1 Xi măng Hoàng Thạch 00 Tấn 55 900.000 4.500
2.2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Công nhân trực tiếp là một bộ phận quan trọng quá trình sản xuất tại mỗi DN. Một đội ngũ công nhân có kỹ thuật và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo công trình được xây dựng đúng kỹ thuật, đạt chất lượng cao và tạo được uy tín với khách hàng. Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, bao gồm: tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương và các khoản tiền công thuê ngoài phải trả để thực hiện một khối lượng công việc nhất định.
Trong chế độ kế toán ở Công ty xây dựng cơ bản thì các khoản trích theo lương : BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được tính vào chi phí sản xuất chung.
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty không bao gồm chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công và bộ phận quản lý, đồng thời các khoản trích theo lương của hai bộ phận này mà được trích vào chi phí sản xuất chung.
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiêp, kế toán sử dụng tài khoản 622“Chi phí nhân công trực tiếp” và mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Kết cấu của TK622:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí NCTT phát sinh trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT vào tài khoản 154 TK 622 không có số dư cuối kỳ.
Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương: * Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức này công ty áp dụng để trả lương cho công nhân thuộc biên chế của công ty.
* Hình thức trả lương khoán theo ngày công
Hình thức này công ty áp dụng để trả lương cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng.
+ Bảng chấm công: là công cụ nhằm theo dõi chặt chẽ thời gian ngừng việc và thời gian làm việc thực tế của người lao động theo từng bộ phận trong doanh nghiệp. Bảng chấm công được theo dõi từng ngày bởi đội trưởng, những người quản lý công nhân. Cuối tháng, sau khi tổng duyệt và ký duyệt đầy đủ, người chấm công và người phụ trách bộ phận quản lý chuyển bảng chấm công kèm theo các chứng từ có liên quan đến bộ phận kế toán để tính lương.
+ Bảng thanh toán lương: là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động.
* Đối với nhân công trực tiếp thuộc biên chế công ty
Tiền lương công nhân được tính như sau:
Tổng số tiền lương = (Số ngày công làm việc thực tế * Đơn giá ngày công) + phụ cấp tiền ăn ca – Phần trích BHXH – Các khoản tạm ứng (nếu có)
Tùy thuộc vào từng công trình thi công mà công ty quy định đơn giá cho ngày công, năm 2011 tại công trình Sơn La, đơn giá được quy định là 135,000 đồng/ ngày.
Phần trích BHXH là phần tính trên lương cơ bản, tuy nhiên theo quy định của BHXH thì phần lương tổi thiểu trích có thể thấp hơn lương cơ bản nhưng tối thiểu phải bằng mức lương mà BHXH khu vực yêu cầu , đầu năm 2011, BHXH quận Đống Đa với mức đóng thấp nhất là trích phần trăm tỷ lệ trên mức lương 1.200.000 đồng, tỷ lệ trích theo quy định:
- BHXH trích 22 % trên lương cơ bản, trong đó người lao động chịu 6%, người sử dụng lao động chịu 16%,.
- BHYT trích 4,5% trên lương cơ bản, trong đó đó người lao động chịu 1,5%, người sử dụng lao động chịu 3%,.
- BHTN trích 2% trên lương cơ bản, người lao động chịu 1%, người sử dụng lao động chịu 1%.
- KPCĐ trích 2% trên tổng lương của người lao động, người sử dụng lao động chịu 2%.
Phụ cấp ăn ca được quy định chung là 350.000 đồng/tháng
Trong tháng 4 năm 2011, có ông Lê Quang Lưu, thời gian làm việc 27 công (theo bảng chấm công). Số tiền lương mà ông Lưu được hưởng như sau:
Phần trích BH = 1.200.000 x 28,5 % = 342.000 đồng
Trong đó ông Lưu bị trừ lương: 1.200.000 x 8,5% = 102.000 đồng Phụ cấp ăn ca là : 350.000 đồng/ tháng
Trong kỳ, không phát sinh các khoản trừ tạm ứng
Bảng 2.4: Bảng chấm công Công ty Cổ Phần Kính Vạn Hoa MST 0102071257 Bộ phận: Tổ xây_Công trình Sơn La BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 4 năm 2011 T T Họ, tên
Ngày làm việc trong tháng Công thời gian 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 1 2 1 3 1 4 1 5 1 6 1 7 1 8 1 9 2 0 2 1 2 2 2 3 2 4 2 5 2 6 2 7 2 8 2 9 3 0
1 Lê Quang Lưu x x x x N x x x X X x N x x x x x x N x x x x x X x x x x x 272 Lê Văn Nhàn x x x x N x x x X X x N x x x x x x N x x x x x X x x x x x 27