Phân công phân nhiệm:

Một phần của tài liệu HT QuanlyHoatdong D-H VanHoa (TH) pptx (Trang 29 - 30)

Hiệu trưởng cần phân công, phân nhiệm, phân quyền cho các thành viên nằm trong cơ cấu tổ chức chuyên môn một cách cụ thể, hợp lý đạt tính hiệu quả cao trong hoạt động.

− Phó Hiệu trưởng chuyên môn :

• Là người giúp hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý hoạt động dạy học. Hiệu trưởng cần căn cứ vào năng lực và hoàn cảnh cụ thể của phó hiệu trưởng chuyên môn để phân công trách nhiệm cụ thể có liên quan đến hoạt động dạy học, giúp hiệu trưởng tổ chức hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao: thực hiện chương trình, xây dựng thời khóa biểu, tổ chức lớp, hướng dẫn tổ chuyên môn hoạt động; tham mưu phân công giáo viên…

• Chỉ đạo hoạt động dạy học: làm kế hoạch dạy học tổng thể của trường, chỉ đạo kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy của giáo viên; tổ chức các hoạt động về chất lượng dạy học: khảo sát, kiểm tra, đánh giá- nhận xét; Các yêu c ầu về thực hiện quy chế chuyên môn.

• Kiểm tra công tác chuyên môn của khối chuyên môn, giáo viên .

• Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy.

• Chịu trách nhiệm về chương trình, tình hình tổ chức dạy và chất lượng dạy học của thầy và trò.

• Thống kê, báo cáo, phân tích, nắm thông tin về dạy học của trường.

• Triển khai và chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn chuyên môn của cấp trên. Lưu ý: Trên thực tế, có những trường có qui mô lớp, học sinh lớn nên có đến hai phó hiệu trưởng chuyên môn. Trong trường hợp đó hiệu trưởng cần phân định công việc cho từng phó hiệu trưởng chuyên môn thật rõ ràng để tránh dẫm chân lên nhau. Và điều quan trọng là trong khi tác nghiệp, cả hai phải tuân thủ những quan điểm và nguyên tắc chung. Sự bất đồng giữa hai phó hiệu trưởng chuyên môn (nếu có) sẽ dễ dẫn đến sự phân hóa đội ngũ chuyên môn và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khác.

− Phó hiệu trưởng khác:

Có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ với phó hiệu trưởng chuyên môn trong phạm vi chức trách được giao.

− Tổ chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn:

• Chức năng: giúp Hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và các hoạt động nghiệp vụ trong tổ; tổ chuyên môn trực tiếp quản lý kế hoạch công tác của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng do Hiệu trưởng chỉ định. • Nhiệm vụ: Tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tuần một lần và có các nhiệm vụ sau:

 Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các qui định khác của Bộ.

 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; kiểm tra, đánh giá chất lượng hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch nhà trường.

 Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

 Giúp hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục khác. − Phân công giáo viên:

• Tùy thuộc vào tình hình nhân sự (giáo viên ) đầu năm học: Số biên chế giáo viên so với qui mô lớp – học sinh ; tình hình biến động lực lượng dự kiến trong năm học (nghỉ hộ sản, đau ốm, học tập …).

• Căn cứ vào phẩm chất, trình độ, năng lực của từng giáo viên cụ thể, trong tương quan với đặc điểm tình hình giáo viên – học sinh của từng lớp, khối lớp.

• Nguyên tắc: Công khai, dân chủ; đúng qui trình, qui định; hợp tình – hợp lý. − Tổ chức lớp học:

• Giữ vững sự ổn định học sinh trong năm học, cấp học.

• Đảm bảo yêu cầu về sĩ số; bố trí chia tổ hợp lý - việc sắp xếp chia tổ có tính đến các yếu tố về giới tính, tâm lý, trình độ … sao cho sự sắp xếp ấy tạo nên sự hợp tác tích cực học tập giữa các thành viên trong tổ.

• Nên định kỳ thay đổi việc bầu hoặc chỉ định khung cán bộ lớp: lớp trưởng, các lớp phó và tổ trưởng.

Một phần của tài liệu HT QuanlyHoatdong D-H VanHoa (TH) pptx (Trang 29 - 30)