7. Bố cục khóa luận
2.2.2. Thực tiễn trong hoạt động đối ngoại thời kỳ 1996 2006
Mở rộng quan hệ đối ngoại với ba nước Đông Dương: Chúng ta hết sức coi trọng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa ba nước Đông Dương. Ta tích cực chủ động tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với Lào, lấy quan hệ mật
thiết giữa hai đảng làm nòng cốt, mặt khác không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả hợp tác hai bên chưa cao. Các thế lực bên ngoài còn can thiệp, tăng cường ảnh hưởng thông qua đầu tư, viện trợ, thương mại, tuyên truyền văn hóa làm hạn chế ảnh hưởng, vị thế của ta với Lào.
Với Cămpuchia chúng ta kiên trì chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của Cămpuchia, kịp thời điều chỉnh quan hệ với bạn, tăng cường
sự tin cậy giữa hai nước. Hai bên thỏa thuận phương châm 16 chữ: Hợp tác
láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài. Ta chủ động đa dang hóa quan hệ với các lực lượng chính trị ở Cămpuchia, tạo điều kiện giải quyết những vấn đề tranh chấp do lịch sử để lại. Cuối năm 2005, hai
bên đã ký bổ sung Hiệp định về đường biên giới giữa hai nước năm 1985, tạo
điều kiện pháp lý để cắm cột mốc biên giới, xây dựng quan hệ giữa hai nước thật hòa bình, hữu nghị và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
Quan hệ với Trung Quốc: Chúng ta cũng chủ động thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực đồng thời với việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên gặp gỡ trao đổi, tăng cường tình hữu nghị. Năm 2002, hai bên xác định khuôn khổ quan hệ hai
nước bằng 16 chữ vàng: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu
dài, hướng tới tương lai. Năm 2004, quan hệ giữ hai nước lại được bổ sung
phương châm bốn tốt: Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.
Quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước cũng phát triển nhanh. Hai bên
đàm phán giải pháp vấn đề biên giới: Ngày 30-12-1999, ký Hiệp ước về biên
giới trên đất liền và ngày 25-12-2000, ký Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ, Hiệp định giải quyết vấn đề lãnh hải, cùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai bên, giải quyết
vấn đề tồn tại lâu năm, tạo điều kiện lâu dài để phát triển. Những chuyến viếng thăm, gặp gỡ hàng năm giữa lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai nước đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Nhìn chung, trong quan hệ với Trung Quốc, chúng ta đã quán triệt tốt phương châm tăng cường hợp tác hữu nghị, kiên trì nguyên tắc độc lập tự chủ để bàn bạc, đàm phán giải quyết những bất đồng trên tinh thần 16 chữ vàng mà lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận.
Quan hệ với các nước và tổ chức ASEAN: Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế tài chính gây khó khăn cho khu vực, chúng ta tích cực, chủ động góp phần vào việc củng cố, tăng cường và mở rộng hợp tác giữa các nước ASEAN, nâng cao vai trò của ta trong ASEAN. Chúng ta cũng nhận thức rõ tính hai mặt của các nước khu vực với Việt Nam cũng như lợi ích khác nhau của họ trong quan hệ với các nước lớn, từ đó tranh thủ, khuyến khích những mặt tích cực, khôn khéo và linh hoạt đấu tranh nhằm hạn chế những mặt tiêu cực, củng cố môi trường ổn định ở khu vực, thúc đẩy hợp tác phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quan hệ với các nước bạn bè truyền thống và các nước đang phát triển: Mặc dù Nga gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn là nước lớn, là bạn hàng truyền thống nhiều tiềm năng, là nước đầu tư lớn ở nước ta. Chúng ta đã chủ động có những biện pháp duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nga trên nhiều lĩnh vực, kể cả an ninh, quốc phòng. Hai bên ký kết hàng loạt hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học- công nghệ, dầu khí, khuyến khích và bảo hộ đầu tư…Đóng góp lớn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế của nước ta. Chúng ta tiếp tục đề cao tầm nhìn quan trọng chiến lược trong quan hệ hợp tác với Ấn Độ. Với bạn bè truyền thống và các nước đang phát triển, chúng ta có nhiều nỗ lực củng cố quan hệ, đặc biệt với Cuba, Triều Tiên, Mông Cổ, các nước Trung- Đông Âu. Chúng ta thúc đẩy quan hệ với
Hàn Quốc kể cả chính trị và kinh tế. Hàn quốc đứng hàng thứ tư đầu tư vào Việt Nam. Chúng ta mở rộng thị trường sang các nước châu Phi, Mỹ Latinh và luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác và ủng hộ các nước này trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và phát triển kinh tế.
Quan hệ hợp tác với các nước tư bản phát triển: Năm 2000, Ta đã ký hiệp định thương mại với Mỹ, thúc đẩy quan hệ với Mỹ trên các lĩnh vực. Đầu tư của Mỹ vào nước ta ngày càng tăng nhanh. Mặt khác, chúng ta luôn hợp tác với Mỹ trong giải quyết những vấn đề còn bất đồng, đặc biệt là vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Chúng ta tiếp tục thúc đẩy quan hệ nhiều mặt với Nhật Bản, xác định mối quan hệ đối tác tin cậy, ổn định lâu dài với Nhật có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của ta, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực. Hiện nay, Nhật là bạn hàng lớn nhất, là nước cung cấp viện trợ phát triển nhiều nhất và đầu tư lớn ở Việt Nam. Chúng ta tiếp tục thúc đẩy quan hệ với các nước Tây- Bắc Âu, Ôxtrâylia và Niu Dilân nhằm tranh thủ thu hút vốn đầu tư của các nước này và đẩy mạnh quan hệ thương mại, mở rộng thị trường ở các khu vực này.
Ngoại giao đa phương: Tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, phong trào Không liên kết, ASEAN,ASEM,ARF, Cộng đồng pháp ngữ, APEC…, Việt Nam đã phối hợp với nhiều nước đấu tranh bảo vệ hòa bình và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc. Ta đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế quan trọng như Hội nghị thượng đỉnh ASEAN VI, Hội nghị cấp cao các nước sử dụng tiếng Pháp VII, Hội nghị cấp cao ASEM V, đảm nhiệm tốt nhiệm kỳ Chủ tịch ủy ban thường trực ASEAN và ARF, được các nước đánh giá cao. Việt Nam được bầu vào Hội đồng điều hành của nhiều tổ chức kinh tế- xã hội, ủy viên đồng điều hành của nhiều tổ chức quan trọng thuộc Liên hợp quốc như UNDP,UNFPA… Đặc biệt, cuối năm 2006, Việt Nam được kết nạp vào
WTO và là chủ nhà của Hội nghị cấp cao APEC 14, tháng 10-2007, được bầu là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Về kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế: Thực hiện các nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, đặc biệt là Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị (tháng 11-2001) về kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã thu hút được những thành tựu đáng kể. Tính đến cuối năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 172 nước, quan hệ thương mại với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, quan hệ đầu tư với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ.
Công tác đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài: Đảng ta khẳng định rõ: Cộng đồng người Việt Nam sống ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam và không phân biệt đối xử đối với họ, cho dù họ rời Tổ quốc ra đi với bất cứ lý do nào.
Hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta phát triển mạnh, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực trên thế giới. Đã giải quyết được một số vấn đề về biên giới, lãnh thổ, vùng chồng lấn trên biên giới với một số quốc gia, chủ động và tham gia các diễn đàn thế giới, tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế và khu vực tại Việt Nam….Những thành tựu đó, trong bối cảnh thế giới phức tạp và biến động nhanh, chứng tỏ đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình thế giới, khu vực với xu thế của thời đại và thực tiễn của Việt Nam.
Tóm lại, thời kỳ này, chúng ta đã tích cực tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế và đat được nhiều kết quả tốt. Việt Nam tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống, tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong ASEAN, APEC, tăng
cường quan hệ với nhiều nước phát triển và nhiều nước, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế khác. Có thể nói, chưa bao giờ Việt Nam có nhiều bạn bè quốc tế như bây giờ. Thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại đã tạo tiền đề cho nước ta tiến nhanh hơn trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế.
CHƢƠNG 3: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƢỜNG LỐI
ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ (1986-2006)
Cùng với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong những năm qua và hiện nay, việc thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta cũng đã góp phần mang lại những thắng lợi đáng kể. Xuyên suốt Đại hội VI(12-1986) đến Đại hội IX(4-2001) đến Đại hội X(2006) Đảng ta luôn chủ trương phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương
hóa với tinh thần “ Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Cùng với quá trình phát triển tư duy lý luận, Đảng ta đã không ngừng tích cực tham gia vào các hoạt động mang tính quốc tế nhằm tạo bước đột phá là tranh thủ và vận động tối đa mọi nguồn lực bên ngoài thông qua ngoại giao để phát huy cao nhất, nâng nền kinh tế nước ta đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới.
3.1. Những thành tựu đạt đƣợc trong 20 năm Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam thực hiện đƣờng lối đối ngoại từ 1986-2006
Trong suốt 20 năm do Đảng khởi sướng thực hiện đường lối đổi mới đất nước. Đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực đối ngoại bao gồm những nét cơ bản sau:
Một là: Quan hệ đối ngoại không ngừng mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Nước ta đã tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống, tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC),
tăng cường quan hệ với các nước phát triển và nhiều nước, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế khác, có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, có quan hệ thương mại với hơn 150 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Đảng ta tiếp tục củng cố tinh thần đoàn kết hữu nghị với các Đảng cộng sản và công nhân, các phong trào độc lập và tiến bộ trên thế giới, thiết lập quan hệ với Đảng cầm quyền ở một số nước. Các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, ủy ban hòa bình và các hội hữu nghị đẩy mạnh ngoại giao nhân dân cả về quy mô và địa bàn, góp phần tích cực vào thắng lợi của Đảng và Nhà nước ta trên mặt trận đối ngoại.
Hai là: Nước ta đã đẩy lùi được chính sách bao vây, cô lập, cấm vận của các thế lực thù địch tạo dựng được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ chức, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Với đường lối nhất quán trong chính sách đối ngoại của Đảng ta kể từ Đại hội VI đến nay đó là: độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, từ đó đã mở rộng được quan hệ với các nước, từng bước phá được cấm vận, bao vây cô lập, góp phần giữ vững hòa bình và ổn định ở khu vực, chính những nhân tố này đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Từ chỗ bị bao vây cấm vận, chúng ta đã từng bước hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta đã mở rộng cửa với các tổ chức kinh tế, tài chính thương mại thế giới, tăng nhanh tốc độ hoạt động kinh tế đối ngoại với hầu hết các nước, từng bước gia nhập vào các tổ chức ở khu vực và quốc tế làm cho thế bao vây, cấm vận của Mỹ trở thành lỗi thời và tiến tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ngày 11/7/1995 quan hệ Việt- Mỹ chính thức được thiết lập ở cấp Đại sứ và tổng lãnh sự.
Hoạt động đối ngoại đã tạo dựng được môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề Cămpuchia đã được Nhà nước ta chủ động và tích cực giải quyết tiến tới ký hiệp định hòa bình về Cămpuchia ở Pari (10-1991). Chính sự kiện này đã giúp nước ta cải thiện được tình hình trong cách nhìn của cộng đồng quốc tế, từ đó các hoạt động đối ngoại khác đã diễn ra tích cực hơn. Chúng ta đã từng bước thực hiện bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc(11-1991), tạo điều kiện cho giao lưu phát triển kinh tế thương mại và đầu tư, đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân hai nước. Hai bên đều mong muốn tăng cường và mở rộng hơn nữa hợp tác kinh tế, phù hợp với tiềm năng và lợi ích của cả hai bên hiện đang tích cực trao đổi tiến tới triển khai nhiều dự án hợp tác lớn ở Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc có 107 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn là 214 triệu USD, trong đó có 60 dự án đang được triển khai với số vốn thực hiện trên 68 triệu USD. Nước ta đã tiến hành các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương cấp cao với các nước ASEAN. Chủ động tham gia vào các hoạt động của tổ chức này và đến tháng 7-1995 Việt Nam đã chính thức gia nhập ASEAN. Chúng ta đã nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, ký hiệp định khung với liên minh châu Âu, củng cố và phát huy mối quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển ở châu Á, Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh kể cả với các nước công nghiệp phát triển.
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN đã tạo thế phá vỡ việc bao vây, cấm vận, cô lập của các thế lực thù địch, mở ra hướng mới trong việc hợp tác và phát triển giữa các nước trong khu vực, tạo môi trường thuận lợi hòa bình và ổn định cho sự nghiệp xây dựng đất nước, tạo đà đưa đất nước tiến vào hội nhập kinh tế quốc tế và tích cực giải quyết những vấn đề tồn tại và bất đồng với các nước láng giềng và các nước láng giềng và các nước trong khu vực