Bảo tồn nguyên vị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái loài hoa tiên ( ASARUM GLABRUM) phục vụ công tác bảo tồn ở việt nam (Trang 42)

Bảo tồn nguyên vị là duy trì các loài cây động vật, thực vật trong điều kiện tự nhiên xuất hiện tiến hóa của loài đó, hay nói cách khác là bảo vệ trong tự nhiên hoang dại của chúng.

Để bảo tồn nguyên vị các loài thực vật người ta thường thành lập các VQG, khu BTTN. Đây là việc làm khó và phức tạp, nhất là xử lý mối quan hệ đã trở thành truyền thống của người dân địa phương với các sản phẩm từ rừng đã góp phần nuôi sống họ. Song đây là hình thức bảo tồn toàn diện nhất bởi các loài thực vật có giá trị ở đó sẽ được tồn tại vĩnh viễn, trong mối quan hệ tổng hòa với hệ sinh thái tự nhiên của chúng. Đối với loài Hoa tiên do việc khai thác sử dụng và buôn bán sang Trung Quốc làm thuốc của người dân địa phương làm cho số lượng cá thể của loài bị suy giảm nhanh chóng. Độ bắt gặp trong điều kiện tự nhiên không cao. Việc bảo tồn tại chỗ loài Hoa tiên tại khu vực phụ cận Bát Đại Sơn, VQG Tam Đảo và VQG Ba Vì là rất cần thiết.

3.4.4. Bảo tồn chuyển vị

Bảo tồn chuyển vị là đưa nguồn gen ra khỏi điều kiện tự nhiên sinh sống của chúng hoặc ra khỏi hệ thống sản xuất đến lưu giữ tại các trung tâm với các điều kiện và kĩ thuật bảo đảm sức sống của nguồn gen lâu dài, giữ nguyên được biến dị, di truyền hiện có của nguồn gen phục vụ sử dụng cho nghiên cứu và tái tạo quần thể nguồn gen.

Bảo tồn chuyển vị thường bằng phương thức trồng trong các vườn thực vật hay các vườn cây thuốc: Thu thập một số cá thể hay hạt giống của một hay nhiều loài cây thuốc cần bảo vệ về trồng tại vườn thực vật hay vườn cây thuốc. Tùy theo đặc điểm sinh thái của loài mà lựa chọn vùng trồng thế nào cho phù hợp.

Vấn đề quan trọng nhất trong việc bảo tồn cây thuốc ở vườn là cố gắng tạo cho cây thuốc có được môi trường sống thích hợp gắn liền với điều kiện sống tự nhiên của chúng. Bảo tồn cây thuốc bị đe dọa trong vườn thực vật có các ưu điểm là cùng một địa điểm có thể lưu giữ một hay nhiều loài, có điều kiện theo dõi nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển và nhân giống để trồng thêm. Tuy nhiên đây cũng là hình thức sống không phải tự nhiên của chúng, có thể thay đổi về nguồn gen hoặc hàm lượng hoạt chất được sử dụng làm thuốc.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu, bước đầu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Đã xác định được một số đặc điểm hình thái của quả, hạt, hoa cũng như đặc điểm sinh học của loài Hoa tiên.

- Đã xác định một số đặc điểm về sinh thái, nơi phân bố, chất lượng đất, lượng mưa, nhiệt độ và một số loài thực vật mọc cùng với loài Hoa tiên.

- Bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC/MS), từ loài Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.), 24 hợp chất đã được xác định. Thành phần hóa học chính của tinh dầu là safrol (63,20%), 4-axial –n-pronyl- trans -3 –oxabicyclo[4,4,0] decane (20,73%).

Có sự biến động về thành phần hóa học của tinh dầu ở một số vùng sinh thái khác nhau: Myristicine (96,04%) là thành phần chính của tinh dầu Hoa tiên ở Tam Đảo; hợp chất apiole (73,73%) là thành phần chính của tinh dầu Hoa tiên ở Ba Vì và safrol (42,24%), apiole (27,11%), myristicine (8,27%) là thành phần chính của tinh dầu Hoa tiên thu tại Hà Giang.

- Kết quả bước đầu cho thấy tinh dầu từ loài Hoa tiên có hoạt tính kháng vi khuẩn Gr (+) với nồng độ 200 g/ml.

- Đã đề xuất giải pháp bảo tồn Hoa tiên bằng phương pháp nguyên vị và chuyển vị.

Đề nghị

- Tiếp tục nghiên cứu sinh sản hữu tính của loài Hoa tiên nói trên làm cơ sở cho việc bảo tồn bền vững chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tiến Bân (2003), “Asarum – L.”, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, 2, tr. 125-126, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2007),

Sách Đỏ Việt Nam, Phần 2. Thực vật, tr. 94-86, Nxb KHTN & CN, Hà Nội. 3. Võ Văn Chi (2002), Từ điển thực vật thông dụng, 1, Nxb KH & KT, Hà Nội. 4. Phạm Hoàng Hộ (1999), “Asarum glabrum”, Cây cỏ Việt Nam, 1, tr. 305 – 306,

Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

5. Quĩ quốc tế về bảo vệ tự nhiên WWF (2003), Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội.

6. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam,Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Viêt Nam, Công ty thiết kế và in công nghệ cao.

7. Trần Đức Khoản (1999), Dự án khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang, tr. 1-22, Viện điều tra quy hoạch rừng.

8. Trần Huy Thái, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Minh, Nguyễn Anh Tuấn (2010), “Thành phần hóa học của tinh dầu Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.) ở Hà Giang, Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, 32(1), tr. 94-96, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam.

9. Viện Địa lý (1999), Một số đặc điểm của hệ thực vật Việt Nam, Nxb KH & KT, Hà Nội.

10. Richard B. Primack (1999), Cơ sở sinh học bảo tồn, Nxb KH & KT, Hà Nội.

TIẾNG TRUNG

11. Zhang SX, Tani T, Yamaji, Ma CM, Wang MC, zhao YY (2003), Glycosyl flavonoid from the roots and rhiromes of Asarum longerhizomatosum, Peking University, Beijing 100083, China.

TIẾNG NHẬT

12.Tsukasa Iwashina, Junichi Kitajima (2000), Chacone and flavon glucosides from

Asarum canadense. Tsukuba botanical garden, National science museum, Japan.

TÀI LIỆU TRÊN INTERNET

13. http://vi.wikipedia.org (2009) (Để tìm hiểu chi Tế tân (Asarum L.)).

14. http://vuonquocgiabavi.com.vn/?p=6&id=107&.html (Để tìm hiểu điều kiện tự nhiên của vườn quốc gia Ba Vì).

15. http://www.tamdaonp.com.vn/index.php/dieu-kien-tu-nhien.html (Để tìm hiểu điều kiện tự nhiên của vườn quốc gia Tam Đảo).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái loài hoa tiên ( ASARUM GLABRUM) phục vụ công tác bảo tồn ở việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)