Trong số các DN được khảo sát, đa số tập trung chủ yếu tại các trung tâm thành phố trực thuộc trung ương của vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Các công ty này chiếm tỷ trọng cao nhất với quy mô vừa. Kinh doanh các mặt hàng nhu yếu phẩm (may mặc, thực phẩm,...), trong đó sản xuất và dịch vụ là nhiều nhất. Đa số các DN được hình thành nhiều từ 20 năm trở lại đây cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá trẻ, mới hình thành không nhiều do đó cần cho các DN thêm thời gian để các doanh nghiệp có thể chấn chỉnh lại những chính sách chiến lược kinh doanh của mình để đứng vững trên trường Quốc tế.
Lần lượt đưa ra các biểu đồ để xem những mức độ trở ngại theo quy mô của các yếu tố thuộc về tài chính và luật pháp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng của doanh nghiệp. Dữ liệu đưa ra là các dữ liệu thứ cấp được lấy từ trang web của Ngân hàng thế giới sau đó tác giả đem về tính toán lại và đưa vào biểu đồ cùng với bảng để phân tích chuyên sâu hơn để đưa đến kết luật liệu các yếu tố này có ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay không? Nó có thực sự khác nhau về quy mô? Từ đó có thể đưa ra những chính sách khuyến nghị để doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.
Kết quả phân tích cho thấy mức độ của trở ngại về tài chính của doanh nghiệp là khá lớn. Vấn đề về thủ tục pháp lý cũng là một trở ngại đáng kể đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định về lao động. Điều đặc biệt là phần trăm các doanh nghiệp vừa và lớn lại coi đây là trở ngại vừa và lớn, chiếm tỉ lệ cao hơn so với doanh nghiệp nhỏ.
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA TRỞ NGẠI TÀI CHÍNH VÀ LUẬT PHÁP ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP