9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
3.3. Thăm dò tính khả thi của các giải pháp
Để thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nêu trên, tác giả đã dùng phương pháp chuyên gia, sử dụng các phiếu thăm dò để hỏi ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý và tổ trưởng chuyên môn ở 6 trường THPT công lập trên địa bàn Huyện Yên Thành. Số cán bộ quản lý (hiệu trưởng và phó hiệu trưởng) là 22 đ/c. Số tổ trưởng chuyên môn là 40 đ/c. Tổng số phiếu được thăm dò là 62 phiếu. Kết quả như sau:
Bảng 11: Thống kê kết quả tính điểm cho từng giải pháp
(Điểm tối đa cho từng giải pháp là 10 điểm)
TT TÊN GIẢI PHÁP Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Khôn g cần thiết Khả thi cao Khả thi Không khả thi Điểm TBC Điểm TBC Điểm TBC Điểm TBC Điểm TBC Điểm TBC 1
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.
9.4 0.6 0 9.5 0.5 0
2
Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với thực tiễn.
9.7 0.3 0 9.6 0 0
3
Xây dựng quy trình và tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
9.6 0.4 0 9.0 1.0 0
4
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo
8.6 1.4 0 9.0 1.0 0
5
Làm tốt công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.
8.5 1.5 0 8.8 1.2 0
6
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và quản lý việc sử dụng trang thiết bị dạy học
8.0 1.9 0.1 7.8 2.2 0
7
Có chế độ chính sách và làm công tác thi đua khen thưởng thoả đáng
8.4 2.6 0 8.8 1.2 0
Từ số liệu tổng hợp trên cho thấy các giải pháp đưa ra trưng cầu ý kiến các đồng chí cán bộ chủ chốt và đội ngũ cán bộ cốt cán ở các trường THPT đều khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện Yên Thành hiện nay.
Trong thực tiễn cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp. Xem xét chúng trong mối quan hệ biện chứng để có sự phối kết hợp hài hoà trong mọi hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Cần coi trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các nhà trường. Chất lượng đội ngũ giáo viên thực sự được phát huy hiệu quả khi nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý vững vàng giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo và có khả năng phát triển tốt. Vì vậy, việc quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần phải được xây dựng trong kế hoạch tổng thể trong đó có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.
Xây dựng cơ chế điều hành hợp lý, thông thoáng. Tổ chức phân công bố trí sắp xếp và sử dụng đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ lợi ích tập thể và yêu cầu công việc tạo điều kiện phát huy năng lực vốn có của giáo viên. Bên cạnh công tác bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo cũng cần quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về mọi mặt đặc biệt là nghiệp vụ quản lý để hiệu quả quản lý ngày được nâng cao.
Biết tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo toàn diện của lãnh đạo Đảng chính quyền các cấp, các sở ban ngành trong huyện cũng như trong tỉnh và trung ương; sự ủng hộ của nhân dân địa phương tham gia công tác xã hội hoá giáo dục. Phát huy mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên mang tầm chiến lược đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập toàn cầu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xu thế phát triển giáo dục trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong sự nghiệp CNH – HĐH.
Để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển giáo dục huyện Yên Thành qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên THPT của huyện trong những năm qua, là một nhà quản lý giáo dục trên cương vị công tác bản thân cũng nhận thức được một số bất cập của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Để khắc phục thực trạng đội ngũ giáo viên THPT của huyện hiện nay, tác giả của đề tài đã đề xuất những giải pháp cụ thể trên cơ sở những nguyên tắc hợp lô gíc góp phần từng bước quản lý hiệu quả chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Thành, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THPT trong giai đoạn mới. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đi đến một số kết luận như sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên THPT được thể hiện trong khuôn khổ chương I. Luận văn tập trung phân tích một số khái niệm cơ bản nhằm làm rõ mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng, cũng như nội dung của việc quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên THPT. Đồng thời phân tích làm sáng tỏ vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên cấp THPT để làm cơ sở thiết thực cho việc nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện Yên Thành.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu về cơ sở thực tiễn:
đội ngũ giáo viên THPT trên các phương diện, tiến hành khảo sát bằng những số liệu cụ thể được cung cấp nguồn từ Phòng GD&ĐT Yên Thành, 6 trường THPT công lập trong huyện và trực tiếp từ những nhà quản lý giáo dục. Đó là những minh chứng xác đáng phản ánh tình hình thực tiễn của đội ngũ giáo viên THPT hiện nay. Mặt khác, luận văn tập trung đánh giá thực trạng của các giải pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện Yên Thành mà các nhà quản lý giáo dục đã và đang thực hiện. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An.
Thứ ba, Về việc đề xuất các giải pháp quản lý và kết quả thăm dò:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đặc biệt xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý của bản thân trong thời gian qua mà chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An. Hy vọng sẽ giúp đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường THPT huyện Yên Thành có thể vận dụng trong công tác quản lý điều hành để chất lượng đội ngũ giáo viên của các nhà trường ngày một nâng cao.
Một số các giải pháp mà luận văn đề xuất tập trung vào các vấn đề sau: 1. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên THPT.
2. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với thực tiễn.
3. Xây dựng quy trình đánh giá xếp loại đúng chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo 5. Chú trọng công tác xây dựng, quy hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên 6. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học.
7. Cần có chế độ chính sách thoả đáng và đổi mới công tác thi đua khen thưởng.
Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực tiễn, kết quả nghiên cứu thu được là phù hợp với mục đích yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra của đề tài. Những giải pháp đã trình bày đều được được tập thể đồng nghiệp, đội ngũ CBQL, các cốt cán của các trường góp ý trong đó có những giải pháp đã được áp dụng và thực hiện có hiệu quả trong đơn vị công tác. Các giải pháp được đánh giá với tỷ lệ cao về mức độ cần thiết và tính khả thi trong thực hiện.
Mặc dù thời gian chưa nhiều, điều kiện nghiên cứu còn hạn chế với một số nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan nhưng bước đầu đã khẳng định được mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.
Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Về mức độ thực hiện, muốn công tác quản lý đội ngũ giáo viên mang lại hiệu quả thiết thực, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trong mối quan hệ tương hỗ bổ trợ lẫn nhau. Không nên coi nhẹ giải pháp nào nhưng phải tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường để xác định cần ưu tiên tập trung giải pháp nào hơn nhất.
Về hướng nghiên cứu tiếp theo chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và đề nghị các nhà quản lý giáo dục các cấp nên tạo mọi điều kiện cho phép để tiếp tục học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau cũng như mở rộng phạm vi học hỏi kinh nghiệm bạn bè quốc tế để chúng ta có những giải pháp hoàn thiện và thực tế hơn.
2. Kiến nghị
Để giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu như nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2011 - 2015) đã đề ra đòi hỏi Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa đến sự phát triển giáo dục trong đó có việc quản lý chất lượng đội ngũ thầy cô giáo. Không có thầy giỏi
không có trò giỏi. Vì vậy đội ngũ nhà giáo cần được quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần.
2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo:
- Bộ GD & ĐT cần có các chính sách và quy định cụ thể phù hợp thu hút được nhiều học sinh tốt nghiệp THPT có trí tuệ dự thi vào các trường ĐHSP để có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục ( Khắc phục tình trạng học sinh có tư chất đua nhau chọn ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế).
- Có các chính sách thoả đáng để động viên đội ngũ giáo viên toàn tâm toàn lực cho sự nghiệp trồng người: làm tốt công tác giảng dạy, giáo dục đồng thời không ngừng học tập, nghiên cứu khoa học để giữ vững phẩm chất đạo đức Nhà giáo và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
- Hàng năm cần có sự chỉ đạo các Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên các trường học nói chung và cấp THPT nói riêng. Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên để đội ngũ giáo viên bắt nhịp được với những yêu cầu đổi mới của giáo dục.Có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên trách về thư viện, thiết bị để nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng thiết bị.
2.2. Đối với UBND Tỉnh và Sở GD-ĐT Nghệ An, các Sở ban ngành cấp tỉnh.
- Mặc dù chúng ta đang tích cực thực hiện và thực hiện triệt để nghị quyết 11/TTg - CP về kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, giáo dục đang đứng trước nhiều khó khăn nhưng dù khó khăn đến đâu vẫn dành những gì tốt nhất cho giáo dục bằng việc tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, trang bị đầy đủ hệ thống phòng học bộ môn, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường học nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên. Đặc biệt cần kiểm tra đánh giá chất lượng thiết bị dạy học đã cấp phát cho các trường để có sự đổi mới trong kế hoạch đầu tư trang thiết bị dạy học thời gian tới. Đồng thời tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả sử dụng và quản lý CSVC, thiết bị dạy học ở các nhà trường khắc phục kịp thời những tồn tại yếu kém góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách đối với giáo dục trong đó có chính sách thu hút đội ngũ nhà giáo nói chung và giáo viên THPT nói riêng ở vùng đời sống còn nhiều khó khăn để động viên khích lệ các thầy cô giáo yên tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người tại các vùng khó. Tập trung mọi nguồn lực cho giáo dục, vận động cả trung ương và địa phương cùng hỗ trợ xây dựng nhà công vụ cho giáo viên nhất là các giáo viên ở xa đang công tác tại vùng còn nhiều khó khăn về đời sống kinh tế.
- Thực hiện đúng định biên 2,25 giáo viên trên đầu lớp theo quy định của Liên Bộ tại thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006.
2.3. Đối với lãnh đạo huyện Yên Thành.
- Đề nghị Huyện uỷ - HĐND - UBND Huyện Yên Thành cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư xây dựng CSVC cho các trường THPT, chú trọng công tác quy hoạch xây dựng trường trọng điểm của huyện và có chính sách thu hút giáo viên giỏi về công tác. Đặc biệt cần quan tâm hơn nữa đến các trường mới thành lập xa trung tâm của huyện như THPT Yên Thành III, THPT Nam Yên Thành, THPT Bắc Yên Thành để các trường nhanh chóng được hoàn thiện về CSVC và xây dựng đội ngũ chất lượng.
- Công tác thuyên chuyển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cần được quan tâm đúng mức để đảm bảo sự ổn định tổ chức. Có chính sách
cho nhà giáo được đi học các lớp bồi dưỡng trên chuẩn để nâng cao trình độ về mọi mặt.
2.4. Đối với các trường THPT trong huyện Yên Thành.
- Cấp uỷ chi bộ các trường cần chú trọng hơn nữa đến việc đổi mới quản lý giáo dục. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng dạy. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm là khâu đột phá để phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường mà trước hết là sự quan tâm đầu tư để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.
- Tập trung quản lý tốt công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng cách sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại; phát huy sức mạnh nội lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường, tích cực thanh tra, kiểm tra đánh giá chính xác về đội ngũ coi đây là khâu then chốt để nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Các trường cần chủ động tham mưu và tranh thủ sự quan tâm của Ban thường vụ huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Yên Thành, Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An, sự quan tâm của các ban ngành trong huyện và trong tỉnh, của lãnh đạo Đảng - chính quyền địa phương để tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng CSVC đạt chuẩn, trang thiết bị đủ để đáp ứng yêu cầu đổi mới và phấn đấu cả 6 trường đều đạt chuẩn quốc gia vào 2019 như nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Yên Thành lần thứ XXVI đã đề ra.
- Cần xây dựng quy chế phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chức Hội, các lực lượng xã hội, các bậc cha mẹ học sinh nhằm thực hiện có hiệu