7. Bố cục khóa luận
3.2. Bài học kinh nghiệm
Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới với những thành tựu hạn chế, những thời cơ, cũng như những thách thức Đảng ta đã đúc kết, đánh giá trong đó có hoạt động đối ngoại nói chung và quan hệ ngoại giao nói riêng đã góp phần giúp chúng ta nhìn lại một quá trình đi lên của đất nước. Chính hoạt động đối ngoại đã góp phần không nhỏ tạo ra thế và lực mới cho nước ta, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng bị bao vây, cô lập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Từ việc phân tích các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, với những kết quả đạt được có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Một là, Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế.
Ngay từ khi Đảng mới ra đời với bản cương lĩnh đầu tiên Đảng ta đã đề cập đến yếu tố đoàn kết quốc tế và xem đây là điều kiện góp phần quan trọng vào sự thành công của cách mạng nước ta. Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, quan điểm trên tiếp tục được vận dụng làm cho các quốc gia và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới hiểu ta hơn nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
Nền tảng mang lại sự thành công to lớn trong quan hệ đối ngoại của dân tộc ta chính là tinh thần độc lập, tự chủ, linh hoạt mềm dẻo và đầy tính sáng tạo. Giai đoạn đổi mới đất nước kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI 12-1986) đã mở ra hướng mới trong hoạt động đối ngoại đó là chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và mở rộng. Đường lối đối ngoại của Đảng đặt ra yêu cầu cho công tác đối ngoại là phải phục vụ lợi ích cao nhất và thiêng liêng nhất của dân tộc đó là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ quan trọng của hoạt động đối ngoại là giữ gìn hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động đối ngoại được xác định trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình để hợp tác và phát triển. Trong hoạt động đối ngoại Đảng ta nhấn mạnh tính chủ động và sáng tạo trên cơ sở nắm bắt những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế mà vận dụng thích nghi với điều kiện nước ta, tổng hợp các yếu tố trong nước và ngoài nước tạo thành sức mạnh
vật chất và tinh thần kế thừa những tinh hoa của nhân loại nhưng phải biết dựa vào sức mình là chính để tìm ra hướng đi thích hợp, không làm phương hại đến chủ quyền quốc gia và không để đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đó chính là phương châm của Đảng ta được đề ra trong quan hệ đối
ngoại “Hòa nhập nhưng không hòa tan”, mở cửa để đón nhận những cái tốt,
tiến bộ và không để những cái xấu tác động làm mất đi chính mình. Độc lập, tự chủ nhưng không tách rời với cuộc sống nhân loại.
Trong bối cảnh quốc tế những năm 90 của thế kỷ XX với những diễn biến phức tạp, làm thay đổi cả cục diện thế giới, tác động sâu sắc đến tình hình nước ta, nhưng Đảng ta với tư duy độc lập, sáng tạo và nhạy bén đã đề ra chính sách đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta, tạo được cách nhìn thân thiện và khả năng hòa hợp, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính những mối quan hệ quốc tế, bước đầu đã góp phần quan trọng trong việc phá vỡ thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, từng bước tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế, đưa đất nước ta tiến lên một tầm cao mới, vị thế mới tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập phát triển. Với quan điểm nhất quán của Đảng ta trong quan hệ đối ngoại kể từ Đại hội VI đã tạo nền móng cho chính sách đối ngoại đa phương, rộng mở ở Đại hội VII, Đại hội VIII và các Nghị quyết của trung ương đã tiếp tục quán triệt và phát triển các quan điểm đối ngoại của Đảng lên một bước mới đó là thực hiện quan hệ đối ngoại rộng mở, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lâp, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nôi bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương lượng.
Góp phần vào tiếng nói chung vì hòa bình và ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Quan điểm trên của Đảng ta đã đảm bảo cho nước ta gia nhập vào các tổ chức ở khu vực và quốc tế và ngày càng có vị trí quan trọng ở Đông Nam Á.
Hai là, Trong quan hệ quốc tế phải giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một quan điểm nhất quán, là mục tiêu và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong cả quá trình cách mạng của nước ta kể từ khi thành lập Đảng đến nay và trong định hướng sau này. Bởi vì có giữ vững được độc lập dân tộc, tự chủ trong đường lối, chính sách thì những quan điểm của ta về chủ nghĩa xã hội mới được thực thi, đây chính là điều kiện tiên quyết cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là cơ sở để đảm bảo cho độc lập dân tộc được giữ vững. Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, một điều không thể thiếu trong quan điểm đường lối của Đảng là phải đảm bảo tính thống nhất về quốc gia, dân tộc, tôn giáo…vì chỉ có thống nhất cao thì mới tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc, mới đủ sức giữ vững thành quả cách mạng, giữ vững độc lập dân tộc, bất kỳ một sự chia rẽ nào hoặc để kẻ thù thực hiện âm mưu chia rẽ đất nước sẽ bị suy yếu, chủ quyền an ninh quốc gia bị xâm hại, lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân bị ảnh hưởng. Cho nên giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là một mục tiêu nhất quán để bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Nhìn lại chặng đường của quá trình đổi mới đất nước đã qua, trước những khó khăn thách thức tưởng chừng như không thể vượt qua nổi, nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng luôn kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội bởi đây là kinh nghiệm xương máu trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Và ngày nay, trải
qua hơn 25 năm kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta vẫn luôn kiên định, xác định đúng hướng, mặc dù phía trước còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng kinh nghiệm của 25 năm đổi mới đã chứng minh rằng: Đường lối độc lập dân tộc, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại trên cơ sở giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một quan điểm mang tính khoa học làm cơ sở cho đất nước tiến lên.
Ba là, thực hiện tốt bốn phương châm xử lý trong chính sách đối ngoại sau:
+ Đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Lợi ích cao nhất của dân tộc là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững độc lập và thống nhất tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác đối ngoại nhằm phục vụ cho lợi ích dân tộc và đây cũng là cách để thực hiện một cách tốt nhất về nghĩa vụ quốc tế.
+ Giữ vững độc lập, tự chủ, tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Vấn đề độc lập tự chủ, tự lực, tự cường nhằm phát huy mọi tiềm năng về nội lực, đảm bảo khả năng độc lập dân tộc để xây dựng chủ nghĩa xã hội là điều kiện để nâng cao uy tín của nhà nước ta. Đa dạng hóa, đa phương hóa nhằm khai thác các lợi thế trong quan hệ quốc tế để phục vụ lợi ích dân tộc nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Mở rộng quan hệ đối ngoại trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, kho học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế… cả về mặt xây dựng Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ.
+ Nắm vững hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Hợp tác và đấu tranh là hai mặt phổ biến trong quan hệ quốc tế, hợp tác là để cùng nhau
phát triển vì lợi ích của các nước cho nên hợp tác là nhằm tranh thủ lực lượng “thêm bạn, bớt thù” và đấu tranh với nhiều hình thức thích hợp nhằm đảm bảo lợi ích dân tộc, phân hóa, thu hẹp các thế lực chống đối.
+ Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước. Quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và cộng đồng thế giới là đáp ứng lợi ích dân tộc, phù hợp với xu thế chung, qua đó cũng nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đối ngoại, đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu nước
mạnh”.
Bốn là, kết hợp chặt chẽ yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn cách mạng Việt Nam với xu thế vận động của thế giới để phát huy sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại.
Nhiệm vụ đối ngoại bao trùm trong thời gian tới là giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực vào đấu tranh chung của nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đây cũng là mục tiêu hết sức quan trọng, đòi hỏi trong công tác đối ngoại của Đảng phải tùy lúc phát huy được cả hai nội lực và ngoại lực để tạo thế lực mới phù hợp với điều kiện của đất nước và xu thế của thời đại. Vì vậy, trong quá trình đổi mới đất nước, trước những khó khăn vô vàn trong nước và tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, Đảng ta đã đề ra đường lối, chính sách đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa, nhằm phá thế bao vây, cấm vận, thực hiện liên kết, hợp tác, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển đất nước phực vụ cho đường lối công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đồng thời tạo điều kiện để nước ta có khả năng hội nhập tốt nhất vào xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ thông tin, đây cũng là giai đoạn mà cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra như vũ bão và chính nó đã lôi cuốn nền kinh tế các nước theo xu hướng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia trên thế giới theo hướng phân công lại thị trường lao động quốc tế, hợp tác khu vực và tạo ra khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ.
Tạo ra “thế” và “lực” mới chính là khả năng phát huy sức mạnh của
dân tộc và sức mạnh thời đại đưa đất nước tiến lên tầm cao mới.
Trong quan hệ quốc tế phải nắm vững nguyên tắc, nhưng đồng thời phải sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của đất nước cũng như những diễn biến của tình hình thế giới, khu vực phù hợp với từng đặc điểm, từng đối tượng.
KẾT LUẬN CHUNG
Hoạt động đối ngoại trong sự nghiệp đổi mới của Đảng ta đã và đang tăng về cường độ, đa dạng, đa phương với tất cả các quốc gia trên thế giới. Quá trình hội nhập vào thế giới chính là sự vươn xa hơn, tiếp thu chắt lọc những thành tựu, những tinh hoa để đúc kết và vận dụng vào thực tiễn nước ta biến những tiềm năng, cái có thể trở thành hiện thực, tạo ra nguồn lực thực sự từ việc kết hợp giữa nội lực và ngoại lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội đưa nước ta tiến lên vững chắc mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Mở rộng quan hệ đối ngoại trong thời kỳ đổi mới nước ta đã tận dụng thời cơ, thuận lợi khắc phục dần nguy cơ và yếu kém, đồng thời tạo điều kiện phát huy tính tự lực, tự cường, khai thác tối đa lợi thế so sánh, đi đôi phát triển kinh tế- xã hội và giao lưu hội nhập phải giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Thành tựu đạt được của 20 năm Đảng ta thực hiện đường lối đối ngoại từ Đại hội VI(12-1986), đến Đại hội X(2006) đã chứng minh đường lối đối ngoại của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của đất nước và nắm bắt được xu thế của thời đại đã thấy được vai trò to lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cũng như tạo đà, thế mạnh cho Việt Nam tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập thế giới. Tham gia tích cực và có hiệu quả hơn vào các diễn đàn và các thể chế toàn cầu, nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách đặt ra cho toàn nhân loại, góp phần xứng đáng vào nỗ lực chung của cộng đồng thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác hữu nghị cùng phát triển.
Đại hội X đã mở ra một kỷ nguyên mới trong sự nghiệp đổi mới của dân tộc ta, Đảng ta khẳng định tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, hướng hoạt động, quan hệ đối ngoại trên nguyên tắc độc lập, tự chủ, mở rộng, đa
dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập cùng thế giới nhằm kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại làm tăng thêm nội lực đất nước, tạo điều kiện cho việc thực hiện thành công đường lối công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đưa nước vững bước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Với những thành tựu, kinh nghiệm và hướng lên, chúng ta tin chắc rằng đất nước ta sẽ ngày càng phát triển và đạt thêm nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bối cảnh quốc tế và chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Tư liệu tham khảo, Viện Thông tin khoa học, Học viện hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh,1999.
2. Bùi Trung Thành : “chính sách đối ngoại của Đảng thời kỳ đổi mới (1986-
1996)”- luận án thạc sĩ khoa học lịch sử- Hà Nội 1994.
3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Nxb Sự Thật, Hà Nội,1991.
4. Lê Duẩn: “Tình Hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng ta”. Nxb
Sự Thật, Hà Nội,1981.
5. Vũ Công Lưu: “ Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thời