Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Ngân Hàng NgoạiThương Chi Nhánh Cần Thơ (Trang 56 - 60)

- Cơ cấu về vốn của Ngân hàng trong thời gian qua tương đối hợp lý như

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

4.2.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

- Chỉ số trạng thái tiền mặt :

Tiền mặt + Tiền gởi tại các TCTC Chỉ số trạng thái tiền mặt =

Tổng tài sản

Chỉ số này có sự biến động tăng giảm qua các năm nếu chỉ số này càng lớn thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao. Cụ thể, năm 2005 đạt 1,4 % đến năm 2006 tie số này tăng lên 2,33% qua 3 năm ta thấy trong năm 2006 thì ngân hàng dự trữ tiền mặt cao nhất vì nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên cao nên ngân hàng tăng tiền dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Sang năm 2007 thì dự trữ tiền mặt giảm xuống còn 1,95% so với năm 2006. Ta thấy so với tổng tài sản năm 2005 thì năm 2007 tăng lên cao nhưng tỉ số trạng thái tiền mặt tăng lên không cao lắm. Đều này chứng tỏ rằng nó sẽ tiềm ẩn rủi ro trong vấn đề thanh khoản của ngân hàng.

Bảng 12: HỆ SỐ THANH TOÁN BẰNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2005 - 2007

ĐVT: Triệu đồng

KHOẢN MỤC ĐVT 2005 2006 2007

Tiền mặt và tiền gửi

tại các TCTD triệu đồng 38.751 54.367 40.574 Tổng tài sản triệu đồng 2.764.153 2.335.978 2.028.023

Hệ số thanh toán

bằng tiền mặt % 1,40 2,33 1,95

(Nguồn: Phòng kế toán Ngoại thương Cần Thơ)

Hình 15: Hệ số thanh toán bằng tiền mặt của ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ trong giai đoạn 2005 - 2007

- Tỷ số thành phần tiền biến động :

Tiền gởi thanh toán Tỷ số thành phần tiền biến động =

Tổng số tiền gởi

Chỉ số này có sự biến động tăng giảm qua các năm, sở dĩ có sự sụt giảm này là do tiền gởi của TCTD giảm xuống còn tiền gởi của các tổ chức kinh tế thì tăng lên không đáng kể. Do hoạt động dịch vụ thanh toán của ngân hàng chưa phát triển nên việc thu hút khách hàng gởi tiền với mục đích thanh toán rất hạn chế, chỉ số này càng thấp thì khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao.

Bảng 13: TỶ SỐ THÀNH PHẦN TIỀN DỄ BIẾN ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng

CHI TIÊU ĐVT 2005 2006 2007

Tiền gửi thanh toán triệu đồng 513.000 356.000 423.000

Tổng tiền gửi triệu đồng 950.000 790.000 917.000

Tỷ số thành phần tiền dễ biến động % 54 45,06 46,13

(Nguồn: Phòng kế toán Ngoại thương Cần Thơ)

Hình 16: Tỷ số thành phần tiền dễ biến động tại Ngoại Thương Cần Thơ trong giai đoạn 2005 - 2007

- Tỷ trọng tín dụng trong tài sản đầu tư

Số dư nợ cho + Tài trợ thuê Tỷ trọng tín dụng trong =

tài sản đầu tư Tổng tài sản

Chỉ số này cho ta xác định qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng . Trong kết cấu tổng tài sản của ngân hàng thì ngân hàng đầu tư vào tín dụng quá cao qua 3 năm tỷ trọng đầu tư vào tín dụng đều trên 90%.Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng tín dụng trong tài sản đầu tư. Cụ thể vào năm 2005 đạt 98,07%. Tuy nhiên năm 2006 đạt 97,69% tỷ trọng đầu tư vào tín dụng có xu hướng giảm xuống sang năm 2007 đạt 98,8%. Qua đây ta thấy ngân hàng có sự chuyển hướng đầu tư vào các lĩnh vực khác như sự chuyển dịch này rất nhẹ từ năm 2005 đến

năm 2007. Điều này cho ta thấy ngân hàng chấp nhận một tỷ lệ rủi ro rất cao trong trong hoạt động kinh doanh của mình vì đầu tư quá tập trung

Bảng 14: TỶ TRỌNG TÍN DỤNG TRONG TÀI SẢN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2007

CHI TIÊU ĐVT 2005 2006 2007

Số dư nợ cho vay triệu đồng 2.711.000 2.282.000 2.055.000

Tổng tài sản triệu đồng 2.764.153 2.335.978 2.028.023

Tỷ trọng tín dụng trong tài

sản đầu tư % 98,07 97,69 98,80

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán Ngoại thương Cần Thơ)

Hình 17: Tỷ trọng Tín dụng trong tài sản đầu tư tại ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ trong giai đoạn 2005 – 2007

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Ngân Hàng NgoạiThương Chi Nhánh Cần Thơ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w