1.11.Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP EXIMBANK – CHI NHÁNH CHỢ LỚN (Trang 41 - 44)

1.11.1.Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý

 Cần có những biện pháp hữu hiệu trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế cũng như tạo môi trường pháp lý thông thoáng, an toàn, phù hợp với cớ chế thị trường và hoàn thiện các bộ luật nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi. Bên cạnh đó, cần phải rà soát lại những văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ để hệ thống văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.

 Cần thực hiện tốt hơn nữa công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa các ngân hàng thương mại, đưa hoạt động tín dụng ngân hàng vào đúng các quỹ đạo pháp luật, đồng thời qua đó rút ra được những điểm chưa hợp

lý trong hệ thống văn bản pháp quy của NHNN để từ đó có sự thay đổi kịp thời và hợp lý.

 Cải cách thủ tục hành chính có liên quan đến quyền sử dụng, quyền sở hữu bất động sản và động sản, đăng ký giao dịch đảm bảo để hỗ trợ và phối hợp tốt với các ngân hàng trong quá trình giải ngân, thu nợ tạo điều kiện cho người dân có thể vay vốn nhiều hơn.

 Nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhằm tạo thuận lợi cho các NHTM có thông tin đầy đủ về khách hàng khi cho vay.

 Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạn tín nhiệm trên thế giới.

 Cần ổn định chính sách đất đai, nhanh chóng ban hành luật đất đai mới và những văn bản hướng dẫn dưới luật có tính nhất quán nhằm quy định rõ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc nhận thế chấp tài sản là bất động sản.

 Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ cho ngân hàng thu hồi nợ, nhanh chóng xử lý khi xảy ra tranh chấp. Bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng theo pháp luật.

1.11.2.Kiến nghị đối với NHNN

 NHNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế lãi suất phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ, phù hợp với cung cầu tiền tệ và điều kiện thực tế. Khuyến khích các NHTM quốc doanh và ngoài quốc doanh áp dụng cơ chế quản trị lãi suất để tránh rủi ro và có chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào cao hơn mức hiện nay, đảm bảo cho các NHTM bù đắp chi phí, rủi ro và có lợi nhuận để phát triển bền vững.

 Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay KHCN. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành thêm hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của cho vay KHCN.

 NHNN cũng nên hỗ trợ hơn nữa cho các NHTM quốc doanh và ngoài quốc doanh trong việc tổ chức những khóa học hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.

1.11.3.Kiến nghị với Eximbank

 Tiếp tục hoàn thiện và chỉnh sửa, ban hành mới cơ chế quy trình nâng cao năng lực quản trị điều hành theo hướng tập trung, thông tin trực tuyến đồng thời phân cấp ủy quyền cho từng cấp rõ ràng.

 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các chi nhánh, phòng giao dịch ở nông thôn nhất là các thiết bị tin học

 Đa dạng hơn nữa các hình thức đầu tư hỗ trợ các chi nhánh, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới giữ vững thị trường và từng bước mở rộng hơn việc cho vay đối với KHCN, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của khách hàng.

1.11.4.Kiến nghị với Eximbank – Chi nhánh Chợ Lớn

 Cần có sự nhất quán, đồng bộ trong việc thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn, trong đó cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, phòng ban, nhân viên với nhau.

 Ngân Hàng cũng nên xây dựng những chính sách cho vay riêng biệt đối với các khoản vay cá nhân, giúp tăng tính thông nhất, giảm thời gian và chi phí khi cho vay, từ đó nâng hiệu quả cho vay.

 Đa dạng hoat cũng như hiện đại hóa sản phẩm, xây dựng sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.  Đặc biệt, đối với sản phẩm tín chấp, ngân hàng cần quảng bá sản phẩm này sâu

rộng hơn đến đối tượng khách hàng tiềm năng, điều kiện cho vay cũng cần được nới lỏng nhưng không cho vay tràn lan, không kiểm soát mà công tác thẩm định cần phải sát sao, kỹ lưỡng, được giám sát chặt chẽ để hạn chế hạn chế rủi ro tín dụng. Mặc dù cho vay tín chấp là sản phẩm chứa đựng nhiều rủi ro nhưng nếu có phương án quản lý tốt thì đây thực sự là một mảng tín dụng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển, mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho Ngân Hàng.

 Đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ cho vay, thống nhất các mẫu biểu cũng như rút ngắn thời gian cấp tín dụng. Trong một số trường hợp, một số thủ tục ngân hàng có thể làm thay cho khách hàng, như thế sẽ nhanh hơn, đỡ tốn kém hơn.

 Ngân hàng cũng nên xây dựng mối quan hệ khăng khít, lâu dài với phòng công chứng, trở thành đơn vị thường xuyên giao dịch. Từ đó, giúp ngân hàng chứng thực các loại giấy tờ pháp lý có liên quan nhanh chóng với chi phí thấp và độ chính xác cao.

 Đa dạng hóa khách hàng, không tập trung và một nhóm đối tượng, mở rộng cho vay tiêu dùng, tiếp tục phát huy thế mạnh của Ngân Hàng.

 Liên kết với các công ty, các trường học, bệnh viện thông qua các hình thức trả lương qua ATM, thu tiền học phí của sinh viên… Tuy lượng tiền giao dịch ít nhưng với số lượng lớn công nhân viên chức và sinh viên thì lượng tiền huy động của ngân hàng qua các năm là một con số không nhỏ, góp phần nâng cao doanh số huy động và cho vay của ngân hàng đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP EXIMBANK – CHI NHÁNH CHỢ LỚN (Trang 41 - 44)