9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
1.4. Cơ sở pháp lý quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên THPT
Sau 25 năm đổi mới, cùng với sự chuyển mình của đất nước, Giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế xã hội của nước nhà. Giáo dục nước ta đang dần có được vị thế trong khu vực và trên thế giới. Tuy vậy, giáo dục việt nam còn bộc lộ những tồn tại. Trong số những tồn tại của giáo dục thực trạng về chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đang là vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề
này đã được thể hiện khá rõ trong chỉ thị 40 - CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương về xây dựng nâng cao chất lương đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục “Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô, vừa phải nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục...”.
Trong thế kỷ XXI với xu thế toàn cầu hoá, cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước nhảy vọt, điều đó tác động tích cực đến sự thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên. “Nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp kiến thức cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp...”. Mục tiêu đặt ra đối với giáo viên THPT là “Nâng cao tỉ lệ giáo viên THPT có trình độ thạc sỹ lên 10% vào năm 2010” và “ Giáo viên được thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ” để đạt yêu cầu “Phát triển đội ngũ nhà giáo bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục...” [40]. Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập của đất nước ta hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đòi hỏi giáo dục cần có những giải pháp mang tính đột phá. Trong những giải pháp chung, giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là rất cần thiết. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý của các giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần được dựa trên những căn cứ có tính pháp lý đó là hệ thống các văn bản đã và đang được thực thi như sau:
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2010- 2015) đã chỉ rõ: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược” [21], “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức ”[21]; “ Đổi mới căn bản nền giáo dục Việt nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [21].
- Nghị quyết TW IV (Khóa VII), Nghị quyết TW II (Khóa VIII), kết luận hội nghị TW VI (Khóa IX).
- Chỉ thị số 40/CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và cán bộ QLGD với mục tiêu là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của Nhà giáo. Thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước” (Chỉ thị 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của ban bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD) nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục.
- Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội.
- Quyết định số 09/2005/QĐ -TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn đề án “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010” với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của Nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước”.
- Luật giáo dục 2005:
+ Điều 15: Vai trò và trách nhiệm của Nhà giáo
+ Điều 16: Vai trò, trách nhiệm cán bộ quản lý giáo dục. + Điều 77: Trình độ chuẩn được đào tạo của Nhà giáo + Điều 80: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học .
- Quyết định số 202/TCCP – VC ngày 8/6/1994 của Bộ trưởng Trưởng ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ ( nay là Bộ nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo .
- Quyết định số 06/2006 QĐ – BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ nội vụ về ban hành qui chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập
- Quyết định số 16/2008 QĐ – BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT về việc ban hành Quy định đạo đức Nhà giáo. - Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT.
Kết luận chương 1
Đảng ta với tầm nhìn chiến lược coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng với thời kỳ CNH - HĐH và xu hướng hội nhập quốc tế là một yêu cầu bức thiết mà thực tiễn đang đặt ra cho ngành giáo dục. Vì vậy, công tác quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định. Đặc biệt đối với cấp THPT là cái nôi cung cấp nguồn nhân lực cho các trường chuyên nghiệp và lực lượng lao động dồi dào cho xã hội. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2010-2020, chỉ thị của ban Bí thư trung ương Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mục đích định ra sứ mạng cho đội ngũ giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ: Giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể lực, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp...cho học sinh nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thực chất là góp phần quan trọng nâng cao chất l ượng giáo dục.
Trên đây là những cơ sở lý luận của việc xác định các giải pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên. Những giải pháp cụ thể còn được xác định trên cơ sở thực tiễn về hiệu quả nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN YÊN THÀNH,
TỈNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội – giáo dục huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội:
Yên Thành là một huyện trung du của tỉnh Nghệ An cách Thành Phố Vinh 50 Km về phía Bắc. Vị trí địa lý tự nhiên Phía bắc giáp huyện Diễn Châu và Quỳnh lưu, Nghệ An; phía tây giáp huyện Đô Lương, Tân Kỳ và Nghĩa Đàn, Nghệ An; phía đông giáp với huyện Diễn Châu, Nghệ An; Phía nam Giáp huyện Đô lương và Nghi Lộc, Nghệ An. Yên Thành có diện tích 54571,79ha. Với 1 thị trấn và 38 xã, Yên Thành có dân số là 274 630 người (2009). Yên Thành có hai dạng địa hình từ vùng đồng bằng đến đồi núi. Khí hậu của Yên Thành mang đặc trưng của vùng Bắc trung bộ Việt nam. Trời thường khá lạnh vào mùa đông nhưng mùa hè nhiệt độ có thể lên tới 37 - 400C với không khí khô nóng tạo bởi hiệu ứng gió foehn (gió Lào) nhưng khi có gió Đông Nam (gió nồm) đưa hơi nước biển lên thì trời trở nên mát mẽ dễ chịu. Trên địa bàn Yên Thành có các đường giao thông trọng yếu của quốc gia và của tỉnh như quốc lộ 7 đoạn đi qua huyện từ xã Vĩnh Thành đến xã Mỹ Thành dài 18Km, tỉnh lộ 538 đoạn đi qua xã Hợp Thành đến xã Công Thành dài 15Km, tỉnh lộ 533 đoạn từ xã Vịnh Thành đến Đô Thành dài 21Km, tỉnh lộ 534 đoạn từ xã Sơn Thành đến Thị Trấn Yên Thành dài 14Km, ngoài ra còn có 23 tuyến đường liên xã rất thuận lợi cho thông thương kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội.
Yên Thành là một vùng quê nông nghiệp trồng lúa nước, có truyền thống lịch sử lâu đời gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân
tộc Việt Nam. Suốt mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân nước ta nói chung và nhân dân huyện Yên Thành nói riêng vừa phải lao động sản xuất, vừa phải chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước. Điều đó đã tạo nên truyền thông cần cù, sáng tạo trong lao động, kiên cường dũng cảm trong chiến đấu; tinh thần đoàn kết “Thương người như thể thương thân”, gia đình gắn bó với họ hàng, họ hàng gắn bó với làng nước; truyền thông “Tôn sư trọng đạo” “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn tổ tiên ông bà, tôn trọng con người
Đặc biệt khi nói đến huyện Yên Thành, người ta thường nhấn mạnh truyền thông hiếu học và học giỏi. Trong tác phẩm: Diễn châu – Đông
Thành huyện thông chí, Thám hoa Phan Thúc Trực đã viết: “An Thành thế đất bằng phẳng, tục dân thuần tú, văn học khoa bảng đứng đầu một phủ”
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội – giáo dục
Là một huyện có điểm xuất phát thấp, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp. Toàn huyện có tất cả 274 630 nhân khẩu. Tổng diện tích tự nhiên là 54 571,67ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp 42 254,79ha, đất phi nông nghiệp là 9 605,09ha, đất chưa sử dụng là 2711,79ha.
Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nhiều mô hình kinh tế phát huy hiệu quả. Giá trị sản xuất trong 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội huyện đảng bộ khóa XXV nhiệm kỳ 2010-2015 đạt 9859 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010); trong đó: Nông – Lâm – Thủy sản 3776 tỷ đồng; Công nghiệp – Xây dựng 4231 tỷ đồng; Dịch vụ 1852 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người 13,65% (tính theo phương pháp mới 6,4%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Nông – Lâm – Thủy sản giảm từ 54,3% xuống 44,07%; Công nghiệp – Xây dựng tăng từ 16,14% lên 20,5%; Dịch vụ tăng từ 29,83% lên 35,43%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 26,075 triệu đồng/người/năm, gấp 2,2 lần so với năm 2010.
Phát huy lợi thế sau dồn điền, đổi thửa, Yên Thành đã từng bước đưa cơ giới hóa thay thế lao động thủ công để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 3776 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt 7,2%/năm.
Về văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện Yên Thành đang tích cực thu hút đầu tư để bảo tồn, tu bổ, trung tu các di tích lịch sử văn hóa. Có 57 di tích được xếp hạng trong đó có 21 di tích Quốc Gia, 36 di tích cấp tỉnh. Sưu tầm, biên soạn xuất bản cuốn “Yên Thành – Di tích và Danh thắng”; tuyển tập văn thơ qua các thời kỳ. Xây dựng tôn tạo và phát huy giá trị nhiều di tích trên địa bàn như: Khu tưởng niệm Bác Hồ về thăm Vĩnh Thành; Nhà lưu niệm và tượng đài đồng chí Phan Đăng Lưu; Khu di tích Tràng Kè; Đền thờ liệt sỹ huyện; Khu du lịch sinh thái tâm linh Đền – Chùa Gám; nhà thờ Trần Đăng Dinh; nhà thờ Hồ Tông Thốc ...
Chất lượng hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được nâng lên. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” diễn ra sôi nổi, có hiệu quả thiết thực; Tỷ lệ Gia đình văn hóa đạt 84,5%; 76,9% xã đạt chuẩn Quốc gia về thiết chế VH-TT-TT; Tỷ lệ làng, xóm văn hóa đạt 60%. Hoạt động lễ hội đi vào nề nếp, phong phú về nội dung và có ý nghĩa giáo dục cao. Công tác thông tin truyền thông được đẩy mạnh. Mạng internet được kết nối đến tận thôn xóm, các loại hình báo chí phát triển, có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức và chất lượng từng bước được nâng lên.
Về giáo dục và đào tạo: Giữ vững phổ cập giáo dục ở cả 3 cấp học. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học. Số trường đạt chuẩn Quốc gia là 88/121 trường đạt tỷ lệ 72,7%. 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học đạt 98% trở lên. Quan tâm công tác phân luồng học sinh THCS, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT. Bình quân mỗi năm có hơn 1500 học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng. Trường trung cấp nghề được công nhận
trường loại 1, tạo nhiều cơ hội cho nhân dân học nghề, nâng cao tay nghề tìm kiếm việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động. 39/39 xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. 100% xã, thị trấn thành lập được Hội khuyến học, quỹ khuyến học. Huyện xây dựng, sử dụng hiệu quả quỹ Ươm mầm tài năng, quỹ khuyến khích học nghề ...
2.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội – Giáo dục huyện Yên Thành giai đoạn 2015 – 2020
Trước tình hình phát triển kinh tế xã hội của Huyện, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Thành lần thứ XXVI ( Nhiệm kỳ 2015 – 2020 ) đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu:
* Phương hướng chung:“Tập trung lãnh đạo để huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển. Duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; Phát triển Công nghiệp- dịch vụ, du lịch. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; y tế, văn hóa, xã hội. Cũng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Phát huy nội lực, kết hợp thu hút các chương trình, dự án, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới... đưa Yên Thành trở thành huyện khá của tỉnh và đạt huyện nông thôn mới vào năm 2019”
Từ phương hướng chung đó Huyện Yên Thành đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho giai đoạn 2015-2020 như sau:
Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 9%-10% trong đó Nông – Lâm – Thuỷ sản tăng bình quân 5% - 6%; Công nghiệp xây dựng tăng 11% - 12%; Dịch vụ tăng từ 13% - 14%.
Cơ cấu kinh tế: Nông – Lâm – Thuỷ sản 39% – 40%; Công nghiệp – Xây dựng 24% - 26%; Dịch vụ 36% - 37%.
Tổng thu ngân sách: 350-400 tỷ đồng, tăng bình quân 15%-20% Tổng đầu tư toàn xã hội 7500 – 8500 tỷ đồng
Tổng sản lương lương thực 173500 tấn, trong đó sản lượng lúa 160000tấn.
Về Văn hoá – Xã hội – Giáo dục: Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới