Hiệu quả kinh tế của cây khoai tây so với các cây vụ đông khác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây vụ đông ở thị xã từ sơn bắc ninh (Trang 28)

Tổng diện tích cây trồng vụ đông ở thị xã Từ Sơn là 135 ha. Sau khi gắt lúa chiêm tranh thủ thời gian ngắn khoảng 3 tháng người dân đã trồng một số cây trồng vụ đông ngắn ngày trên một số chân đất cát và đất cát pha phù hợp với một số loại cây củ và rau màu để tăng thu nhập, cải tạo đất và phục vụ cho việc phát triển chăn nuôi.

Khoai lang là một trong những cây trồng vụ đông được trồng nhiều nơi, do thời vụ trồng ít khắt khe hơn so với một số cây vụ đông khác (ngô, đỗ tương…). Ở Từ Sơn thì khoai lang trồng chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi nên diện tích trồng khoai lang vụ đông khoảng hơn 1 ha với năng suất trung bình 110 tạ/ha.

Từ Sơn cũng rất phát triển với các loại rau trồng vụ đông như: su hào, bắp cải, hành, bí…Trong đó cà chua cũng là một trong những loại rau trồng vụ đông đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp ở đây. Giống cà chua thường trồng là giống Trang nông 005 với năng suất bình quân 400 tạ/ha. Tuy nhiên năng suất cũng như sản lượng cà chua thay đổi nhiều khi điều kiện thời tiết thay đổi thất thường. Cà chua cũng đòi hỏi có chế độ chăm sóc phức tạp để có chất lượng tốt nên diện tích trồng cà chua chỉ vào khoảng gần 4 ha.

Để khuyến cáo nông dân tận dụng đất đai, mở rộng diện tích cây vụ đông ở thị xã Từ Sơn, đồng thời khẳng định hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây nói riêng, của cây vụ đông nói chung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh HQKT sản xuất khoai tây với một số cây vụ đông.

Trước hết đánh giá về chi phí trung gian, sản xuất khoai tây đòi hỏi đầu tư cao hơn khoai lang nhưng thấp hơn cà chua (khoai tây: 20,627 triệu đồng, khoai lang: 5,683 triệu đồng, cà chua: 29,626 triệu đồng/1ha) (bảng 4.8).

29

Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây với một số cây vụ đông khác ở thị xã Từ Sơn Bắc Ninh năm 2009

Khoai tây (A) Khoai lang (B) Cà chua (C)

Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) 1. Chi phí trung gian

- Giống - Phân chuồng - Phân hóa học - Thuốc BVTV - Chi khác 2. Lao động (công) 3. Năng suất (tạ/ha) 4. Giá trị sản xuất 5. Thu nhập hỗn hợp 6. TNHH/công lao động 7. TNHH/đ CPTG 20.680,54 10.268,4 2.350,89 7.510,65 547,32 3,28 308 166,1 49.830 29.149,46 94,64 1,41 100 49,65 11,37 36,32 2,65 0,02 6.846,49 725,97 1.501,92 4.525 93,6 0 222 110,0 11.000 4.153,51 18,71 0,61 100 10,6 21,94 66,02 1,37 0 29.626,62 6004,8 3.582 7.419,82 3.800 8.820 599 400,0 56.000 26.373,38 44,1 0,89 100 20,27 12,09 25,04 12,83 29,77

30 Khoai tây 36% 3% 50% 11% Khoai lang 22% 11% 1% 66% Cà chua 21% 13% 26% 28% 12%

giống phân chuồng phân hóa học

thuốc BVTV chi khác

31

Xét cơ cấu đầu tư chi phí của từng loại cây thấy rằng: chi phí về giống của khoai tây rất cao chiếm 49,65% tổng chi phí trung gian, trong khi đó chi phí của cây khoai lang chỉ chiếm 10,6% và cà chua là 20,27%. Cây khoai lang có chi phí giống thấp nhất nhưng chi phí phân bón cho 1 ha gieo trồng của khoai lang lại là lớn nhất (phân chuồng chiếm 21,94%, phân hóa học chiếm 66,2% tổng chi phí trung gian), lớn gấp gần 2 lần chi phí phân bón của khoai tây về cơ cấu %.

Bên cạnh đó chi phí về thuốc BVTV đối với khoai tây và khoai lang thấp hơn nhiều so với cà chua (chi phí thuốc BVTV ở cà chua gấp gần 7 lần khoai tây và hơn 40 lần khoai lang). Đây cũng là một trong những lý do hạn chế việc mở rộng diện tích trồng cà chua trên địa bàn. Ngoài ra cà chua cần phải bón vôi và làm giàn cần chi phí rất lớn 8,820 triệu đồng trong khi khoai tây và khoai lang là rất nhỏ hoặc không đáng kể.

Về đầu tư lao động thì số công lao động cho 1 ha gieo trồng của cà chua lớn hơn nhiều so với khoai tây và khoai lang (khoai tây: 308 công, khoai lang: 222 công, cà chua: 599 công). Nguyên nhân chính là do cây cà chua phải tốn nhiều công làm giàn và chăm sóc. Điều này làm cho TNHH/công lao động của cà chua thấp hơn nhiều so với khoai tây. So với khoai lang, cây khoai tây phải đầu tư công lao động cao hơn ở nhiều khâu công việc như chăm sóc, phun thuốc…nhưng TNHH/công lao động của khoai tây cao hơn 5 lần so với TNHH/công lao động của khoai lang.

Tuy chi phí trung gian sản xuất khoai tây cao hơn nhiều so với sản xuất khoai lang nhưng tỷ trọng chi phí trung gian chiếm trong tổng giá trị sản xuất của khoai tây lại thấp hơn khoai lang và cà chua (khoai tây: 41,5%, khoai lang: 62%, cà chua: 53%), nên thu nhập hỗn hợp tính bình quân 1ha gieo trồng của khoai tây cao hơn rất nhiều so với khoai lang và cà chua. Thu nhập hỗn hợp/đồng chi phí trung gian của khoai tây cao hơn cả (khoai tây: 1,41 đồng, khoai lang: 0,61 đồng, cà chua: 0,89 đồng).

32

Qua kết quả phân tích ở trên cho thấy, cây khoai tây có HQKT rõ rệt hơn hẳn một số cây vụ đông khác như cây khoai lang đông, cây cà chua đông. Việc mở rộng diện tích trồng khoai tây thay thế một số cây trồng vụ đông đem lại HQKT thấp là việc nên làm. Tuy nhiên, do đặc điểm của cây khoai tây là cây mang tính hàng hóa cho nên việc mở rộng diện tích cần gắn liền với thị trường tiêu thụ. Mặt khác, để tận dụng đất đai, lao động hiện có thì việc mở rộng diện tích cây vụ đông khác là rất cần thiết.

4.4. Kết quả thăm dò ý kiến của nông dân thị xã Từ Sơn về khó khăn trong sản xuất khoai tây vụ đông hiện nay

Trong nghiên cứu của mình ngoài những câu hỏi trao đổi trực tiếp với một số hộ nông dân thì chúng tôi còn phát phiếu điều tra. Chúng tôi điều tra 110 hộ trong 5 xã (phường) của thị xã Từ Sơn có diện tích trồng khoai tây nhiều nhất. Sau khi tổng hợp kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy những khó khăn mà người nông dân ở Từ Sơn gặp phải khi trồng khoai tây thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.9. Ý kiến của nông dân về những khó khăn trong trồng khoai tây vụ đông ở Từ Sơn

Khó khăn Số hộ Tỷ lệ (%) 1. Thời tiết 2. Giống đắt 3. Thiếu vốn 4. Năng suất thấp 5. Khó tiêu thụ 6. Sâu bệnh

7. Khó bảo quản giống

101 56 12 5 74 87 92 91,82 50,91 10,91 4,5 67,3 79,1 83,64

33 Qua bảng thống kê trên chúng tôi thấy:

* Thời tiết

Có tới 91,82% số hộ được hỏi đều cho rằng thời tiết là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới năng suất cũng như chất lượng của khoai tây. Thật vậy khoai tây ưa khí hậu mát hơi lạnh, nhiệt độ thích hợp 180C – 200C. Nếu nhiệt độ cao quá 200C quá trình hình thành củ bắt đầu bị kìm hãm. Quá 250C sẽ kìm hãm quá trình hình thành và phát triển củ dẫn đến số củ giảm và năng suất thấp. Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những lý do giải thích tại sao diện tích, năng suất nước ta lúc tăng, lúc giảm thất thường. Do đó việc nghiên cứu đưa những giống khoai tây chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận như hiện nay là rất cần thiết.

* Giống

Khi điều tra thì có tới 56 hộ chiếm 50,91% cho rằng trồng khoai tây khó khăn lớn nhất là thường phải mua giống mới vì giống của năm trước trồng thường cho năng suất thấp củ nhỏ, dễ bị nhiễm bệnh. Hơn nữa các nông hộ cũng cho rằng khoai tây giống nhập từ nước ngoài về quá đắt mà chỉ trồng được một, hai vụ lại phải mua giống mới.

* Vốn

Mặc dù có ít hộ đề cập tới vấn đề vốn nhưng khi được hỏi đến thì nhiều nông hộ cho rằng chi phí trồng khoai tây lớn hơn nhiều so với trồng một số cây vụ đông khác. Hơn nữa chi phí mua giống lại quá cao nên nhiêu khi muốn trồng mở rộng diện tích trồng khoai tây hơn nữa nhưng không đủ vốn hoặc sợ mất mùa.

* Năng suất

Năng suất là vấn đề được nhiều nông hộ quan tâm và chú ý đến nhưng trong trồng khoai tây thì năng suất thấp không phải là một trong những khó khăn mà nhiều nông hộ đề cập đến. Mà những hộ cho năng suất thấp là một trong những khó khăn trong trồng khoai tây thì chủ yếu là những hộ trồng giống cũ đã thoái hoá, chất lượng củ kém nên chủ yếu để ăn và chăn nuôi.

34

* Khó tiêu thụ

Từ Sơn là một trong những vùng có nền kinh tế phát triển chính vì vậy việc buôn bán ở đây rất thuận tiện. Nhưng có tới 67,3% số hộ trồng khoai tây thì coi đây là một trong nhưng khó khăn lớn cần giải quyết vì khoai tây thu hoạch dồn dập trong một thời gian ngắn nên việc tiêu thụ được hết khoai tây một lúc ngay là một vấn đề khó khăn. Hơn nữa, khoai tây khó bảo quản nên không bán hết ngay dễ bị hư hỏng làm giảm giá thành bán khoai tây. Chính vì vậy đây là một khó khăn mà người trồng khoai tây gặp phải làm giảm diện tích gieo trồng khoai tây cũng như số hộ trồng khoai tây ở Từ Sơn.

* Sâu bệnh

Trong sản xuất khoai tây hiện nay ở Từ Sơn nói riêng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói chung, sâu bệnh cũng là mối lo của người trồng khoai tây. Các loại sâu bệnh như: nhện, bọ trĩ, rệp gốc, héo xanh, mốc sương…thường gây hại cho cây khoai tây nếu không được phòng trừ kịp thời. Mặt khác, hiện nay cây khoai tây đang mang lại hiệu quả kinh tế cao nên các nông hộ thường quan tâm đến khâu bảo vệ thực vật. Đây cũng phần nào giải thích được câu hỏi tại sao tỷ số hộ cho rằng khó khăn do sâu bệnh trong sản xuất khoai tây cao (87 hộ chiếm 79,1%…). Hiện nay có một số thuốc phòng trừ sâu bệnh mới mà người nông dân chưa biết đến hoặc giá quá cao. Vì vậy để phòng trừ sâu bệnh cho khoai tây có hiệu quả thì biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) cần được áp dụng. Các thông tin về thuốc mới có hiệu quả, an toàn với người và gia súc cần được phổ biến. Ngoài ra các Viện Nghiên cứu cần đưa ra các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

* Khó bảo quản giống

Có tới 97 hộ được điều tra cho biết bảo quản giống khoai tây là một trong những khó khăn lớn nhất. Khoai tây thu hoạch xong người dân bảo quản theo phương pháp cũ là phơi khô đem cất giữ. Nhưng do khoai tây dễ hút ẩm và dễ bị vi sinh vật gây thối hỏng xâm nhập nên chất lưọng khoai tây

35

giảm xuống. Trong khi đó bảo quản ngô, đậu tương thì ít bị hư hỏng và ảnh hưởng đến chất lượng giống hơn. Nông dân sản xuất khoai và chưa có kỹ thuật giữ giống chính vì vậy nhiều hộ đã giảm dần diện tích trồng khoai tây có hộ đã chuyển hẳn sang trồng cây vụ đông khác từ nhiều lý do nhưng bảo quản giống là một trong những nguyên nhân đó. Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm ra những giống mới ít thoái hoá dễ bảo quản và giữ giống cũng như có những lớp tập huấn cho các nông hộ thì diện tích cũng như năng suất trồng khoai tây sẽ tăng lên.

4.5. Một số biện pháp nhằm khuyến khích mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây vụ đông ở Thị xã Từ Sơn Bắc Ninh. hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây vụ đông ở Thị xã Từ Sơn Bắc Ninh.

Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho chúng ta thấy một bức tranh tổng hợp về thực trạng sản xuất khoai tây vụ đông ở thị xã Từ Sơn, những mặt hạn chế, triển vọng.

Những kết quả về điều tra đánh giá thực trạng sản xuất khoai tây ở Từ Sơn không dừng lai ở một huyện cụ thể mà còn là những đánh giá rất thống nhất cho thực trạng sản xuất khoai tây ở đồng bằng sông Hồng. Về vấn đề này tác giả Đỗ Kim Chung khi nghiên cứu về thị trường khoai tây ở Việt Nam đã nhận xét: Khoai tây đã là nguồn kiếm sống của hơn 500.000 hộ nông dân Việt Nam. Đây là cây trồng được coi là cây có giá trị, giúp nông dân tăng thu nhập và là cây được trồng trong 11 công thức luân canh thu nhập cao tây có thu nhập cao hơn 30,8% so với nông dân không sản xuất khoai tây. Khoai tây đóng góp 12% tổng thu nhập từ nông nghiệp của các hộ và giúp nông dân thu nhập thêm 4,05 triệu đồng/ha do năng suất lúa tăng thêm, tiết kiệm phân bón và lao động, chi phí làm đất (thị trường khoai tây ở Việt Nam – Đỗ Kim Chung 2003 – NXB Văn Hoá Thông Tin) [2].

Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu và hiệu quả của sản xuất khoai tây vụ đông chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:

36

Quy hoạch vùng sản xuất khoai tây

Từ Sơn cần gắn quy hoạch sản xuất khoai tây vụ đông với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, đặc biệt về quy hoạch đất đai nhằm tạo điều kiện cho đầu tư thâm canh, quản lý chất lượng, tiến tới hình thành những khu chuyên canh, vùng chuyên canh cây khoai tây theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây là vấn đề khó khăn nhưng nếu làm được chắc chắn hiệu quả đem lại sẽ cao. Để làm được điều này các hợp tác xã, các cấp có liên quan cần có biện pháp đồng bộ, cũng như phương tiện cần thiết nhằm đảm bảo cho người tham gia sản xuất khoai tây vụ đông đều có lợi.

Đẩy mạnh đầu tư thâm canh

Tiềm năng về năng suất của khoai tây vụ đông là rất lớn đặc biệt là sử dụng các giống khoai tây lai. Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy mức độ chênh lệch về năng suất khoai tây giữa các nông hộ còn khá lớn. Nguyên nhân chính là do nhiều hộ còn chưa có kỹ thuật trong trồng khoai tây vụ đông. Vì vậy tăng cường tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho các cán bộ nông nghiệp nói chung và các nông hộ trong địa bàn. Các nông hộ sản xuất khoai tây cần tăng cường đầu tư thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật.

Xây dựng hệ thống giống tiêu chuẩn có chất lượng cao

Mỗi hợp tác xã trong huyện cần đầu tư cho mình một hệ thống giống khoai tây hoàn chỉnh. Hệ thống này cần có sự quản lý chặt chẽ về mặt chất lượng đồng thời cần gắn lợi ích của người sản xuất với chất lượng giống.

Tăng cường công tác khuyến nông

Hệ thống khuyến nông của Từ Sơn hoạt động rất hiệu quả ở nhiều lĩnh vực trong đó có sản xuất khoai tây. Tuy nhiên hệ thống này cần được quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt là thiết bị truyền thông. Cán bộ khuyến nông cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng ngày càng cao về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.

37

Trong sản xuất khoai tây các hoạt động khuyến nông cần được mở rộng tới tất cả các hộ trồng khoai tây. Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) cần được phổ biến sâu rộng.

Xây dựng hệ thống kho lạnh bảo quản khoai tây giống

Kinh nghiệm của một số nước có khí hậu tương tự ở nước ta cho thấy, nhờ có hệ thống kho lạnh mà diện tích, năng suất khoai tây của họ không những được giữ vững mà còn phát triển với tốc độ khá nhanh. Tại Ấn Độ, hiện có gần 3000 kho lạnh cất giữ 46% lượng khoai tây giống hàng năm và đã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây vụ đông ở thị xã từ sơn bắc ninh (Trang 28)