GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT “ĐIỂM NÓNG” CHÍNH TRỊ

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CCLLCT PHÒNG NGỪA ĐIỂM NÓNG CT - XH ĐĂK NÔNG K42G (Trang 28)

B. NỘI DUNG:

2.3.GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT “ĐIỂM NÓNG” CHÍNH TRỊ

TRỊ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN DÂN TỘC NHẰM GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

*Một là, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội một cách toàn diện, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội ở Đắk Nông trước mắt và lâu dài

- Thực hiện xóa đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đây không chỉ là nhu cầu bức thiết của quần chúng mà còn là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta. Nó trực tiếp tác động đến tư tưởng, là một trong những yếu tố hàng đầu để làm yên lòng dân, đồng thời là điều kiện để phát triển giáo dục, nâng cao dân trí.

- Giải quyết dứt điểm những vụ tranh chấp đất đai, nguồn lợi trong địa bàn tỉnh, nhất là những vụ tranh chấp giữa các dân tộc thiểu số tại chỗ với người Kinh và với các dân tộc thiểu số phía Bắc di cư tới, vì đây là vấn đề kẻ địch thường chú ý để kích động chia rẽ đoàn kết dân tộc. Thực tế cho thấy các vụ tranh chấp này đều có nguyên nhân từ sự thiếu quan tâm đến lợi ích của người dân tộc, dẫn đến việc quy hoạch chồng lấn lên đất đã có chủ, hoặc lấy đất của người dân tộc cấp cho cơ quan xí nghiệp, nông lâm trường hoặc cho bộ phận dân cư khác mà không giải thích thông suốt hoặc đền bù thỏa đáng trước khi thực hiện. Xác lập quyền sử dụng đất với đồng bào dân tộc ở trong tỉnh phải gắn với thực tế từng nơi cho phù hợp. Phải làm tốt công tác điều tra cơ bản về tình hình sử dụng đất trên địa bàn, nhất là những nơi sử dụng đất rừng theo dòng họ hoặc cộng đồng buôn, làng.

- Giải quyết tốt vấn đề di dân đến địa bàn tỉnh: Thực tế cho thấy vấn đề dân di cư trong thời gian qua (nhất là số di dân tự phát) đã tạo ra những mâu thuẫn phức tạp cho tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương, đặc biệt là trong quan hệ giữa các dân tộc và trở thành vấn đề mà kẻ địch lợi dụng chống phá ta. Do đó, việc điều chuyển lao động, di dân theo kế hoạch đến Đắk Nông phải trên cơ sở quy hoạch và có kế hoạch cụ thể đối với từng nơi, từng thời gian với tinh thần chỉ đạo dân đến những nơi mà ở đó nguồn lao động còn thiếu và nơi đó phải có

điều kiện ổn định đời sống cho những cư dân được chuyển đến. Có phương án xử lý hiệu quả đối với vấn đề di cư tự do của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc vào Đắk Nông, đặc biệt là dân tộc Mông, không để xảy ra tình hình phức tạp liên quan đến tranh chấp đất đai, va chạm dân tộc.

- Bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc: Vấn đề đặt lên hàng đầu hiện nay là phải tập trung khắc phục sự hụt hẫng của đồng bào dân tộc đối với văn hóa truyền thống và nhu cầu tiếp thu văn hóa hiện đại. Cần nâng cao hiểu biết của đồng bào dân tộc, mặt khác phải có kế hoạch giữ gìn, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các kiệt tác truyền khẩu, không gian văn hoá cồng chiêng của đồng bào M’nông, Êđê. Tăng cường phát hành các loại băng ghi âm, ghi hình phục vụ cho công tác tuyên truyền về giá trị của truyền thống văn hoá của đồng bào dân tộc tại chỗ trong mối quan hệ hài hoà với văn hoá vùng, miền, cả nước theo nghị quyết của Đảng. Ngành văn hóa cần tổ chức kiểm kê, phân loại các di sản văn hoá, tập quán, tín ngưỡng của từng dân tộc và có chủ trương cụ thể thích hợp cần có các tổ chức và công trình nghiên cứu và giữ gìn các di sản văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

- Cải thiện chất lượng công tác giáo dục: Các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh, huyện, xã cần chăm lo cải thiện hệ thống giáo dục - đào tạo con em các dân tộc thiểu số với tinh thần đây là "Quốc sách hàng đầu". Phải có chính sách riêng biệt, ưu tiên trong lĩnh vực này mới có thể phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục, nâng cao dân trí cho người dân tộc và tạo nguồn cho việc đào tạo cán bộ người dân tộc ở Đắk Nông. Vấn đề cơ bản có hiệu quả hiện nay là tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh, huyện và trường phổ thông dân tộc bán trú ở các trung tâm cụm xã với qui mô thích hợp, vừa tạo nguồn cán bộ, vừa bổ túc văn hóa cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Cần xây dựng đủ trường lớp và đội ngũ giáo viên cho các vùng dân tộc thiểu số bậc tiểu học được học song ngữ, cả tiếng nói và chữ viết dân tộc.

- Chăm sóc y tế trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Cùng với việc xoá đói giảm nghèo, cần phải chăm lo cải thiện hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ của đồng bào. Thực trạng Đắk Nông hiện nay cho thấy, cần tăng cường xây dựng trạm y tế đến trung tâm xã theo hướng kiên cố hóa và có đủ trang thiết bị cần thiết khám chữa bệnh cho dân. Phấn đấu để có đủ bác sĩ đến các trạm y tế xã. Tiếp tục thực hiện chế độ khám chữa bệnh miễn phí, cấp phát thuốc men chữa bệnh tại các trạm y tế xã vùng sâu, vùng khó khăn. Trước mắt cần tăng cường đội y tế lưu động và sử dụng số giáo viên tại các buôn làng đã được trang bị kiến thức y tế cơ sở để quản lý tủ thuốc và phát thuốc chữa bệnh thông thường cho đồng bào.

*Hai là, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào các DTTS ở Đắk Nông

- Đảm bảo sự đoàn kết, ổn định về chính trị trên cơ sở tôn trọng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của quần chúng, vừa bảo tồn được yếu tố lành mạnh của tín ngưỡng truyền thống, vừa hạn chế loại trừ được những hủ tục, tập quán lỗi thời, lạc hậu, làm lành mạnh hóa tôn giáo, văn hóa truyền thống để tăng cường sức đề kháng trước những yếu tố không tương thích của văn hóa ngoại lai.

- Đẩy mạnh phong trào quần chúng, củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, tranh thủ chức sắc tôn giáo và những người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.

- Thực hiện việc quản lý hoạt động tín ngưỡng tôn giáo băng pháp luật trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước đã ban hành. Tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, đồng thời làm cơ sở cho công tác phòng ngừa, đấu tranh với mọi âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc thực hiện “diễn biến hòa bình” của các TLTĐ. Để thực hiện nhiệm vụ này cần phải rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương để điều chỉnh hoặc có những văn bản mới thay thế, đáp ứng yêu cầu do thực tiễn đặt ra về quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo trên địa bàn.

*Ba là, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, kiện toàn và nâng cao hiệu lực của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị trong vùng DTTS

- Khắc phục tình trạng thiếu hụt đội ngũ cán bộ, đảng viên người dân tộc,

xóa các buôn, làng “trắng” không có đảng viên lãnh đạo kể cả vùng đồng bào,

nhất là vùng theo đạo Tin lành. Cần nghiên cứu xây dựng nội dung, biện pháp để tập trung củng cố cán bộ chủ chốt, cốt cán, lựa chọn ra những cán bộ dân tộc có đủ năng lực và uy tín tham gia vào HĐND và UBND các cấp, ở các buôn làng, điểm dân cư đồng thời có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với họ. Củng cố, nâng cao năng lực quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền cơ sở trên địa bàn Tây Nguyên Cần phải lựa chọn được những người có đủ phẩm chất và năng lực, trong đó coi trọng vấn đề uy tín với quần chúng. Cùng với việc giáo dục nâng cao lập trường tư tưởng, cần chú trọng bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, chính trị và kiến thức quản lý Nhà nước để họ hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời qua đó chọn lọc những đảng viên có trình độ, năng lực và uy tín đưa vào các vị trí công tác thích hợp để lãnh đạo.

- Phát triển hệ thống trường bồi dưỡng chính trị và nghiệp vụ công tác dân tộc từ tỉnh đến cấp huyện; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ người Kinh lên công tác ở Tây Nguyên. Quan tâm mở lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý Nhà nước, chính sách, pháp luật trong tình hình hiện nay, nhất là chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo cho cán bộ chính quyền các cấp. Đặc biệt cần mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng, an ninh gắn với tình hình Tây Nguyên và Đắk Nông nói riêng cho đội ngũ cán bộ cốt cán ở cơ sở và người có uy tín để họ cảnh giác với âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch.

- Tăng cường củng cố và đẩy mạnh hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng (thanh niên, phụ nữ, hội cựu chiến binh..) ở các xã, đặc biệt là nơi có các buôn, bon trọng điểm. Mặt trận Tổ quốc cần phối hợp với các ngành liên quan trên địa bàn làm tốt công tác quản lý, sử dụng, phát huy vai trò tích cực của những người có uy tín trên địa bàn, nhất là số cán bộ đảng viên, lão thành cách mạng và các chức sắc tôn giáo ở vùng dân tộc để làm tốt công tác vận động quần chúng. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đoàn thể, có sự đầu tư ngân sách cho các tổ chức này để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn.

*Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa lực lượng vũ trangvới các cơ quan, ban, ngành trong giải quyết “điểm nóng” liên quan đến tôn giáo, dân tộc trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục cho đội ngũ cán bộ nói chung của tỉnh nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đấu tranh với âm mưu, hoạt động của các TLTĐ lợi dụng vấn đề dân tộc gây mất ổn đình chính trị, TTATXH, từ đó thấy được vai trò, trách nhiệm của bản thân, đơn vị mình trong công tác này để phát huy tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên trong công cuộc bảo vệ nền ANQG của đất nước.

- UBND tỉnh chủ trì xây dụng hệ thống quy chế phối hợp liên ngành giữa các lực lượng vũ trang và các sở, ban ngành trong giải quyết “điểm nóng”liên quan đến tôn giáo, dân tộc trên địa bàn tỉnh. Quy chế phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng từ tỉnh đến huyện, xã, các ban, ngành phối hợp tham gia từng mức độ khác nhau theo chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp. Định kỳ sơ, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm và tiếp tục đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu của công tác này.

- Thường xuyên, kịp thời báo cáo tình hình và những nguy cơ tiềm ẩn để Tỉnh uỷ và UBND tỉnh có kế hoạch chỉ đạo các sở, ban ngành phối hợp xử lý trong từng vụ việc cụ thể để tránh trùng dẫm khi giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên.

*Năm là, xây dựng một thế trận an ninh nhân dân nhằm đảm bảo ổn định an ninh - chính trị trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

- Xây dựng phương án phòng ngừa, đấu tranh với các TLTĐ dưới hình thức công khai hợp pháp như thông qua Đoàn chính khách ngoại giao, các đối tượng đến hoạt động từ thiện, du lịch thăm thân, hợp tác kinh tế, nghiên cứu văn hóa. Phương án với loại đối tượng này vừa phải đảm bảo quán triệt chính sách đối ngoại của Đảng, thu hút đầu tư, viện trợ để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông, vừa phải đảm bảo yêu cầu chống địch lợi dụng phương thức lâm thời này để thu thập tin tức, móc nối, xây dựng cơ sở, kích động phá hoại tư tưởng, truyền đạo trái phép.

- Xây dựng phương án phòng thủ ở tuyến biên giới. Đây là phương án nhằm chủ động nắm tình hình phát hiện, ngăn chặn đối với âm mưu của các TLTĐ ở Campuchia lợi dụng địa bàn tỉnh Monđulkiri làm nơi tập hợp lực lượng để làm bàn đạp xâm nhập vào Đắk Nông hoặc kéo người trong nước ra đào tạo, sử dụng cho âm mưu trước mắt và lâu dài của chúng. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ biên giới trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Công an với Biên phòng. Đẩy mạnh công tác phát động quần chúng, tranh thủ người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đặc biệt phải coi trọng việc củng cố phát triển mối quan hệ giữa hai tỉnh Đắk Nông và Monđulkiri , trong đó lực lượng Biên phòng, các huyện biên giới như: Cư Jút, Đăk Mil. Tuy Đức phải có trách nhiệm làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền để tăng cường mối quan hệ đó.

- Xây dựng phương án phòng ngừa và xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh trong lĩnh vực tôn giáo, dân tộc. Cần chú ý đề phòng địch lợi dụng, can thiệp, kích động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để tạo ra phản ứng trong nước và ngoài nước, kích động xung đột dân tộc giữa người DTTS với chính quyền về các vấn đề đất đai, văn hóa, tôn giáo, vấn đề di cư tự do… cao hơn là đòi tự trị, ly khai.

Phần thứ ba:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 3.1. CƠ QUAN CHỦ TRÌ VÀ PHỐI HỢP:

3.1.1. Cơ quan chủ trì

Đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao cho UBND tỉnh làm cơ quan chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Đề án này, trong đó lực lượng Biên Phòng, Công an làm nòng cốt chịu trách nhiệm chính và làm đầu mối trong tham mưu chỉ đạo và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Đề án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2. Các ban, ngành, tổ chức liên quan đến việc triển khai Đề án:

Đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã tham gia phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Đề án, bao gồm: Văn Phòng Tỉnh ủy, Ban Dân tộc, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Tôn giáo, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, các huyện ủy, Thị ủy, UBND các huyện: thị xã thuộc tỉnh Đắk Nông.

3.2. NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

Hiện nay do ngân sách nhà nước khó khăn, tuy nhiên nguồn ngân sách cho quốc phòng – an ninh vẫn phải bảo đảm song có thể lồng ghép nguồn vốn mục tiêu quốc gia và ngân sách tỉnh, huyện chi thực hiện chế độ hỗ trợ cho hộ nghèo dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn hàng năm (khoảng 30.000.000.000) để tăng hiện quả, giảm chi phí ngân sách.

Dự kiến chi cho việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án này khoảng 40.000.000.000 đồng, lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước và kinh phí An ninh - Quốc phòng, trong đó chi cho các nội dung sau:

- Chi cho việc khảo sát, xây dựng và phê duyệt Đề án: 110.000.000 đồng.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CCLLCT PHÒNG NGỪA ĐIỂM NÓNG CT - XH ĐĂK NÔNG K42G (Trang 28)