Thực trạng kế toán giá thành sản phẩm tại Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV xi măng vicem hoàng thạch (Trang 138 - 160)

2.2.2.1. Thực trạng đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Đối tượng tính giá thành là toàn bộ các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp sản xuất chế tạo và thực hiện cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành có ý nghĩa quan trọng đối với công tác tính giá thành.

Dựa trên tình hình thực tế, đối tượng tính giá thành tại Công ty được xác định theo từng loại sản phẩm theo từng giai đoạn thuộc từng dây chuyền sản xuất. Cụ thể là: Bột liệu, Clinker, Xi măng bột và Xi măng bao sản xuất hoàn thành nhập kho trong kỳ.

2.2.2.3. Thực trạng phương pháp đánh giá sản phẩm dở tại Công ty

Sản phẩm dở dang tại công ty là khối lượng sản phẩm đang trong quá trình sản xuất chế biến, đã hoàn thành một số công đoạn đầu của quy trình công nghệ và phải tiếp tục các giai đoạn cuối để hoàn thiện sản phẩm.

Cứ cuối tháng, kế toán cùng cán bộ kỹ thuật (thuộc Phòng kỹ thuật sản xuất) và Thủ kho đến các phân xưởng: nguyên liệu, lò nung và xi măng để tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang tại các xilô. Giá trị sản phẩm dở dang này sẽ được tính như sau: Khối lượng sản phẩm dở dang (tấn) = Chiều cao khoảng đặc (mét) x Giá trị 1 mét sản phẩm dở dang (tấn/mét)

Kết quả kiểm kê sau đó được kết hợp với số liệu do Phòng điều hành trung tâm cung cấp và định mức kinh tế kỹ thuật để tính toán và xác định số liệu sản phẩm dở dang cho từng công đoạn. Cuối cùng kế toán lập biên bản kiểm kê. Phòng kỹ thuật sản xuất phản ánh toàn bộ số lượng sản phẩm dở dang thực tế cuối kỳ và số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ của từng công đoạn vào Bảng tổng hợp sản xuất, làm căn cứ để lập Sổ tính giá thành các loại sản phẩm.

Do đặc điểm sản xuất của mình nên công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Giá trị sản phẩm dở dang = Chí phí sx sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sx sản phẩm phát sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ + Số lượng sản phẩm hoàn thành

Luận văn tốt nghiệp

Tuy nhiên công thức trên chỉ áp dụng với 3 giai đoạn sản xuất ban đầu là: sản xuất bột liệu, clinker và xi măng bột. Do Công ty không có các kho chứa xi măng bao, mà chỉ có các xilô chứa xi măng rời, khi nào có khách hàng mua, cho các phương tiện vào lấy hàng thì xi măng bột mới được chuyển vào đóng thành xi măng bao và cho xuất hàng luôn. Do vậy, tại công ty sẽ không có tồn kho cuối kỳ của xi măng bao.

2.2.2.4. Thực trạng phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch là một doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, nên sản phẩm của công đoạn trước lại là bán thành phẩm hoặc là nguyên liệu đầu vào của công đoạn sau. Mỗi công đoạn trong dây chuyền sản xuất chính chịu trách nhiệm nhận nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của công đoạn trước đưa vào chế biến phối liệu để thành sản phẩm của công đoạn mình đảm nhiệm. Nên chi phí của 1 đơn vị thành phẩm dư cuối kỳ ở mỗi giai đoạn đều có giá trị như chi phí 1 đơn vị sản phẩm được chuyền tải sang công đoạn sau để tiếp tục sản xuất.

Giai đoạn 1: sản xuất bột liệu

Giai đoạn 2: sản xuất clinker (chế biến từ bột liệu) Giai đoạn 3: sản xuất xi măng bột (chế biến từ clinker) Giai đoạn 4: xi măng bao (đóng bao xi măng bột)

Với tính chất sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục như vậy, Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.

Sau khi tập hợp được toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo từng công đoạn sản xuất sản phẩm, kế toán tiến hành tính giá thành từng loại sản phẩm theo dây chuyền sản xuất.

Thực tế, việc tính giá thành sản phẩm, việc tập hợp CPSX của Công ty đươc ngầm định và máy sẽ thực hiện chi phí này trên bảng tính giá thành. Giá thành từng loại sản phẩm được mã hóa và nó cũng được thực hiện hoàn toàn bằng máy, chi tiết cho từng loại sản phẩm theo từng công đoạn khác nhau.

Trong phân hệ nghiệp vụ kế toán chi phí và tính giá thành, khi kế toán thực hiện lệnh, máy tính sẽ tự động kết chuyển chi phí sang TK 154 từng công đoạn, dây chuyền

Trong phân hệ Kế toán chi phí và tính giá thành chọn tính giá thành Nhập dữ liệu

Từ kỳ: 11 Đến kỳ: 11 Năm: 2013 Nhận

. Máy tự nhận thông tin và cho ra màn hình Sổ tính giá thành các loại sản phẩm.Để xem trước khi in hoặc in Sổ nhấn F7 chọn Preview để xem trước khi in hoặc chọn Máy in để in sổ.

SỔ TÍNH GIÁ THÀNH CÁC LOẠI SẢN PHẨM

Sản lượng sản xuất: 114,157.000 Tấn THÁNG 11 NĂM 2013 GIÁ THÀNH BỘT LIỆU HT1 Sản lượng tính giá thành: 131,772.000 Tấn

Sản lượng tồn đầu kỳ: 17,615.00 Sản lượng tồn cuối kỳ: 16,769.00 Tấn

Số hiệu TK Khoản mục giá thành Số dư đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ Tổng số chi phí phát sinh Giá trị thứ sản phẩm hỏng Tổng c/phí p/sinh đã trừ thứ sp hỏng Giá thành đơn vị Giá trị bán thành phẩm xuất bán Số dư cuối kỳ Giá trị bán thàn phẩm chuyển bước sau Bước

trước Bước này

621 Chi phí NVLTT 893,970,266 0 6,333,109,083 7,227,079,349 0 7,227,079,349 54,845.33 0 919,701,405 6,307,377,944 622 Chi phí NCTT 119,850,414 0 1,051,199,249 1,171,049,663 0 1,171,049,663 8,886.94 0 149,025,072 1,022,024,591 6271 Chi phí NVQL 89,484,142 0 784,858,893 874,343,035 0 874,343,035 6,635.27 0 111,266,873 763,076,162 6272 Chi phí vật liệu 82,468,942 0 642,959,067 725,428,009 0 725,428,009 5,505.18 0 92,316,291 633,111,718 6273 Chi phí CCDC 390,017,949 0 3,916,069,805 4,306,087,754 0 4,306,087,754 32,678.32 0 547,982,770 3,758,104,984 6274 Chi phí KHTSCĐ 700,786,894 0 172,489,581 873,276,475 0 873,276,475 6,627.18 0 111,131,145 762,145,330 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài 536,582,277 0 3,505,084,343 4,041,666,620 0 4,041,666,620 30,671.66 0 514,333,148 3,527,333,472 6278 Chi phí khác bằng tiền 15,577,919 0 101,822,677 117,400,596 0 117,400,596 890.94 0 14,940,128 102,460,468

SỔ TÍNH GIÁ THÀNH CÁC LOẠI SẢN PHẨM

Sản lượng sản xuất: 70,957.000 Tấn THÁNG 11 NĂM 2013 GIÁ THÀNH CLINKER HT1 Sản lượng tính giá thành: 213,850.582 Tấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản lượng tồn đầu kỳ: 142,893.58 Sản lượng tồn cuối kỳ: 137,428.283 Tấn

Số hiệu

TK

Khoản mục giá thành Số dư đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ Tổng số chi phí phát sinh Giá trị thứ sản phẩm hỏng Tổng c/phí p/sinh đã trừ thứ sp hỏng Giá thành đơn vị Giá trị bán thành phẩm xuất bán Số dư cuối kỳ Giá trị bán thàn phẩm chuyển bước sau Bước trước Bước này

621 Chi phí NVLTT 60,300,101,746 6,307,377,944 13,993,082,495 80,600,562,185 0 80,600,562,185 376,901.30 0 51,796,898,406 28,803,663,779 622 Chi phí NCTT 2,892,897,200 1,022,024,591 1,016,958,450 4,931,880,241 0 4,931,880,241 23,062.27 0 3,169,408,412 1,762,471,829 6271 Chi phí NVQL 2,159,929,386 763,076,162 759,293,619 3,682,299,167 0 3,682,299,167 17,219.03 0 2,366,381,458 1,315,917,709 6272 Chi phí vật liệu 2,531,492,306 633,111,718 272,668,230 3,437,272,254 0 3,437,272,254 16,073.24 0 2,208,918,113 1,228,354,141 6273 Chi phí CCDC 5,973,416,625 3,758,104,984 993,141,441 10,724,663,050 0 10,724,663,050 50,150.26 0 6,892,064,613 3,832,598,437 6274 Chi phí KHTSCĐ 14,534,169,252 762,145,330 -3,097,687,187 12,198,627,395 0 12,198,627,395 57,042.76 0 7,839,288,545 4,359,338,850 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài 12,019,605,789 3,527,333,472 3,305,497,642 18,852,436,903 0 18,852,436,903 88,157.05 0 12,115,272,307 6,737,164,596 6278 Chi phí khác bằng tiền 226,812,844 102,460,468 20,175,000 349,448,312 0 349,448,312 1,634.08 0 224,568,393 124,879,919

SỔ TÍNH GIÁ THÀNH CÁC LOẠI SẢN PHẨM

Sản lượng sản xuất: 127,624.660 Tấn THÁNG 11 NĂM 2013 GIÁ THÀNH XI MĂNG BỘT HT1 Sản lượng tính giá thành: 127,624.660 Tấn

Sản lượng tồn đầu kỳ: - Sản lượng tồn cuối kỳ: - Tấn

Số hiệu

TK Khoản mục giá thành

Số dư đầu kỳ Chi phí phát

sinh trong kỳ Tổng số chi phí phát sinh Giá trị thứ sản phẩm hỏng Tổng c/phí p/sinh đã trừ thứ sp hỏng Giá trị bán thành phẩm xuất bán

Số dư cuối kỳ Giá trị bán thàn phẩm chuyển bước

sau Bước trước Bước này

621 Chi phí NVLTT 0 28,803,663,779 19,264,627,917 48,068,291,696 0 48,068,291,696 376,637.96 0 0 48,068,291,696 622 Chi phí NCTT 0 1,762,471,829 1,563,914,796 3,326,386,625 0 3,326,386,625 26,063.82 0 0 3,326,386,625 6271 Chi phí NVQL 0 1,315,917,709 1,167,668,673 2,483,586,382 0 2,483,586,382 19,460.08 0 0 2,483,586,382 6272 Chi phí vật liệu 0 1,228,354,141 528,708,527 1,757,062,668 0 1,757,062,668 13,767.42 0 0 1,757,062,668 6273 Chi phí CCDC 0 3,832,598,437 228,807,277 4,061,405,714 0 4,061,405,714 31,823.05 0 0 4,061,405,714 6274 Chi phí KHTSCĐ 0 4,359,338,850 659,233,654 5,018,572,504 0 5,018,572,504 39,322.91 0 0 5,018,572,504

6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài 0 6,737,164,596 5,567,858,459 12,305,023,055 0 12,305,023,055 96,415.72 0 0 12,305,023,055

6278 Chi phí khác bằng tiền 0 124,879,919 48,200,000 173,079,919 0 173,079,919 1,356.16 0 0 173,079,919

Sản lượng sản xuất: 243,000.290 Tấn THÁNG 11 NĂM 2013 GIÁ THÀNH XI MĂNG CHUNG (XM PCB 30, 40 + XM MC25) Sản lượng tính giá thành: 243,000.290 Tấn

Sản lượng tồn đầu kỳ: - Sản lượng tồn cuối kỳ: - Tấn

Số hiệu TK Khoản mục giá thành Số dư đầu kỳ Chi phí phát

sinh trong kỳ Tổng số chi phí phát sinh Giá trị thứ sản phẩm hỏng Tổng c/phí p/sinh đã trừ thứ sp hỏng Giá thành đơn vị Giá trị bán thành phẩm xuất bán

Số dư cuối kỳ Giá trị thành phẩm Bước trước Bước này

621 Chi phí NVLTT 0 87,530,596,530 27,637,257,280 115,167,853,810 0 115,167,853,810 473,941.22 0 0 115,167,853,810 622 Chi phí NCTT 0 6,582,534,652 4,548,896,528 11,131,431,180 0 11,131,431,180 45,808.30 0 0 11,131,431,180 6271 Chi phí NVQL 0 4,914,730,603 3,396,351,254 8,311,081,857 0 8,311,081,857 34,201.94 0 0 8,311,081,857 6272 Chi phí vật liệu 0 2,370,035,464 105,695,765 2,475,731,229 0 2,475,731,229 10,188.18 0 0 2,475,731,229 6273 Chi phí CCDC 0 5,476,861,601 758,076,003 6,234,937,604 0 6,234,937,604 25,658.15 0 0 6,234,937,604 6274 Chi phí KHTSCĐ 0 3,917,328,593 -1,617,796,628 2,299,531,965 0 2,299,531,965 9,463.08 0 0 2,299,531,965

6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài 0 23,702,208,985 982,758,497 24,684,967,482 0 24,684,967,482 101,584.11 0 0 24,684,967,482

6278 Chi phí khác bằng tiền 0 564,134,953 195,893,985 760,028,938 0 760,028,938 3,127.69 0 0 760,028,938

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG

VICEM HOÀNG THẠCH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Nhận xét chung về kế toán CPSX và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch

3.1.1. Những ưu điểm

1) Về tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch phù hợp với đặc điểm của một công ty có quy mô sản xuất lớn, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Bộ máy kế toán được tổ chức khoa học, hợp lý, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, cán bộ kế toán phòng Tài vụ đều là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình năng động. Mỗi kế toán viên được kế toán trưởng bố trí quản lý một phần hành phù hợp với năng lực của từng người, không những thế cán bộ kế toán công ty còn không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao. Các trang thiết bị trong phòng kế toán được trang bị tương đối đầy đủ, các tổ trong phòng đều có phòng làm việc riêng rẽ, nhưng được bố trí cạnh nhau để thuận tiện cho việc đối chiếu số liệu khi cần thiết, số máy tính trong phòng được trang bị đầy đủ mỗi kế toán viên phụ trách một máy để thực hiện công việc của mình. Với việc bố trí công việc và nhân lực như vậy, dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, các nhân viên kế toán tuy làm mỗi người một việc nhưng vẫn luôn có liên hệ với nhau về mặt nghiệp vụ hay công tác kế toán.

2) Về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán được tổ chức hợp lý, hợp pháp. Quá trình luân chuyển chứng từ đúng và hợp lý. Những thông tin về các nghiệp vụ kế toán được phản ánh đầy đủ trung thực hợp lý trên các chứng từ. Chứng từ ban đầu đóng lại theo từng phần hành kế toán được bảo quản và lưu trữ một cách khoa học đảm bảo dễ tìm, dễ thấy, dễ kiểm tra.

3) Về phương pháp tính lương

Trong phương pháp tính lương của doanh nghiệp, tiền lương được chia làm hai phần, một phần là lương được trả theo hệ số tiền lương mà Nhà nước quy định gọi là lương cơ bản, một phần là lương được trả theo mức độ phức tạp của công việc gọi là lương chức danh công việc. Cách trả lương này đã khuyến khích người lao động hoàn thành công việc của mình, đóng góp nhiều hơn cho công ty. Việc áp dụng hình thức trả lương phù hợp với từng đối tượng lao động đã góp phần quan trọng trong việc huy động và sử dụng hiệu quả lao động, từ đó tiết kiệm chi phí lao động sống, góp phần hạ giá thành sản phẩm.

4) Về phương pháp tính giá thành phẩm

Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (giá thành công đoạn) là rất phù hợp với điều kiện và đặc điểm sản xuất hiện nay của công ty. Vì công nghệ sản xuất là qua các công đoạn khác nhau, ở mỗi công đoạn có bán thành phẩm và các bán thành phẩm này có thể được xuất bán. Phương pháp này là một trong những phương pháp tính phức tạp, cần đòi hỏi cao trong công tác hạch toán. Tuy vậy với sự chính xác và thực hiện được những mục tiêu của doanh nghiệp thì phương pháp này rất phù hợp.

Luận văn tốt nghiệp 3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

1) Về chứng từ kế toán

Tại Công ty, ngoài nguyên vật liệu chính, còn có rất nhiều loại vật liệu phụ khác dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất. Các loại vật tư này được quản lý phân tán tại các kho khác nhau, các kho này được đánh số kho để tiến hành quản lý. Nhưng trên các Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho đối với các loại vật tư này, thì thông thường không được ghi rõ là được nhập, xuất tại kho nào, mà chỉ có tên và chữ ký của Thủ kho. Việc quản lý vật tư như vậy sẽ gây ra nhầm lẫn, khó quản lý và gây khó khăn khi có sự điểu chuyển công tác của các Thủ kho.

Ngoài ra, việc sử dụng Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho viết bằng tay trong điều kiện số lượng các nghiệp vụ nhập, xuất lớn đang làm mất nhiều thời gian của các nhân viên phòng Kế toán cũng như nhân viên phân xưởng, khi có nghiệp vụ phát sinh thì phiếu xuất kho phải tiến hành trải qua các khâu luân chuyển là: từ Phân xưởng sản xuất- Phòng kỹ thuật cơ điện- Phòng vật tư- Phòng kế toán, kế toán phải định kỳ xuống kho lấy Phiếu xuất kho sau đó mới cập nhật số liệu vào máy. Như vậy việc theo dõi quản lý chi tiết hàng tồn kho và quá trình kiểm soát chi phí sản xuất chưa kịp thời.

2) Về tài khoản sử dụng

Tài khoản phản ánh chi tiết chi phí Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân viên phân xưởng trong khoản mục chi phí sản xuất chung chưa tương ứng với các tài khoản là: TK3382 “Kinh phí công đoàn”, TK3383 “Bảo hiểm xã hội”, và TK3384 “Bảo hiểm y tế”, cụ thể:

TK6221: Tiền lương công nhân trực tiếp TK6222: Bảo hiểm xã hội công nhân trực tiếp TK6223: Bảo hiểm y tế công nhân trực tiếp

TK 6224: Kinh phí công đoàn công nhân trực tiếp

Đối với TK6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng” được chi tiết như sau: TK62711: Tiền lương nhân viên phân xưởng

TK62712: Bảo hiểm xã hội nhân viên phân xưởng TK62713: Bảo hiểm y tế nhân viên phân xưởng TK62714: Kinh phí công đoàn nhân viên phân xưởng

3) Về phân loại NVL, CCDC

Do quá trình sản xuất liên tục nên việc tiến hành xuất kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cho sản xuất được tiến hành thường xuyên. Thông thường, các nguyên vật liệu được đưa vào sử dụng một lần, nhưng cũng có một số nguyên vật liệu khi xuất ra một lần nhưng được sử dụng cho nhiều hơn một kỳ sản xuất như: bi đạn, gạch chịu lửa…Vì vậy, việc xếp các loại nguyên vật liệu này vào khoản mục nguyên vật liệu phụ là chưa chính xác lắm vì thực tế chúng không cấu thành nên thực thể sản phẩm.

Về hệ thống sổ sách kế toán: Hệ thống sổ tổng hợp và sổ chi tiết của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV xi măng vicem hoàng thạch (Trang 138 - 160)