Theo thời hạn huy động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn yên phong (Trang 40 - 45)

- Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNNo&PTNT chi nhánh Yên Phong

2.3.2.Theo thời hạn huy động

Tổng nguồn vốn hoạt động qua các năm

2.3.2.Theo thời hạn huy động

Ngân hàng thương mại muốn hoạt động thực sự có hiệu quả, ngoài việc xác định một cách chính xác cơ cấu nguồn hình thành, thì không thể không quan tâm tới tính chất kỳ hạn của các nguồn huy động. Thời hạn của các nguồn huy động giúp ngân hàng phân tích một cách chính xác mức độ biến động, cơ cấu để từ đó có phương án sử dụng hợp lý. Nhất là việc xây dựng nguồn vốn để tài trợ cho những dự án có quy mô lớn, thời hạn hoàn vốn lâu. Cơ cấu theo thời hạn huy động của qua các năm được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 2.4: Bảng cơ cấu nguồn hình thành theo thời hạn huy động

(Đơn vị: tỷ đồng- các đồng ngoại tệ quy về VND)

Thực hiện 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Số tiền %/ΣNV Số tiền %/ΣNV Số tiền %/ΣNV Tổng nguồn vốn {A+B} 18.410 100,0% 26.684 100,0% 28.259 100,0%

A.Vốn huy động {A=1+2+3}

13.510 73,4% 20.734 77,7% 21.959 77,7%

1.Tiền gửi không kỳ hạn 3.276 17,80% 6.734 25,2% 7.322 25,9% 2. Tiền gửi kỳ < 12 tháng 6.209 33,7% 6.041 22,7% 7.371 26,1% 3.Tiền gửi kỳ > 12 tháng 4.025 21,9% 7.959 29,8% 7.266 25,7% B.Vốn UTĐT (trừ NHCS) 5000 26,6% 5.950 22,3% 6.300 22,3% )

nguồn vốn ngắn hạn tại chiến tỷ trọng lớn, tỷ trọng bình quân so với tổng số vốn hoạt động là 50,15%, và chiếm tới 70.20% so với tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010, nguồn ngắn hạn tại là 9.485 tỷ đồng chiếm 70,20% so với tổng vốn huy động, sang năm 2011 là con số này là 12.775 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 3290 tỷ đồng tương đương 25.75%, năm 2012 đạt 14.693 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61,61% so với tổng vốn huy động. Trong đó nguồn tiền dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn huy động của , tỷ trọng trung bình 61,11%/năm so với tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh và 47,30%/năm so với lượng vốn huy động của . Nguồn này có mức tăng trưởng khá nhanh, năm sau cao hơn năm trước, mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 406,5 tỷ đồng. Điều này cho thấy, nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán qua hệ thống ngân hàng (kể cả tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dưới 1 tháng). Trên cơ sở số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng ngân hàng cung cấp một số phương tiện thanh

toán như Séc, UNC, UNT, dịch vụ rút tiềt tự động qua mạng máy tính, ATM kết hợp với thái độ phục vụ nhiệt tình, tinh thông nghiệp vụ của cán bộ phòng kế toán ngân quỹ (phòng có mật độ tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất của ngân hàng) đã gây được cảm tình và niềm tin cho khách hàng tới quan hệ và giao dịch.

Tiền gửi có kỳ hạn, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao song trong cơ cấu của nguồn này thì gần như toàn bộ là ngắn hạn. Đây là một điều dễ giải thích. Doanh nghiệp là doanh nghiệp, có nghĩa là vốn có được phải được dùng để sản xuất kinh doanh chứ không đơn thuần là chỉ để gửi ngân hàng lấy lãi. Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong kinh doanh lớn hơn lãi suất của ngân hàng. Các khách hàng của chi nhánh, ví dụ như tổng công ty Điện Lực Việt Nam gửi ngắn hạn sau đó họ lấy từng tháng để trả lương. Đây lầ một hình thức vô cùng thuận tiện. Với hình thức này đã khắc phục được yếu điểm của tiền gửi thanh toán. Đó là nguyên nhân vì sao chỉ sau một năm, từ 2010 đến 2011, nguồn tiền gửi ngắn hạn của doanh nghiệp luôn tăng mạnh từ 9000 lên đến 12.000 tỷ đồng. Năm 2012 nguồn này đạt hơn 14.000 tỷ đồng. Có thể khẳng địng đây là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ vừa kinh doanh, vừa tính toán sao cho đạt được lợi nhuận tối đa với nguồn vốn của mình. Đây cũng khẳng định uy tín của chi nhánh với các doanh nghiệp trên địa bàn.

Số dư tiền gửi trung và dài hạn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội không lớn. Số dư này chủ yếu là của một số công ty do trong năm không tìm được hướng đầu tư, để tránh tìng trạng ứ đọng vốn, đã gửi vào ngân hàng. Nguồn này tuy cũng tăng qua các năm song tỷ trọng ngày càng nhỏ dần.

Trong các năm qua ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Tiền gửi có kỳ hạn có lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán. các doanh nghiệp đã tận dụng điều này và đã nghiên cứu, tính toán chu kỳ kinh doanh của mình để chuyển một phần tiền gửi thanh toán sang tiền gửi có kỳ hạn. có một lượng tiền để có thể sử dụng một cách ổn định hơn và doanh nghiệp có lãi hơn. Đây là một trong nhiều cách thức nhằm đa dạng hoá hình thức huy động, thu hút thật nhiều nguồn vốn của chi nhánh. Tỷ

trọng tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức xã hội trong tổng nguồn vốn huy động tăng lên rất nhanh.

Bên cạnh nguồn tiền gửi nhằm mục đích thanh toán và khoản tiết kiệm dưới 1 tháng, thì nguồn tiền tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, TCTD, Quỹ hộ trợ..., mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ từ 2-3%, nhưng nó lại có tính ổn định tương đối cao (có thể thời hạn các nguồn riêng lẻ thì ngắn nhưng nếu xét tổng thể thì nó luôn luôn có một lượng số dư nhất định) và như vậy ngân hàng có thể tính toán tỷ lệ sử dụng sao cho hợp lý nhằm thực hiện những mục đích của mình. Trong nguồn tiền gửi ngắn hạn, nguồn có thời hạn trên 1 đến 12 tháng chiếm tỷ trọng bình quân khá cao trong tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh của , nguồn này có mức biến động cao và không ổn định qua các năm. Với sự nhận thức của khách hàng ngày càng cao, việc sử dụng tiền mặt nhiều hoặc tích trữ trong nhà ngày càng hiếm, nó làm nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng lên đáng kể, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc làm giảm lượng vốn có thời hạn từ 1 đến 12 tháng của .

Một trong những nguồn đang ngày càng khẳng định được vai trò và liên tục gia tăng khi hoạt động trong một nền kinh tế hiện đại là nguồn vốn uỷ thác. NHNNo&PTNT Yên Phong là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam. Tại , với các hình thức dịch vụ có chất lượng cao, có nhiều hướng đầu tư có hiệu quả, nên có nhiều các chi nhánh khác, ngân hàng khác chuyển vốn uỷ thác đầu tư đến. trở thành một địa chỉ quen thuộc không chỉ đối với khách hàng mà còn đối với cả các chi nhánh khác. Điều này thể hiện ở nguốn vốn uỷ thác qua các năm của liên tục tăng và tăng mạnh. Năm 2010,2011, 2012 nguồn huy động từ uỷ thác đầu tư của chi nhánh luôn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động là 25%. Sự ổn định này càng khẳng định vị thế của . Trong khi các đơn vị khác, hoạt động tín dụng gặp khó khăn thì tại , môi trường kinh doanh vẫn được duy trì, đảm bảo sự thuận lợi cho . Đây là kết quả của việc luôn nghiên cứu, tìm kiếm đầu ra cho vốn huy động. Ngân hàng luôn quan tâm mở rộng thị phần đầu ra để làm tăng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn huy động. Từ đó nó sẽ tạo sự thuận lợi cho việc tăng cường huy

động vốn. Cụ thể là nguồn vốn uỷ thác đã đóng góp ngày càng nhiều hơn trong tổng nguồn vốn huy động.

Qua biểu trên cho thấy, nguồn trung và dài hạn có tốc độ tăng trưởng khá cao qua các năm, điều này là do đã áp dụng các biện pháp và hình thức khác nhau như, mở loại hình tiết kiệm dự thưởng với tiền gửi trung và dài hạn (cho những món có giá trị trên 500 triệu VND, hoặc ngoại tệ trị giá tương đương 25.000 USD trở lên), tiết kiện bậc thang, phát hành giấy tờ có giá.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn yên phong (Trang 40 - 45)