Giai đoạn phát triển quả thể và năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề (Trang 38 - 42)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.Giai đoạn phát triển quả thể và năng suất

Sau khi hệ sợi nấm ăn kín đáy bịch cũng là lúc giai đoạn nuôi sợi kết thúc. Lúc này chúng tôi tiến hành rạch bịch và chuyển nấm sang phòng chăm sóc, thu hái.

Thời gian ra quả thể được tính từ lúc rạch bịch và chuyển sang phòng chăm sóc, thu hái tới khi thu hoăch nấm đợt 1.

Bảng 3.7: Thời gian ra quả thể ở các công thức

Công thức thí nghiệm CT1 CT2 CT3 CT4 Thời gian ra quả thể 13 11 11 8

Kết quả bảng 3.5 cho thấy ở công thức 4 (CT4) thời gian ra quả thể là sớm nhất, sau 8 ngày kể từ khi rạch bịch đã xuất hiện quả thể non. Ở công thức 1, thời gian ra quả thể là muộn nhất, sau 13 ngày. Vì vậy, môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến thời gian xuất hiện quả thể của nấm.

Quá trình thu hái được chia thành 3 đợt, mỗi đợt diễn ra trong vòng 6 - 7 ngày, đợt trước cách đợt sau 5 - 7 ngày.

Kết quả thu hái nấm sò ở các đợt thu hái trong mỗi đợt thí nghiệm trên mỗi công thức thí nghiệm thể hiện ở bảng 3.8:

Bảng 3.8: Kết quả thu hái nấm sò

Công thức Đợt thí nghiệm 1 (kg) Đợt thí nghiệm 2 (kg) Đợt thí nghiệm 3 (kg) Tổng số (kg) CT1 13 17 23 53 CT2 15 22 27 64 CT3 16 22 28 66 CT4 18 29 34 81

Đơn vị tính năng suất là số kg nấm tươi ở mỗi công thức thu hoạch trong mỗi đợt thí nghiệm trên 42 kg nguyên liệu (30 bịch).

Năng suất trung bình ở mỗi công thức được tính bằng trung bình cộng tổng năng suất ở các đợt thí nghiệm (năng suất kí hiệu là X):

Xtb=(X1+X2+X3)/3

Bảng 3.9: Năng suất thu hoạnh nấm sò trong mỗi đợt thí nghiệm trên mỗi công thức Công thức Đợt 1 (%) Đợt 2 (%) Đợt 3 (%) Trung bình (%) CT1 30,95 45,24 54,76 43,65 CT2 35,71 52,38 64,29 50,79 CT3 38,10 52,38 66,67 52,38 CT4 42,86 69,05 80,95 64,29

Từ bảng trên cho thấy năng suất nấm trong mỗi đợt thí nghiệm có sự chênh lệch đáng kể. Đợt thí nghiệm 1 năng suất nấm thấp nhất do điều kiện nhiệt độ khí hậu quá cao cho sự phát triển của nấm mà không thể khắc phục. Đợt thí nghiệm 3 năng suất nấm cao nhất ở tất cả các công thức do điều kiện môi trường bên ngoài phù hợp với sự phát triển tốt nhất của nấm sò trắng nghiên cứu.

Ngoài ra ta thấy năng suất nấm thu hoạch ở mỗi công thức khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Điều này cho thấy năng suất nấm chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố môi trường dinh dưỡng.

Trung bình (%) 0 10 20 30 40 50 60 70 C T1 C T2 C T3 C T4 Trung bình (% )

Hình 3.3: Biểu đồ so sánh năng suất trung bình của mỗi công thức trong cả 3 đợt thí nghiệm

Biểu đồ cho thấy ở công thức 4 (CT4) năng suất nấm là cao nhất do môi trường dinh dưỡng phong phú, môi trường có bổ sung thêm bông với tỉ lệ cao. Vì bông là nguyên liệu giàu xenlulozơ lại có cấu trúc dạng sợi tơi xốp nên khuẩn ti của nấm phát triển trên cơ chất này rất mạnh. Ngoài ra, bổ sung thêm tỉ lệ nhỏ cám gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, cân đối giúp hệ sợi nấm phát triển dễ dàng. Ở công thức 1 (CT1) thành phần nguyên liệu phần lớn là mùn cưa, chỉ bổ sung tỉ lệ thấp bông, lại không bổ sung thêm dinh dưỡng nên hệ sợi nấm phát triển chậm, mảnh hơn.

Kết quả thí nghiệm cho thấy môi trường dinh dưỡng ở công thức 1 (CT1) cho năng suất thấp nhất, môi trường dinh dưỡng ở công thức 4 (CT4) cho năng suất cao nhất vì đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm sò trắng nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề (Trang 38 - 42)