Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo độ ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn cố ĐỊNH tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại TUẤN VỮNG (Trang 41 - 44)

nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định.

Lao động là một nhân tố cức kỳ quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cố định nói riêng và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nói chung. Trong thực tế khi tài sản cố định máy móc thiết bị càng tiên tiến thì người lao động phải được đào tạo cẩn thận qua trường lớp để họ có thể sử dụng và quản lý chúng có hiệu quả. Doanh nghiệp cũng cần có biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động và triệt để khai thác nguồn lực này.

Được đào tạo, bồi dưỡng trình độ người lao động sẽ nắm vững được lý thuyết cũng như thực tế ứng dụng trong sử dụng tài sản cố định máy móc thiết bị. Đồng thời họ cũng có ý thức nghiêm túc trong lao động, chấp hành tốt các quy định nội quy của Doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm trong sản xuất.

Hiện tại trình độ cán bộ công nhân viên của Công ty là cao nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng công việc. Đặc điểm ngành nghề mà Công ty đảm nhận đòi hỏi đội ngũ lao động phải nhanh nhẹn, có trình độ chuyên môn cao. Để phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong thời gian tới, Công ty cần thực hiện như sau:

tạo đúng chuyên môn kinh tế kỹ thuật vào làm việc, tuyệt đối không tiếp nhận những đối tượng không đúng chuyên môn nghiệp vụ.

Trong quá trình kinh doanh của mình, Công ty cần phát hiện và mạnh dạn đề bạt những người có năng lực vào những vị trí phù hợp nhằm phát huy được tài năng kiến thức trên cơ sở đúng người, đúng việc để họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Công ty cần tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên (kể cả đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nhân viên chuyên môn kỹ thuật) qua đó nâng cao trình độ quản lý, sử dụng vốn cố định, tài sản, máy móc thiết bị cũng như củng cố chất lượng tư vấn và nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực mà Công ty đảm nhận với các Doanh nghiệp trong nước và các nước trong khu vực.

Với đội ngũ cán bộ quản lý: Công ty có thể tổ chức những khoá học ngắn

hạn, hoặc cử người đi học bằng mọi hình thức (kể cả nước ngoài) để họ có thể tiếp cận với trình độ quản lý tiên tiến, có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty, đáp ứng được sự biến đổi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

Với đội ngũ chuyên môn kỹ thuật: những người trực tiếp sử dụng các thiết

bị chuyên dụng, thiết bị văn phòng trước yêu cầu mở rộng kinh doanh trong những năm tới, Công ty cần tuyển dụng hoặc cử đi học thêm ở các trường. Công ty cũng nên tổ chức các buổi giới thiệu về kỹ thuật mới trong lĩnh vực, huấn luyện sử dụng máy móc thiết bị đúng quy trình kỹ thuật cho đội ngũ chuyên môn kỹ thuật đồng thời bố trí những lao động giỏi kèm cặp hướng dẫn lao động còn yếu kém, mới tuyển dụng để họ có thể nhanh thích nghi với các máy móc thiết bị và sử dụng chúng có hiệu quả cao nhất. Kinh phí phục vụ cho các hoạt động này có thể lấy từ quỹ khuyến khích phát triển kinh doanh của Công ty.

Bên cạnh việc tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nhất là trình độ quản lý sử dụng vốn cố định, tài sản máy móc thiết bị, Công ty nên có chính sách tăng lương cho cán bộ, nhân viên chịu khó học hỏi nâng cao trình độ cũng như khen thưởng xứng đáng những người có ý thức trong việc bảo quản và có sáng kiến tiết kiệm trong sử

người nào thiếu ý thức trách nhiệm làm hư hỏng mất mát tài sản, máy móc của Công ty.

3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới TSCĐ.

Trước hết phải thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng mua sắm TSCĐ, xác định đúng đắn yêu cầu tăng thêm TSCĐ và nhu cầu về số vốn đầu tư vào TSCĐ có thực sự cần thiết và hợp lý vào lúc này. Nên xem xét kỹ lưỡng tình hình công ty để có các bước làm hợp lý thông qua việc xác định nhu cầu về VCĐ 1 cách hợp lý nhằm đảm bào cho việc đầu tư TSCĐ là có hiệu quả nhất vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên cơ sở tính toán và lựa chọn phương án kinh doanh cần

quyết định quan hệ tỷ

lệ phân phối VCĐ theo các hình thức và mục đích đầu tư thích hợp để tận dụng năng lực sản xuất hiện có với giải pháp khôi phục, cải tạo TSCĐ và xây dựng mới, đổi mới trang thiết bị, xử lý đúng quan hệ đầu tư mở rộng và đầu tư theo chiều sâu.

Ngoài việc lên kế hoạch đầu tư TSCĐ công ty cũng cần nâng cao hiệu quả trong công tác tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng để đưa ra được những quyết định tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ đầu tư mới.

Về nguồn vốn đầu tư công ty phải chủ động tạo ra nguồn vốn, trước hết là nguồn vốn tự có, vốn cổ phần, vốn vay ngân hàng, vốn liên doanh với các tổ chức kinh tế khác.

Để giảm bớt chi phí quản lý TSCĐ, khấu hao TSCĐ và tránh lãng phí nguồn VCĐ đối với những TSCĐ không có hiệu quả hoặc không được sử dụng công ty nên kiểm tra, xem xét những TSCĐ không có hiệu quả, cũ, lạc hậu, không còn sử dụng được nữa. Sau đó tìm các đối tác để cho thuê hoặc thanh lý TSCĐ để thu hồi lại nguồn vốn ban đầu.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn cố ĐỊNH tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại TUẤN VỮNG (Trang 41 - 44)