vụ…Các khỏan chi của Trường được thưc hiện theo các văn bản hướng của Nhà nước, được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của Trường. Tại bảng 3.6 tổng chi của Trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang ta thấy có hai khỏan chi chiếm tỷ trọng lớn đó là nguồn chi thường xuyên chiếm tỷ trọng từ 28%-59,5%; nguồn không thường xuyên chiếm tỷ trọng từ 28,3%-49,% trong tổng chi. Việc chỉ lập các qũy tại trường cao Đẳng cộng đồng kiên Giang chiếm tỷ trọng thấp và chưa ổn định qua từng năm. Ở đây có một khỏan chi chiếm một tỷ trọng tương đối lớn từ 7,8%- 22,7% trong tổng chi đó là chi chuyển nguồn sang năm sau khỏan chi này sẽ được phân tích ở phần sau.

Bảng 2.7: Tổng chi của Trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang

Đơn vị tính: triệu đồng

Tên khỏan chi 2012 2013 2014

Chi thường xuyên 11.331 11.931 24.180 Chi không thường xuyên 14.796 21.021 11.723

Chi lập các qũy 710 1.600

Chuyển nguồn sang năm sau 3.241 9.658 3.158

Tổng chi 30.078 42.610 40.661

Chi thường xuyên 37,6 28 59,5

Chi không thường xuyên 49,3 49,3 28,8

48

Chuyển nguồn sang năm sau 10,7 22,7 7,8

Cơ cấu nguồn chi % 100 100 100

Nguồn: Báo cáo quyết tóan năm 2012, 2013, 2014 của Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang.

♦ Quản lý Chi thuờng xuyên

Nguồn chi các hoạt động thường xuyên của các trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang bao gồm các nguồn sau: Nguồn NSNN cấp chi thường xuyên, nguồn thu học phí, nguồn thu hoạt động dịch vụ, nguồn thu sự nghiệp khác trừ đi phần lập các qũy và chuyển nguồn sang năm sau.

Bảng 2.8: Chi thường xuyên Trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang

Đơn vị tính: triệu đồng

Tên khỏan chi 2012 2013 2014

Chi thanh tóan cho cá nhân 6.927 8.328 18.078 Chi nghiệp vụ chuyên môn 3.804 3.217 5.176 Chi mua sắm, chữa chữa nhỏTSCĐ 122 166 683

Các khỏan chi khác 478 220 243

Tổng chi thường xuyên 11.331 11.931 24.180

Chi thanh tóan cho cá nhân 61,1 69,8 74,8 Chi nghiệp vụ chuyên môn 33,6 27 21,4 Chi mua sắm, chữa chữa nhỏTSCĐ 1,1 1,4 2,8

Các khỏan chi khác 4,2 1,8 1

Cơ cấu chi thường xuyên % 100 100 100

Nguồn: Báo cáo quyết tóan năm 2012, 2013, 2014 của Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang.

- Chi thanh tóan cá nhân: Bao gồm các khỏan chi tiền lương, tiền trả công cho người lao động thường xuyên theo hợp đồng, các khỏan phụ cấp lương, học bổng học sinh sinh viên, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khỏan đóng góp, các khỏan thanh tóan khác cho cá nhân.

Các khoản chi thanh tóan cho cá nhân nhằm bù đắp cho sức lao động, đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động của giảng viên, cán bộ viên chức Trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang. Mức chi này hàng năm điều tăng và chiếm khoảng 61,1%-

49

74,8% tổng chi của trường, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo cải thiện được cuộc sống cho cán bộ viên chức. Khoản chi thanh toán cá nhân có xu hướng tăng do nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng lương, thực hiện truy lãnh phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo quy định tại nghị định số54/2011/NĐ-CP và yêu cầu nâng cao thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống của cán bộ viên chức. Trong giai đọan từ năm 2012-2014 Trường cao đẳng cộng động Kiên Giang đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức, tuy nhiên do nguồn thu hạn chế mới nên mức thu nhập tăng thêm hàng năm không ổn định và còn mức thấp, cụ thể mức thu nhập tăng thêm hàng năm trung bình giai đọan 2012-2014 là 15 triệu đồng/người/năm. Như vậy, tiền lương của cán bộ viên chức, đặc biệt là giảng viên của trường hiện vẫn còn thấp do đó yêu cầu cấp bách đòi hỏi trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang phải có kế hoạch mở rộng nguồn thu, chính sách thu hút nguồn nhân lực, chính sách trả lương hợp lý để khuyến khích cán bộ viên chức đặc biệt là giảng viên cơ hữu yên tâm công tác có như thế mới đảm bảo được chất lượng đào tạo.

Hình 2.7. Cơ cấu chi thường xuyên

Nguồn: Báo cáo quyết tóan năm 2012, 2013, 2014 của Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang.

50

- Chi nghiệp vụ chuyên môn: Bao gồm các khỏan chi thanh tóan dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, chi công tác phí, chi phí thuê mướn, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của Trường.

Các khoản chi này nhằm đáp ứng các họat động bộ máy của Trường, chi mua phương tiện phục vụ việc giảng dạy, giúp cho giảng viên truyền đạt kiến thức một cách có hiệu quả. Đây là khoản chi có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Vì vậy việc tăng chi cho cho nghiệp vụ chuyên môn là một trong những điều kiện giúp trường họat động ổn định và nâng cao chất lượng đào tạo.

Khỏan chi cho nghiệp vụ chuyên môn tại trường Cao đẳng cộng đồng Kiên giang chiếm tỷ lệtương đối cao từ 21,4%-33,6% trong tổng chi và có xu hướng tăng lên. Chi cho nghiệp vụ chuyên môn tuy có xu hướng tăng nhưng không ổn định qua từng năm. Khỏan dành cho mua cho giáo trình, tài liệu, dụng cụ học tập, vật liệu, hoá chất phục vụ thí nghiệm, các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thanh tóan hợp đồng thực hiện nghiệp vụ chuyên môn tương đối lớn tỷ lệ trung bình khỏang 70%-80% trong chi nghiệp vụ chuyên còn lại từ 20%-30% chi cho duy trì họat động của trường. Vì vậy, trong những năm qua chất lượng đào của Trường luôn được cải thiện và có uy tín trong Tỉnh và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

- Chi mua sắm, sữa chữa nhỏ TSCĐ: Gồm các khỏan chi mua sắm, sữa chữa các tài sản phục vụ cho công tác chuyên môn như sữa chữa ô tô phục vụ công tác của trường, sữa chữa điều hòa nhiệt độ, sữa chữa trường, lớp học, các thiết bị tin học, máy photocopy, máy phát điện, đường điện, cấp thóat nước và các công trình hạ tầng cơ sở khác. Nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và làm việc của Trường.

Qua báo cáo tài chính của trường cho thấy chi mua sắm sửa chữa của trường chiếm tỷ lệ tương đối thấp từ 1,1%-2,8% trong tổng chi thường xuyên và chi mua sắm sửa chữa có xu hướng tăng lên qua từng năm nhưng không ổn định do trường sử dụng nguồn thu sự nghiệp để chi cho hoạt động mua sắm, sữa chữa. Các khoản chi mua sắm, sữa chữa cơ sở vật chất được Ngân sách cấp hàng năm theo dự tóan được duyệt, tuy đã được nhà nước quan tâm, chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự gia tăng vềquy mô đào tạo, đặc biệt là hệđào tạo không chính quy.

51

- Các khỏan chi khác: Gồm các khỏan chi tổ chức họat động mừng những ngày lễ lớn, chi các khỏan phí và lệ phí, chi mua bảo hiểm tài sản và phương tiện của Trường, chi tiếp khách và chi các khỏan khác. Tại bảng 3.7 các khoản chi khác chiếm tỷ lệ thấp từ 1%-4,2 % trong tổng chi thường xuyên của Trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang.

♦ Quản lý Chi không thường xuyên

- Chi nghiên cứu khoa học và công nghệ: Đây là hoạt động hết sức quan trọng và là hoạt động không thể thiếu đối với Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học sẽ tạo điều kiện cho trường khẳng định được thương hiệu và uy tín đối với xã hội.

Trong những năm qua nguồn kinh phí từ NSNN cấp cho nghiên cứu khoa học ởTrường cao đẳng cộng đồng chưa nhiều, nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học được sử dụng còn hạn chế, các đề tài đăng ký nghiên cứu đến hạn nhưng vẫn chưa hoàn thành xong do đó kinh phí NSNN cấp cho nghiên cứu khoa học không thanh quyết tóan được trong năm Ngân sách.

Bảng 2.9: Cơ cấu chi họat động nghiên cứu Khoa học và cộng nghệ.

Đơn vị tính: triệu đồng

Diễn giải 2012 2013 2014

Tổng chi của Trường 30.078 42.610 40.661 Chi cho nghiên cứu KHCN 80 120 180

Tỷ lệ % 0,27 0,28 0,44

Chi cho nghiên cứu KHCN 80 120 180

Đã quyết tóan chi KHCN 0 0 89

Tỷ lệ % 0 0 49,4

Nguồn: Báo cáo quyết tóan năm 2012, 2013, 2014 của Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang.

Qua số liệu tại bảng 3.8 cho thấy cơ cấu tỷ lệ chi NSNN cho nghiên cứu khoa học và công nghệ tại trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang chiếm tỷ lệ khá thấp từ 0,27%-0,44% trong tổng chi của trường. Điều này cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học hiện nay ở trường còn yếu. Việc sử dụng NSNN cấp chi cho nghiên cứu khoa học và công nghệ cho thấy hiệu quả sử dụng kinh phí không cao, chưa sử dụng

52

hết nguồn kinh phí NSNN cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học; kinh phí năm 2012 - 2013 phải chuyển sang năm sau, năm 2014 mới quyết tóan được 89 triệu đồng tương với 74,2 %.

- Chi dạy nghề, đào tạo lại và bồi dưỡng CBCNV: Đây là khoản chi từ nguồn NSNN cấp nhằm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ công chức trong từng giai đoạn của nhà nước. Chi dạy nghề, đào tạo lại và bồi dưỡng CBCNV tại Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang bao gồm các khoản chi: chi đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường, các lớp bồi dưỡng Kế tóan trưởng hành chính sự nghiệp, chi đào tạo bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục… Hiện nay, kinh phí NSNN cấp chi cho khỏan này được trường sử dụng hiệu quả, tuy nhiên nguồn kinh phí NSNN cấp cho trường chưa được sử dụng hết

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính trường cao đẳng cộng đồng kiên giang luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)