Về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CCLLCT PHÒNG NGỪA ĐIỂM NÓNG CT - XH ĐĂK NÔNG K42G (Trang 35)

C. DỰ KIẾN KẾT QUẢ

1.2. Về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

Huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và quần chúng nhân dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự; công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các vấn đề dân tộc, tôn giáo được tăng cường; nắm bắt kịp thời tư tưởng, dư luận xã hội, nhanh nhạy trong việc phản biện các thông tin trái chiều, những luận điệu xuyên tạc, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến an ninh nông thôn, an ninh chính trị.

Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các ngành liên quan, các vị chức sắc và người có uy tín trong các tôn giáo xây dựng và phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đề cao vai trò tự phòng, tự quản, tự bảo vệ của quần chúng; nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động phòng ngừa, tấn công các loại tội phạm và tệ nạn xã hội đặc biệt là trong đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phòng ngừa, giải quyết kịp thời các ”điểm nóng” chính trị – xã hội; kiên quyết giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

1.3.Về mặt xã hội

Hệ thống, chính sách pháp luật tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hơn, quyền hưởng và mức hưởng các chế độ ưu đãi xã hội, an sinh xã hội cho người dân, các nguồn lực tham gia bảo đảm an sinh xã hội không ngừng được tăng lên. Giải quyết tốt vấn đề lao động – việc làm, vấn đề di dân, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... qua đó đời sống vật chất và tinh thần của người có công với cách mạng, người nghèo, đồng

bào dân tộc thiểu số và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiếp tục được cải thiện; lòng tin của nhân dân đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố và tăng cường, góp phần bảo đảm ổn định chính trị, trật tự xã hội, quốc phòng, an ninh.

1.4.Về mặt kinh tế

Hạn chế thiệt hại về kinh tế do điểm nóng chính trị - xã hội gây ra, qua đó góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi nguồn lực để tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của Đề án cho các chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào DTTS không chỉ góp phần tích cực giúp họ yên tâm sản xuất, làm ăn xóa đói giảm nghèo, mà qua đó nhằm cải thiện chất lượng công tác giáo dục, bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc, chăm sóc y tế trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua đó góp phần ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Bảo đảm quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, hoàn thành tốt nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra.

D.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Đắk Nông là địa bàn có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng; là địa bàn mà các thế lực thù địch luôn tìm cách thực hiện âm mưu, ý đồ của chúng ở Việt Nam. Lịch sử cũng như hiện tại đều chứng minh rõ điều đó. Bởi, vùng dân tộc thiểu số ở Đắk Nông nói riêng, Tây Nguyên nói chung ngoài vị trí chiến lược của nó còn có hai vấn đề nổi lên mà các thế lực thù địch thường lợi dụng và dễ dàng lợi dụng, đó là vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo. Chính vì vậy, việc lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc gây mất ổn định chính trị, TTATXH nằm trong mưu đồ chống phá nhà nước XHCN Việt nam; tách Tây Nguyên thành vùng tự trị, ly khai khỏi quốc gia Việt Nam thống nhất của các thế lực thù địch.

1.2. Công tác đấu tranh với âm mưu, hoạt động của các TLTĐ lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc gây mất ổn định chính trị, TTATXH trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, TTATXH phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, về chủ quan, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở và cán bộ, đảng viên về trách nhiệm thực hiện công tác này còn chưa đầy đủ, sâu sắc. Việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến đồng bào DTTS Tây Nguyên từng lúc, từng nơi còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót; đời sống đồng bào DTTS Đắk Nông còn gặp nhiều khó khăn. Công tác đấu tranh của ta trên mặt trận tư tưởng vẫn còn hạn chế, chưa làm tốt công tác tuyên truyền trong vùng đồng bào DTTS nên một bộ phận còn nhận thức mơ hồ về dân tộc và Tổ quốc Việt Nam. Việc huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị vào công tác tuyên truyền vận động quần chúng giải quyết các vấn đề phức tạp ở cơ sở còn nhiều bất cập.

1.3. Để chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc gây mất ổn định chính trị, TTATXH của các TLTĐ trong thời gian tới đòi hỏi phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ, bao gồm xây dựng và phát triển kinh tế một cách toàn diện, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội của tỉnh trước mắt và lâu dài; thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay trong các DTTS; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, kiện toàn và nâng cao hiệu lực của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị trong vùng tôn giáo, vùng DTTS; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa lực lượng vũ trang với các cơ quan, ban, ngành trong công tác đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc của các TLTĐ; xây dựng một thế trận an ninh nhân dân nhằm đảm bảo ổn định an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

2. KIẾN NGHỊ

Bảo vệ ANQG nói chung và đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc nói riêng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng. Do vậy, kiến nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt một số nội dung, cụ thể như sau:

- Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 07/5/2004 của Tỉnh ủy về kết nghĩa giữa các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang đối với các buôn, bon đồng bào dân tộc thiểu số. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở để việc thực hiện Chỉ thị đem lại hiệu quả cao.

- Ban dân vận chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, địa phương thực hiện công tác vận động quần chúng, tranh thủ người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06/2008/TTg ngày 01/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về vận động người có uy tín trong dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Quyết định số 18/2011/QĐ-TTG và Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Gặp gỡ, tiếp xúc, động viên các chức sắc tôn giáo, già làng, trí thức có uy tín để phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giáo dục chính trị tư tưởng cho những người này nhằm phục vụ công tác tuyên truyền vận động bà con đồng bào, tín đồ tôn giáo yên tâm làm ăn, sản xuất, đoàn kết gắn bó tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, không nghe theo, không làm theo lời bọn phản động và các thế lực thù địch, thi đua xây dựng gia đình, thôn, bon văn hóa. Thường xuyên động viên, thăm hỏi tạo mọi điều kiện hoạt động cũng như hỗ trợ kinh tế, bồi dưỡng thêm kiến thức cho đội ngũ già làng, trưởng bản.

- Ban Dân tộc tỉnh theo dõi, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước.

- Ban Tôn giáo phối hợp với các cơ quan, ban ngành, UBND các huyện, thị xã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đặc biệt là đối với vùng đồng bào DTTS.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã thực hiện bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS một cách hợp lý nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của bà con đồng bào DTTS.

- Sở Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã thực hiện công tác đào tạo nghề và nghiên cứu bố trí việc làm cho lao động là người đồng bào DTTS.

- Sở giáo dục và đào tạo, Sở y tế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã thực hiện chăm lo công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS

- Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ là người DTTS, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Công an, quân sự, bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, ban ngành của tỉnh và các huyện, thị xã trong công tác đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc của các thế lực thù địch gây mất ổn định chính trị, TTATXH. Đồng thời là lực lượng nòng cốt, trực tiếp thực hiện công tác đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc của các TLTĐ; phối hợp với các lực lượng liên quan xây dựng thế trận an ninh nhân dân nhằm đảm bảo giữ vững ổn định an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

- Huyện uỷ, UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện tốt các biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong vùng tôn giáo, vùng đồng bào DTTS của địa phương; đảm bảo thực hiện đúng đắn chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; nắm tình hình và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn phát sinh trong lĩnh vực tôn giáo, vùng đồng bào DTTS, không để tạo ra “điểm nóng” về an ninh trật tự./.

7.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 2. Nghị quyết số 24/NQ-TW của Bộ chính trị.

3. Chỉ thị số 37/CT-TW của Bộ chính trị.

4. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa IX (Nghị quyết 25/NQ-TW ngày 12/3/2003).

5. Nghị định 69/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng 6. Nghị định 26/1999/NĐ-CP của Chính phủ.

7. Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực ngày 01/01/2013, quy định về hoạt động tín ngưỡng; về tổ chức tôn giáo; hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc và tổ chức tôn giáo; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

8. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (số 21/2004/PL-UBTVQH11).

9. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đăk Nông (2010), Văn kiện Đại hội Đảng

bộ tỉnh Đăk Nông nhiệm kỳ 2010 - 2015.

10. Tỉnh ủy Đăk Nông (2004), Báo cáo số 77/BC-TU, ngày 01/11/2004 sơ

kết tình hình và kết quả công tác đấu tranh xóa bỏ tổ chức phản động FULURO trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.

11. Tỉnh ủy Đăk Nông (2008), Báo cáo số 260 - BC/TU, ngày 29/10/2008

báo cáo kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (2003 - 2008).

12. UBND tỉnh Đăk Nông (2010), Quyết định số 526/QĐ-UBND ngày

27/4/2010 về việc ban hành Kế hoạch xây dựng, phát triển thôn, bon, buôn, bản và thôn có đông đồng bào DTTS.

13. Hoàng Phê. Tự điển Tiếng Việt. Nxb KHXH. Hà Nội 1988, tr 339.

14. Nhị Lê. Tạp chí Cộng sản, số tháng 3/1994, trang 49.

15. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. “Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001- 2010”. Buôn Ma Thuột, ngày 25 tháng 12 năm 2010

16. Ban Nội chính Trung ương. Một số tình hình và giải pháp phòng

ngừa, giải quyết điểm nóng ở cơ sở nông thôn nước ta. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2000, tr 15

17. Viện ngôn ngữ học. Tự điển Anh - Việt. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU...1

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án...1

2. Mục đích của Đề án...2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Đề án...2

4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận của Đề án...2

5. Ý nghĩa của Đề án...2

6. Kết cấu của Đề án...3

B. NỘI DUNG:...4

Phần thứ nhất:...4

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ ÁN...4

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...4

1.1.2. Tính tất yếu khách quan của việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng...10

1.2. CƠ SƠ CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ...11

1.2.1. Công tác tôn giáo và chính sách tôn giáo...11

1.2.2. Công tác dân tộc và chính sách dân tộc...12

1.2.3. Về an ninh quốc gia...13

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN...14

1.3.1. Đặc điểm tình hình tỉnh Đắk Nông liên quan đến vấn đề ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội...14

1.3.2. Âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc gây mất ổn định chính trị, TTATXH trên địa bàn tỉnh Đắk Nông...16

1.3.3. Công tác đấu tranh của các cơ quan chức năng...18

Phần thứ hai:...25

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP...25

NHẰM PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT “ĐIỂM NÓNG” CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN TÔN GIÁO, DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI...25

2.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH...25

2.2. QUAN ĐIỂM...26

2.3. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT “ĐIỂM NÓNG” CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN DÂN TỘC NHẰM GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG...28

Phần thứ ba:...33

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN...33

3.1. CƠ QUAN CHỦ TRÌ VÀ PHỐI HỢP:...33

3.2. NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH...33

3.3. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN...34

Phần thứ tư...35

C. DỰ KIẾN KẾT QUẢ...35

1.1. Về chính trị...35

1.2. Về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội...35

1.3.Về mặt xã hội...35

1.4.Về mặt kinh tế...36

D.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...37

2. KIẾN NGHỊ...38 7.TÀI LIỆU THAM KHẢO...40

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CCLLCT PHÒNG NGỪA ĐIỂM NÓNG CT - XH ĐĂK NÔNG K42G (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w