Ảnh hưởng của bột khoáng mica biến đổi bề mặt đến cấu trúc hình thái của vật liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit mica CSTN (KL03466) (Trang 49 - 54)

- ta, tv: Được xử lý bằng aminsilan và vinylsilan tương ứng

3.4.Ảnh hưởng của bột khoáng mica biến đổi bề mặt đến cấu trúc hình thái của vật liệu

thái của vật liệu

Cấu trúc hình thái của vật liệu cao su được gia cường bằng các khoáng mica đã được khảo sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) trên bề mặt gãy

của mẫu đo.

Hình 3.3. Ảnh SEM mẫu CSTN có mica M1n

Hình 3.3 và 3.4 là ảnh SEM của CSTN có chứa mica không biến đổi bề mặt M1n và M2n. Mica có cấu trúc dạng hình vảy ngay cả khi có kích thước rất nhỏ 5-10 m, chúng tồn tại tương đối độc lập, không thấy có liên kết với CSTN.

Các mica được biến đổi bề mặt M1ta và M2ta (hình 3.5 và 3.6) đã phân bố trong CSTN đều đặn hơn và không thấy tách pha mạnh như các mẫu có mica nguyên thủy. Tương tác pha giữa mica M1ta và M2ta với CSTN tốt hơn nhờ các nhóm chức trên bề mặt mica làm cho sức căng bề mặt giữa 2 pha giảm.

Hình 3.5: Ảnh SEM mẫu cao su có mica M1ta

Trên các ảnh SEM này, sự khác biệt về tương tác với pha nền cao su của 2 loại mica M1 và M2 không thể hiện rõ, tuy nhiên độ mịn của chúng đã được phản ánh. Mica loại M2 có kích thước và độ phân bố của hạt nhỏ hơn so với mica loại M1.

KẾT LUẬN

CSTN là một loại polyme thiên nhiên được phát hiện từ khá lâu. Ở nước ta cây cao su đã được qui hoạch và trồng cấy, phát triển từ cuối thế kỷ trước. Sản lượng cao su Việt Nam ngày càng gia tăng.

Vật liệu từ CSTN có nhiều đặc tính quí nhất là tính đàn hồi. Tuy nhiên người ta luôn luôn tìm nhiều biện pháp để nâng cao tính chất của loại vật liệu này nhằm đáp ứng yêu cầu rất đa dạng của các lĩnh vực sử dụng.

Nhiều phụ gia hay chất độn hoạt tính có khả năng gia tăng tính chất của CSTN. Mica là một loại khoáng có cấu trúc vảy, bền hóa chất, cách điện cao, chống tia tử ngoại và có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của các chất khí và hơi nước. Đề tài đã sử dụng khoáng mica có nguồn gốc từ 2 loại khác nhau để nghiên cứu khả năng gia cường cho CSTN.

Kết quả cho thấy khoáng mica rất dễ dàng trộn hợp với CSTN, khả năng trộn hợp của mica tốt hơn so với kaolin và SiO2. Khoáng mica M2 có khả năng trộn hợp tốt hơn so với mica M1.

Khoáng mica đã gia tăng tính chất cơ lý như độ bền kéo đứt, độ dãn dài và độ cứng của vật liệu lưu hóa. Trong đó khoáng mica ký hiệu M1 có tính chất gia cường tốt hơn, thể hiện chất lượng của sản phẩm cao hơn.

Khoáng mica được biến đổi bề mặt bằng các hợp chất silan có tác dụng gia tăng đáng kể các tính chất công nghệ và độ bền của vật liệu CSTN hơn là không được biến đổi bề mặt. Với các nhóm chức của silan trên bề mặt, khoáng mica có thể tham gia vào quá trình lưu hóa (bởi các gốc vinyl) hoặc đóng vai trò như chất xúc tiến (bởi các gốc amyl).

Nghiên cứu sử dụng có ích các loại bột khoáng trong đó có mica là việc làm góp phần vào chương trình khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên Quốc gia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit mica CSTN (KL03466) (Trang 49 - 54)