Ảnh hưởng của nồng độ monome đến quá trình trùng hợp

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm modde 5 0 để tìm hiểu điều kiện tối ưu cho phản ứng trùng hợp acrylamit (Trang 45 - 47)

Để nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ monome chúng tôi tiến hành phản ứng ở nồng độ 0.25 M đến 1M, trong sự có mặt của 1.08 % (NH4)2S2O8 so với monome, ở nhiệt độ 70oC. Kết quả thu được ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nồng độ monome lên quá trình trùng hợp acrylamit. Nồng độ acrylamit(M) Thời gian(Phút) 0.25 0.5 0.75 1 15 58,4 65,1 69,01 70,13 25 64.79 71.26 74.93 75.81 35 70.56 76.79 80.22 80.87 45 75.71 81.69 84.89 85.30 60 82.25 87.88 90.72 90.77

80 88.79 93.95 96.31 95.88

100 92.83 97.51 99.40 98.50

110 93.91 98.36 99.5 98.87

Qua bảng 3.10 thấy rằng khi nồng độ monome tăng làm tăng độ chuyển hóa. Tuy nhiên khi nghiên cứu động học của phản ứng thì không thể tăng nồng độ monome lên cao hơn 1 M, vì khi đó việc theo dõi động học của quá trình rất khó khăn, vì đây là phản ứng tỏa nhiệt và tạo thành sản phẩm có trọng lượng phân tử lớn, dẫn đến độ nhớt của dung dịch tăng lên, làm cản trở quá trình ngắt mạch, có sự tăng nhiệt độ cục bộ làm tốc độ phản ứng tăng lên đột ngột.

Tại các nồng độ đó tiến hành xác định trọng lượng phân tử trung bình của polyme bằng cách đo độ nhớt và thu được kết quả ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nồng độ monome đến KLPT trung bình polyacrylamit.

Nồng độ monome 0.25 M 0.5 M 0.75 M 1 M

KLPT trung bình (g/mol) 2,9. 105 3,2. 105 3,3.105 3,6. 105 Qua bảng 3.11 nhận thấy rằng khi tăng nồng độ monome thì trọng lượng phân tử trung bình của polyme tăng, hoàn toàn phù hợp và được giải thích như ở trên.

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm modde 5 0 để tìm hiểu điều kiện tối ưu cho phản ứng trùng hợp acrylamit (Trang 45 - 47)