- Cơ cấu về vốn của Ngân hàng trong thời gian qua tương đối hợp lý như
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.4.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Đẩy mạnh cho vay ở các đối tượng như các doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quả để đảm bảo hệ số thu nợ ở mức cao.
- Cần có những giải pháp hạn chế nợ quá hạn:
+ Phải thực hiện đúng quy trình tín dụng, thẩm định kỹ khách hàng trước khi cấp tín dụng, nhằm xác định đúng khả năng tài chính, phương án sản xuất kinh doanh có khả thi hay không rồi mới cấp tín dụng. Đồng thời cán bộ tín dụng cần phẩi bám sát diễn biến kinh tế địa phương để có thể cấp những hạn mức tín dụng thích hợp với nhu cầu sản xuất của khách hàng.
+ Do người vay luôn có nhu cầu vốn lớn hơn chi phí thực hiện phương án sản xuất để còn sử dụng vào mục đích khác. Cán bộ tín dụng cần xác định chi phí cho vay trên cơ sở tín toán sát thực chi phí thực hiện dự án, tức là không được ấn định chi phí quá cao theo nhu cầu của khách hàng để rồi cấp khoản tín dụng quá lớn so với thu nhập tạo ra từ dự án dẫn đến việc thu hồi vốn không đạt được hiệu quả.
+ Khi cấp tín dụng cho khách hàng cán bộ tín dụng cần phải tư vấn cho khách hàng hiểu về thời hạn trả lãi, trả gốc, về mức lãi suất phạt khi quá hạn. Cán bộ tín dụng cần cho khách hàng biết là ngân hàng luôn có những chính sách ưu đãi trong việc cấp tín dụng cho những khách hàng có uy tín trả lãi và gốc đúng hạn nếu khi vay với số tiền lớn thì khách hàng đó sẽ được ưu tiên về lãi suất.
+ Cán bộ tín dụng cần phải tuân thủ quy định giới hạn cấp tín dụng như cho vay ngắn hạn vốn tự có tham gia của khách hàng là trên 10%, cho vay trung
+ Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích có thể thu hồi trước hạn. Khi khách hàng gặp phải khó khăn trong sản cuất kinh doanh thì ngân hàng cần có những biện pháp hỗ trợ khách hàng. Nếu khách hàng thiếu vốn hoạt động, ngân hàng xét thấy phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì cấp thêm vốn cho khách hàng, nhưng ngân hàng phải tiến hành giám sát chặt chẽ đối với khách hàng này. nếu tình trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng không còn cứu vãn được thì ngân hàng tiến hành phân kỳ thu nợ từng phần đối với khách hàng.
+ Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo doic tình hình trả nợ và lãi của khách hàng. Đồng thời nắm bắt được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ.
+ Cần hạn chế tình trạng quá tải ở cán bộ tín dụng, chia nhỏ địa bàn quản lý để cán bộ dễ dàng giám sát khách hàng trên địa bàn của mình.