Phương pháp chế tạo mẫu cao su

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit mica CSTN (KL03466) (Trang 38 - 40)

- Silic dioxit ZEOSIL 15 5 Hàn Quốc.

2.2.1.Phương pháp chế tạo mẫu cao su

Bảng 2.2: Thành phần chế tạo mẫu CSTN

Các thành phần của mẫu nghiên cứu được trộn hợp trên máy cán 2 trục, sau ép lưu hóa trên máy ép thủy lực được gia nhiệt bằng điện trở.

2.2.1.1. Cán trộn

Mẫu nghiên cứu được chế tạo bằng phương pháp cán trộn trên máy cán hai trục thí nghiệm của hãng TOYOSEIKI, Nhật Bản (hình 2.2).

Các thông số của máy cán: - Đường kính trục: 7,5 cm, - Chiều dài trục: 16 cm, - Tốc độ trục chậm: 7,5 vòng/phút - Tỷ tốc: 1,2. Hình 2.2: Máy cán 2 trục TOYOSEIKI STT Thành phần Hàm lượng (pkl) 1 CSTN 100 2 Axít stearic 1,5 3 Lưu huỳnh 2 4 Xúc tiến DM 0,6 5 Xúc tiến D 0,3 6 ZnO 5 7 Phòng lão 2

Các bước được thực hiện như sau:

- Đầu tiên CSTN được cán đứt mạch để tăng khả năng phối trộn.

- Tiếp theo cán trộn CSTN đã đứt mạch với nanoclay và các phụ gia khác ở nhiệt độ phòng. Lưu huỳnh được đưu vào cán trộn cuối cùng.

- Kết thúc quá trình cán trộn, mẫu được xuất tấm để chuẩn bị cho giai đoạn ép lưu hóa.

2.2.1.2. Ép lưu hóa

Quá trình ép lưu hóa được thực hiện trên máy ép thủy lực thí nghiệm TOYOSEIKI, Nhật Bản.

Mẫu được ép lưu hóa trong khuân có kích thước 200 x 200 mm và có chiều dày 2 mm.

Các thông số của quá trình ép lưu hóa như sau:

- Áp suất ép: 6 kg/cm2 - Thời gian lưu hóa: 30 phút - Nhiệt độ lưu hóa: 145oC.

Hình 2.3: Máy ép thủy lực TOYOSEIKI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit mica CSTN (KL03466) (Trang 38 - 40)