Quản lí hành chính nhà nước 

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 104 - 140)

cơ bản về Nhà nước và Quản lí hành chính nhà nước.

- Phần Quản lí GD&ĐT: Trong phần này cung cấp cả phương pháp luận cũng như một số kỹ năng về quản lí GD&ĐT.

- Phần kiến thức chuyên biệt: Phần này đi sâu vào một số phương pháp luận, kỹ năng có tính chất chuyên biệt đối với các đối tượng cụ thể.

Các chương trình được xây dựng theo hình thức chuyên đề có tính độc lập. Những nội dung trên được xây dựng thành các chương trình để đào tạo, bồi dưỡng một cách hệ thống. Ngoài ra, Phòng GD-ĐT cần tiến hành bồi dưỡng mang tính cập nhật và bổ túc đối với đối tượng HT các trường TH đương chức.

c) Phương thức và hình thức đào tạo, bồi dưỡng.

- Phương thức chính quy: Đây là phương thức đào tạo tập trung, cơ bản, có hệ thống. Phương thức này chủ yếu áp dụng cho các đối tượng là cán bộ kế cận, cán bộ tạo nguồn.

- Các phương thức đào tạo khác: Phương thức này phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau như đào tạo tại chức, chuyên tu, hàm thụ.

- Các hình thức bồi dưỡng: + Bồi dưỡng thường xuyên:

Công tác bồi dưỡng như đã phân tích ở trên trở thành một nhiệm vụ chiến lược đối với sự nghiệp giáo dục. Do đó, vấn đề đặt ra có tính chất nguyên tắc là:

Mọi người có nhiệm vụ tự bồi dưỡng thường xuyên trong quá trình công tác. Việc đó, cho đến nay, đã trở thành nề nếp tốt trong ngành GD. Công tác bồi dưỡng được tiến hành bằng nhiều cách như: Tự học, hoạt động trong thực tiễn GD, tham gia các buổi hội thảo, theo học các khoá bồi dưỡng ngắn hạn...Trong đó, tự học, tự nghiên cứu là cách bồi dưỡng cơ bản nhất.

Từ mục đích ý nghĩa quan trọng của hình thức bồi dưỡng thường xuyên ta có thể coi trường học như là trung tâm bồi dưỡng, trong đó, người HT các trường TH thường xuyên bồi dưỡng thông quan các hoạt động của quá trình GD&ĐT.

+ Bồi dưỡng tập trung:

Nhằm bồi dưỡng một cách có hệ thống để nâng cao trình độ đội ngũ HT các trường TH chưa được chuẩn hoá về trình độ đào tạo và kế hoạch nâng cấp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ HT các trường TH. Bồi dưỡng tập trung còn nhằm vào việc bồi dưỡng cho đội ngũ HT các trường TH có khả năng quản lí giảng dạy, áp dụng các bộ chương trình mới trong trường TH theo yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy.

+ Tự đào tạo, bồi dưỡng:

Đây là hình thức đào tạo, bồi dưỡng quan trọng của người HT các trường TH, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, một trong những phương pháp học tập, đào tạo có hiệu quả nhất hiện nay, đồng thời làm cho nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trở thành nhu cầu tự thân của mỗi HT các trường TH.

Tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng là việc thông qua các hoạt động thực tiễn về quản lí nhà trường, người HT các trường TH tự rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn hạn chế. Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh, phòng GD&ĐT Quận 1 cần tạo ra môi trường hoạt động thuận lợi để người HT các trường TH được rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức và thử sức mình như tổ chức Câu lạc bộ HT, các đợt tham quan, học tập giữa các trường trong Quận và ngoài Quận, các Sở GD&ĐT tiên tiến xuất sắc trong và ngoài nước.

Ngoài ra, Phòng GD&ĐT cần có chế độ khuyến khích và bắt buộc HT các trường TH các trường tự học, tự nghiên cứu. Tăng nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo nguồn tài lực cho công tác này.

Chất lượng CBQL nói chung và HT các trường TH nói riêng được hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đường đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo và tự bồi dưỡng. Chính vì vậy, trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ HT các trường TH điều quan trọng cần quan tâm là tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích công tác tự đào tạo, tự bồi dưỡng của HT các trường TH và cán bộ dự nguồn.

Đào tạo, bồi dưỡng HT các trường TH và cán bộ dự nguồn là trang bị những kiến thức, truyền thụ những kinh nghiệm, hình thành kỹ năng, kỹ xảo quản lí, hình thành phẩm chất chính trị, năng lực hành động cho mỗi HT các

trường TH và cán bộ dự nguồn. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, tự bồi dưỡng mỗi HT các trường TH và cán bộ dự nguồn tiếp nhận được những tri thức và kinh nghiệm, nhận thức được những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, biết vận dụng vào thực tiễn, biết nhận thức rõ chân lí để phấn đấu vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lí. Đó là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, người đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [47]

+ Tăng cường thường xuyên bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học hàng năm theo nội dung bồi dưỡng thiết thực, theo từng chuyên đề cụ thể nhằm giúp HT các trường TH đương nhiệm và cán bộ dự nguồn nắm được việc quản lí nhà trường bằng công nghệ tiên tiến dưới các hình thức ngắn ngày, tổ chức semina, hội thảo, cũng như bồi dưỡng kiến thức quản lí tài chính, thanh tra GD, đánh giá và kiểm định chất lượng GD, lập kế hoạch chiến lược phát triển GD, ...

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng của HT các trường TH và cán bộ dự nguồn theo phương thức cung cấp nội dung, yêu cầu, tài liệu để tự nghiên cứu; định kỳ tổ chức kiểm tra và đánh giá; hàng năm tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tự đào tạo, tự bồi dưỡng của mỗi HT các trường TH và cán bộ dự nguồn.

Phối kết hợp các phòng, ban Sở GD&ĐT, các cơ quan khác để xây dựng hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng sát thực tiễn, trang bị những kỹ năng cụ thể cần thiết, phương pháp quản lí hiện đại; tài liệu bồi dưỡng không nặng tính hàn lâm, lí thuyết và phải cập nhật được những thông tin về quản lí GD tiên tiến trong và ngoài nước.

Tham mưu với Uỷ ban nhân dân Quận để tăng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo, tự bồi dưỡng HT các trường TH đồng thời cân đối chi đúng mục đích, không dàn trải.

Gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ. Những cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành nào sử dụng đúng chuyên môn để phát huy kiến thức được học. Mạnh dạn sử dụng cán bộ, công chức trẻ, có triển vọng phát triển đã được đào tạo đủ chuẩn chức danh.

Đề án việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức hằng năm của quận cần được thực hiện một cách chủ động, nề nếp và đạt chất lượng, hiệu quả. Nguồn kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng đầy đủ cho đối tượng cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Các cấp lãnh đạo sâu sát kiểm tra từ khâu xây dựng kế hoạch đến quá trình thực hiện. Kịp thời phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm, có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp.

Đội ngũ CBQL GD nói chung, HT các trường THnói riêng phải ý thức đầy đủ rằng không đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ của người CBQL trường TH trước những yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT.

3.2.5. Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ Hiệu trưởng

3.2.5.1.Mục đích của giải pháp

Đồng chí Đỗ Mười trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã nêu: “Đánh giá đúng thực chất thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay là rất quan trọng, là cơ sở để xác định mục tiêu, phương hướng cho thời gian tới”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm xác định các cơ sở quan trọn để đưa ra các giải pháp quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ, lựa chọn đội ngũ; sử dụng các hình thức bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao phẩm chất, năng lực của HT các trường TH để họ phục vụ tốt hơn cho công tác GD. Mặt khác, phát hiện các mối liên hệ ngược về hiệu quả của sự tác động để điều chỉnh nội dung, phương pháp, kế hoạch tạo ra khả năng thực thi phương pháp tốt hơn.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Công tác thanh tra, kiểm tra HT các trường TH và các hoạt động chung của nhà trường cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau: Việc thực hiện các chức năng quản lí; Quản lí hoạt động day - học; Quản lí tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường...đó là những nội dung thường xuyên, cơ bản. Song thanh tra, kiểm tra cần thêm những nội dung khác đó là:

+ Khả năng vận động các lực lượng xã hội tham gia quản lí, xây dựng và phát triển nhà trường. Khả năng phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu những hạn chế của môi trường GD.

+ Lĩnh vực thiết lập, điều hành hệ thống thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí GD. Khả năng biết tự kiểm tra sự tiến bộ của bản thân trong học tập, rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Để công tác thanh tra, kiểm tra đối với HT các trường TH cũng như đối với các nhà trường đạt kết quả tốt và chính xác cần tiến hành các hình thức kiểm tra khác nhau, đó là:

+ Thanh tra, kiểm tra thường xuyên: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra có hiệu quả. Nhằm đánh giá năng lực, việc thực hiện nhiệm vụ quản lí của CBQL nhà trường trong khoảng thời gian nhất định. Phòng GD&ĐT có kế hoạch thanh tra toàn diện các nhà trường ít nhất 2 năm một lần; 100% số trường được thanh tra chuyên đề trong mỗi năm học, chuyên đề thanh tra theo quy định của phòng GD&ĐT về chủ đề năm học, đổi mới phương pháp, thực hiện kế hoạch,

nội dung, chương trình dạy-học...Mỗi đợt thanh tra có thông báo của phòng GD&ĐT về việc thanh tra, kiểm tra và quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra.

+ Thanh tra, kiểm tra định kỳ: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra được tiến hành theo kế hoạch. Quy định thời gian kiểm tra trong các năm học là cuối học kỳ 1 và cuối năm học. Nội dung kiểm tra chủ yếu là kiểm tra công tác đánh giá, cho điểm, thi đua, khen thưởng, xếp loại học sinh.

+ Thanh tra, kiểm tra bất thường: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra có tác dụng lớn đến việc nâng cao trách nhiệm thực hiện công việc của HT các trường TH. Vì hình thức này không có lịch, không có kế hoạch nên CBQL các nhà trường phải xác định làm tốt công việc ở bất cứ thời điểm nào. Trong thanh tra, kiểm tra cần sử dụng linh hoạt cả 3 hình thức nêu trên.

Công tác thanh tra, kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:

+ Xây dựng tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra của toàn ngành trong năm học.

+ Củng cố, kiện toàn bộ phận thanh tra của phòng GD&ĐT và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm.

+ Xây dựng lịch thanh tra, kiểm tra và nội dung thanh tra. + Ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra.

+ Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra.

+ Nghiệm thu kết quả thanh tra, kiểm tra; Đánh giá kết quả làm việc của đoàn thanh tra, kiểm tra.

+ Thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra.

Công tác thanh tra, kiểm tra gắn liền với việc đánh giá, do đó cấp quản lí cần chú ý thực hiện nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực; gắn công tác thanh tra, kiểm tra các nhà trường với thanh tra, kiểm tra đội ngũ HT các trường TH, từ đó làm cơ sở để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển, bãi miễn. Tiến hành thanh tra, kiểm tra phải đúng quy trình đồng thời phải đảm bảo tính trung thực, công tâm, khách quan và hiệu quả. Hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra phải đúng, đầy đủ và cần làm tốt việc lưu trữ hồ sơ này. Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chúng ta phải chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ ngành.

- Đối với công tác đánh giá:

Để việc đánh giá phẩm chất đạo đức, năng lực công tác của đội ngũ HT các trường TH quận 1 một cách toàn diện, cần căn cứ vào chuẩn HT TH Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT, Ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT) [7]. Đây là căn cứ rất thiết thực, cụ thể để các cấp quản lí GD làm thức đo đánh giá đội ngũ CBQL.

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ HT các trường TH theo Chuẩn nêu trên cần tiến hành thường xuyên trong từng năm học đối với tất cả HT các trường TH. Với các hình thức như sau:

Thứ nhất: Trong hướng dẫn nhiệm vụ đầu năm học của phòng GD&ĐT gửi các trường TH, có nội dung yêu cầu HT các trường TH tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo Chuẩn HT tiểu học Bộ GD&ĐT ban hành.

Thứ hai: Trong các cuộc hợp sơ kết học kỳ, cuối năm học, CBQL tự kiểm điểm sâu sắc bản thân theo Chuẩn HT tiểu học, lấy đó là cơ sở đánh giá toàn diện mỗi HT các trường TH. HT các trường TH phải được GV, nhân viên nhà trường góp ý, đánh giá mặt mạnh, yếu theo những tiêu chí đã nêu ở trên.

Thứ ba: Phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra, đánh giá HT các trường TH theo các tiêu chí thông qua các đợt kiểm tra chuyên đề, toàn diện.

Thứ tư: Cuối năm học các nhà trường tổ chức đánh giá HT các trường TH theo Chuẩn (Cấp ủy hoặc Ban chấp hành công đoàn trường chủ trì), HT tự đánh giá (bằng phiếu), GV, nhân viên nhà trường đánh giá (bằng phiếu), tổng hợp và báo cáo kết quả báo cáo phòng GD&ĐT, phòng GD&ĐT đánh giá và báo cáo kết quả cuối cùng lên UBND quận và Sở GD&ĐT.

Thứ năm: Lấy chuẩn nêu trên để đánh giá HT các trường TH bổ nhiệm lại. HT các trường TH được bổ nhiệm lại phải đạt xếp loại từ trung bình trở lên.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Cần có kế hoạch thanh tra, kiểm tra phù hợp: kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ.

- Phải xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra giỏi, có năng lực, uy tín, giàu bản lĩnh, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nắm vững mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về GD & ĐT; vận dụng pháp luật chính xác, khách quan; Cán bộ thanh tra phải có đức, liêm chính, chí công vô tư, trung thực. Có kế hoạch thanh tra, kiểm tra hợp lí; có đội ngũ thanh tra giỏi sẽ đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ HT các trường TH trong công tác quản lí và thực hiện nhiệm vụ quản lí của đội ngũ HT các trường TH góp phần làm trong sạch bộ máy tổ chức trong nhà trường, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL toàn ngành nói chung và đội ngũ HT các trường TH nói riêng ngày càng vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp GD&ĐT, thúc đẩy phát triển KT-XH của quận nhà.

3.2.6. Hoàn thiện chế độ chính sách đối với đội ngũ Hiệu trưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.6.1. Mục đích của giải pháp

Thực hiện tốt chế độ chính sách, khuyến khích khen thưởng, kỉ luật đối với

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 104 - 140)