Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính ( Phương pháp phân tích Dupont)

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thép việt (Trang 86 - 90)

II. CƠ CẤU TÀI SẢN

F)Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính ( Phương pháp phân tích Dupont)

( Phương pháp phân tích Dupont)

* Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Hệ số lãi Vòng quay = × trên vốn kinh doanh ròng toàn bộ vốn

Năm 2011: 5% = 1.17% × 4.27 Năm 2012: 3.98% = 1.53% × 2,6

Xem xét mối quan hệ này, ta có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuân sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.

Năm 2012 cứ 1 đồng VKD tạo ra 3.98 đồng lợi nhuận sau thuế là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: trong 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 1.53 đồng lợi nhuận sau thuế, và sử dụng bình quân 1 đồng VKD thì tạo ra 2.6 đồng doanh thu

* Công thức Dupont

Lợi nhuận sau thuế LN sau thuế DT thuần Tổng vốn KD = × ×

Hay:

Tỷ suất lợi nhuận Hệ số lãi Vòng quay vốn Mức độ sử dụng = × ×

vốn chủ sở hữu ròng toàn bộ đòn bẩy tài chính Nhìn vào công thức ta thấy, chỉ tiêu ROE được cấu thành bởi ba yếu tố chính là hệ số lãi ròng, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh ( tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên.

-Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên.

-Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có.

-Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản cua doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.

Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty trong năm qua:

Năm 2012: 12.76% = 1.53% × 2.6 × 3.2

Ta thấy rằng, chỉ tiêu ROE năm 2012 tăng giảm so với năm 2011, xuất phát từ việc vòng quay vốn kinh doanh ( hay vòng quay tổng tài sản) và giảm mưc độ tác động của đòn bẩy tài chính. Đây là một dấu hiệu không tốt, nó thể hiện trong năm qua hiệu suất sử dụng tài sản bị giảm, vòng quay của tài sản giảm. Trong năm qua, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty giảm xuống. Điều này đảm bảo cho sự an toàn về khả năng tài chính của công ty trước sự biến động mạnh về lãi suất cho vay trong thời gian vừa qua nhưng cũng làm giảm khả năng khuếch đại lợi nhuận trước laic vay và thuế. Công ty cần xem xét lãi suất trong các năm tới và khả năng tài chính cụ thể của mình để có chiến lược sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả.

Tóm lại, thông qua phân tích về khả năng sinh lời của Công ty ta thấy các

hệ số là khả năng sinh lời của công ty năm 2012 kém hơn so với năm 2011. Vì vậy, trong các năm tiếp theo công ty cần có các biện pháp trong việc quản lý tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí tốt hơn nữa để nâng cao tỷ suất sinh lời của công ty.

2.3. Những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty doanh của Công ty

2.3.1. Ưu điểm

Sau khi tiến hành phân tích đánh giá tình hình tài chính ta có được cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao, mặc dù vẫn tồn tại hạn chế song chúng ta có thể thấy được những kết quả khá tốt mà công ty đã đạt được trong năm qua, nó thể hiện sự cố gắng và nỗ lực của công ty.

Về vốn và cơ cấu nguồn vốn: Trong năm qua cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của công ty theo chiều hướng tốt, tăng tỉ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỉ trọng nợ phải trả từ đó làm tăng sự chủ động về tài chính của công ty.

Về khả năng thanh toán: trong năm 2012 công ty đã thanh toán đúng hạn các khoản nợ đến hạn, không có trường hợp để nợ quá hạn xảy ra, đồng thời khả năng thanh toán của Công ty là khá lớn so với doanh nghiệp trong cùng ngành. Khả năng thanh toán tức thời còn thấp song đang biến động tăng lên.

Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Doanh thu tiêu thụ hàng hóa giảm trong năm 2012, nhưng do đây là khó khăn chung của mọi doanh nghiệp , công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm đối tác mới.

Thêm vào đó là việc quản lý, sử dụng tài sản cố định, tổng tài sản có hiệu quả khá tốt, có xu hướng biến động tăng lên. Đó là một thành quả đáng ghi nhận nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có những bất ổn và tăng trưởng không cao.

2.2.5.2 Những khó khăn tồn tại

Từ thực trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty đặt ra những vấn đề còn tồn tại mà công ty cần sớm khắc phục.

Giá vốn của Công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh thu thuần mặc dù tốc độ tăng của nó thấp hơn tốc độ tăng DTT

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong TSNH của Công ty, do vậy Công ty cần chú ý đến chính sách bán chịu, công tác thu hồi nợ để giảm kỳ thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiền bình quân, ra tăng vong quay của vốn, và lượng dự trữ tiền mặt của mình cao hơn nữa.

Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty chiếm tỷ trọng khá thấp trong TSNH do vậy mà khả năng thanh toán tức thời của Công ty là rất thấp. Thêm vào đó là mặc dù duy trì khá tốt xu hướng tăng lên của các chỉ tiêu khả năng sinh lời nhưng một số chỉ tiêu của Công ty vẫn còn ở mức thấp

2.2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trên2.2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan 2.2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, trong những năm qua, tình hình thị trường biến động rất lớn, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát cao, giá cả các loại hàng hóa đầu vào của công ty tăng lên, biến động đột biến về giá, nhất là ở khâu nhập khẩu. Những điều đó làm tăng giá vốn hàng bán, gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch và tiêu thụ, từ đó ảnh hưởng tới việc gia tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của Công.

Thứ hai, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, nhất là khi có sự xuất hiện của nhiều hãng phân phối khác trên thế giới gia nhập vào thị trường.

2.2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác nghiên cứu, phân tích thị trường còn chưa được chú trọng thỏa đáng, dẫn đến việc chưa đưa ra được các chíến lược kinh doanh phù hợp.

Thứ hai ,đều về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiện thực tiễn và chính sách đãi ngộ chưa thật sự cao nên chưa kích thích được lòng yêu nghề, gắn bó với tổ chức. Công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên, nhất là nhân viên quản lý được quan tâm nhưng chưa nhiều, hiệu quả đào tạo chưa cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thép việt (Trang 86 - 90)