Thực trạng kế toán CPSX tại Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV xi măng vicem hoàng thạch (Trang 58 - 138)

2.2.1.1. Thực trạng phân loại CPSX tại Công ty

Công ty thực hiện phân loại chi phí theo công dụng kinh tế (hay phân loại chi phí theo khoản mục giá thành)

Theo cách phân loại này toàn bộ CPSX trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau đây:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Bao gồm các chi phí về nguyên nhiên vật liệu chính và nguyên liệu phụ

nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất .

Nguyên vật liệu là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Tại công ty, chi phí nguyên vật liệu được hạch toán theo từng đối tượng sử dụng, từng loại sản phẩm và áp dụng hình thức kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Chi phí nhân công trực tiếp:

Là những khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp. - CPSX chung :

Là những chi phí duy trì bộ máy quản lý ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất và những chi phí dùng chung cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Thuộc những chi phí này bao gồm:

+ Chi phí nhân công của nhân viên quản lý ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. + Chi phí vật liệu sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ dùng phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

+ Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

+ Chi phí về dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như: chi phí về tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…

+ Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí khác ngoài các khoản chi phí đã nêu trên phát sinh ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như : chi về văn phòng phẩm, bảo hộ lao động, công tác phí ....

Luận văn tốt nghiệp

2.2.1.2. Thực trạng đối tượng kế toán CPSX tại Công ty

Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn nhất định để tập hợp CPSX. Căn cứ vào tình hình thực tế, đối tượng tập hợp CPSX tại Công ty được xác định theo từng công đoạn, mỗi công đoạn được tổ chức tương ứng với một phân xưởng sản xuất. Cụ thể như sau:

Đối tượng Tương ứng

1. Công đoạn khai thác đá a. Xưởng Khai thác 2. Công đoạn sản xuất bột liệu b. Xưởng Nguyên liệu 3. Công đoạn sản xuất Clinker c. Xưởng Lò nung 4. Công đoạn sản xuất xi măng bột d. Xưởng Xi măng 5. Công đoạn sản xuất xi măng bao e. Xưởng Đóng bao

Xác định được đối tượng tập hợp CPSX là công đoạn quan trọng và là cơ sở để kế toán xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu và hệ thống sổ sách chi tiết về CPSX.

2.2.1.3. Thực trạng phương pháp tập hợp CPSX tại Công ty

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Công việc này tại Công ty được tiến hành như sau:

- Những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng công đoạn sản xuất được tập hợp trực tiếp vào từng công đoạn sản xuất là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

- Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường tập hợp thành từng nhóm và chọn tiêu thức phân bổ cho từng công đoạn sản xuất.

2.2.1.4. Thực trạng kế toán tập hợp CPSX tại Công ty

Để thuận tiện và đảm bảo sự phù hợp giữa chi phí sản xuất và giá thàn sản phẩm đồng thời để giản đơn công tác tính giá thành, các khoản mục chi phí sản xuất của Công ty được tập hợp và phân loại theo công dụng kinh tế gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung.

2.2.1.4.1 Kế toán CP NVLTT

Nội dung khoản mục CP NVLTT

Do Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nên việc hạch toán đầy đủ, chính xác khoản mục chi phí này là căn cứ quan trọng tính giá thành sát thực tế nhất.

Nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất gồm nhiều loại và được chia làm 3 nhóm chính như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên vật liệu chính: Do đặc thù của ngành các nguyên vật liệu chính trong doanh nghiệp bao gồm: các loại đá, bột liệu, clinker, xi măng bột, các loại quặng, phụ gia, xỉ pirit…

- Nguyên vật liệu phụ: bao gồm vỏ bao, bi đạn, gach chịu lửa, dầu, mỡ bôi trơn, vật liệu phụ khác… những vật liệu này Công ty mua bên ngoài.

- Nhiên liệu: dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất ở Công ty bao gồm: than cám, xăng, dầu…

Luận văn tốt nghiệp

Phương pháp xác định

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm chủ yếu là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí mà ở đây là cho từng loại sản phẩm sản xuất trên cơ sở các sổ chi tiết CP NVLTT được mở cho từng loại sản phẩm căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo vật tư ở từng phân xưởng sản xuất.

Chứng từ sử dụng bao gồm:

- Phiếu xuất kho

- Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ - Bảng kê phân loại vật tư

- Bảng kê xuất

Trình tự luân chuyển chứng từ:

Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch, số lượng sản xuất, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, khi có nhu cầu lĩnh vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm, nhân viên phân xưởng lập Giấy đề nghị xuất vật tư.Trong đó phải ghi rõ đầy đủ tên vật tư, số lượng, chủng loại và phải có chữ ký của Quản đốc phân xưởng, hoặc Trưởng phòng, đồng thời phải có sự phê duyệt của Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách. Kế toán Vật tư kiểm tra tính đúng đắn và lập Phiếu xuất kho (3 liên). Tại kho nguyên vật liêu, Tổng kho căn cứ vào Giấy đề nghị xuất vật tư, Phiếu xuất kho và tình hình thực tế vật tư tại

xuất kho được lập thành 3 liên trong đó: 1 liên lưu lại Tổng kho, 1 lưu tại phân xưởng, 1 liên giữ lại Phòng kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.

Công ty thực hiện hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp ghi thẻ song song. Có nghĩa là thẻ kho theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho được lập ở cả kho và Phòng kế toán. Để đảm bảo cho việc theo dõi kịp thời lượng nguyên vật liệu dùng cho thực tế, hàng tháng, kế toán vật tư xuống đối chiếu với sổ sách của Tổng kho và một năm có 2 kỳ kiểm kê, 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm, xác định hàng tồn kho thừa thiếu, kém phẩm chất để xử lý kịp thời và lập báo cáo tồn kho vật tư.

Công ty tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Công thức tính:

Trị giá vật tư thực tế xuất

kho

= Số lượng xuất

kho x

Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập

Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập =

Giá trị thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập

Trình tự nhập liệu:

Khi nhận được Phiếu đề nghị xuất vật tư, Kế toán lập Phiếu xuất kho làm căn cứ cho bộ phận sản xuất lĩnh vật tư. Phiếu xuất kho được lập hoàn toàn dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm và được lưu 1 liên tại Phòng kế toán.

Luận văn tốt nghiệp

Khi đó máy sẽ cho ra 1 màn hình cập nhật Phiếu xuất kho. Căn cứ vào nội dung kinh tế của chứng từ, kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm. Sau khi nhập xong nội dung nghiệp vụ, kế toán kết thúc việc nhập liệu bằng nút “Lưu”.

Phần mềm tự động tính tổng số lượng và tổng giá trị điền vào 2 ô dưới bảng, sau đó tự động chuyển dữ liệu vào sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết TK 621, TK 152 (chi tiết cho từng đối tượng), Sổ cái các TK 152, TK 621theo trình tự của hình thức Nhật ký chung.

Tài khoản sử dụng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tập hợp CP NVLTT phát sinh trong kỳ kế toán sử dụng các tài khoản chi tiết đến tài khoản cấp 4 như sau:

TK 62111 CP NVLTT chi SX Đá vôi, đá sét, đá đen TK 62112 CP NVLTT cho SX Bột liệu TK 621121 CP NVLTT cho SX Bột liệu HT1 TK 621122 CP NVLTT cho SX Bột liệu HT2 TK 621123 CP NVLTT cho SX Bột liệu HT3 TK 62113 CP NVLTT cho SX Clinker … TK 62114 CP NVLTT cho SX Xi măng bột TK 62115 CP NVLTT cho SX Xi măng bao - Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu

(1): Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm (2): Mua ngoài vật tư xuất thẳng cho sản xuất sản phẩm

(3a): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết nhập lại kho

(3b): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết để lại nơi sản xuất và ghi âm (kỳ sau, ghi như nghiệp vụ 1)

(4): Cuối kỳ, kết chuyển CP NVLTT.

(5): Phần CP NVLTT vượt trên mức bình thường TK 152 TK 133 TK 111, 112,331 TK 154 TK 154 (631) TK 632 (3b) (2) (4) (5) (1) (3a) TK 621 TK 152

Luận văn tốt nghiệp

Các NVL khi xuất kho cho các xưởng thuộc dây chuyền sản xuất nào (dây chuyền Hoàng Thạch 1, dây chuyền Hoàng Thạch 2, dây chuyền Hoàng Thạch 3) thì hạch toán tương ứng vào TK được mã hóa cho dây chuyền đó.

Ví dụ: Xuất Bi đạn nội 16x16 cho phân xưởng xi măng thuộc dây chuyền

Hoàng Thạch 1 (HT1) để tham gia nghiền xi măng ta có:

 Sổ kế toán sử dụng: - Bao gồm: - Sổ chi tiết TK 621 - Sổ cái TK 621 - Sổ chi tiết TK 152 - Sổ cái TK 152 - Nhật ký chung

Ví dụ: Phiếu xuất kho số 181/11 xuất kho NVL sử dụng cho sản xuất Kế toán vào mục Quản lý hàng tồn kho  Cập nhật số liệu  Phiếu xuất kho. Chọn thời điểm cập nhật chứng từ

Từ ngày: 01/11/2013 đến ngày: 30/11/2013

TK 1522031 TK 621141

Xuất NVL phục vụ sản xuất dây chuyền HT1

Màn hình giao diện “Phiếu xuất kho” hiện ra Nhập thông tin trên Phiếu như sau:

Mã khách: PXXM Diễn giải: PVSX

Mã giao dịch: 2 (Xuất nội bộ) Số px: 181/11

Ngày lập px: 06/11/2013 Ngày hạch toán: 06/11/2013 Tỷ giá: VND

Trạng thái: 3.Chuyển vào sổ cái

Mã hàng: 4.06.001.0001, Mã kho: 000401, Số lượng: 10 478,Mã NX: 621141 Mã hàng: 4.06.002.0008, Mã kho: 000401, Số lượng: 9 787, Mã NX: 621141 Tk nợ: được lấy tự động từ trường tài khoản trong “Mã NX” đã chọn.

Tk có: được lấy tự động từ tài khoản vật tư xuất. Ấn “Lưu”.

Luận văn tốt nghiệp

Sau khi kế toán nhập và lưu Phiếu xuất kho máy tính sẽ tự động luân chuyển số liệu vào các sổ kế toán liên quan: Sổ chi tiết TK621, Sổ cái TK621, Sổ nhật ký chung.

* Trích Sổ chi tiết TK621

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

TÀI KHOẢN: 621141 – Chi phí NVLTT sản xuất xi măng bột DC1 TỪ NGÀY 01/11/2013 ĐẾN NGÀY 30/11/2013

SỐ DƯ NỢ ĐẦU KỲ: SỐ DƯ CÓ ĐẦU KỲ:

CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI TK ĐỐI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ỨNG SỐ PHÁT SINH Ngày Số Nợ … … … … … … 06/11/2013 18 1

Phân xưởng xi măng – Nạp cho máy

nghiền 1522031

310.849.53 9

… … … … … …

30/11/2013 546 -- KC chi phí NVLTT cho xi măng

bột DC1 154141 19.264.627.917

TỔNG SỐ PHÁT SINH NỢ:19.264.627.917

TỔNG SỐ PHÁT SINH CÓ:19.264.627.917

Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên)

*Trích Sổ cái TK 621

Trong phân hệ nghiệp vụ chọn Kế toán tổng hợp  Lọc tìm số liệu Sổ cái của một tài khoản

Nhập dữ liệu:

Tài khoản: 621

Từ ngày: 01/11/2013 đến ngày: 30/11/2013 Nhận

Luận văn tốt nghiệp

Máy sẽ tự nhận thông tin và cho ra màn hình sổ cái TK. Để xem trước khi in hoặc in sổ cái TK 621 nhấn F7 chọn Preview để xem trước khi in hoặc chọn Máy in để in sổ.

HÌNH: Trích sổ cái TK 621

2.2.1.4.2. Kế toán CP NCTT

CP NCTT tại Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch bao gồm: toàn bộ tiền lương và những khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân viên như: tiền ăn ca, tiền độc hại, tiền làm thêm giờ… và các khoản trích theo tỉ lệ quy định như: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được tính vào CPSX.

Hình thức trả lương:

Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương là trả lương sản phẩm đối với công nhân sản xuất và trả lương theo thời gian đối với nhân viên văn phòng và nhân viên quản lý phân xưởng.

- Trả lương theo thời gian: tiền lương trả cho nhân viên dựa trên số ngày làm việc thực tế (căn cứ vào bảng chấm công), mức lương ngày, hệ số lương:

Tiền lương

trả theo thời gian = Mức lương ngày x

Số ngày công làm việc thực tế - Trả lương theo sản phẩm: Lương sản phẩm = Đơn giá một sản phẩm X Số lượng sản phẩm hoàn thành  Cách tính lương

Căn cứ vào quyết định giao đơn giá tiền lương của Tổng công ty giao cho Công ty, Công ty xác định được tổng số tiền lương trong kỳ của toàn doanh nghiệp là:

Luận văn tốt nghiệp

Và lại căn cứ vào đơn giá tiền lương và kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, Công ty sẽ xác định được quỹ lương đối với từng đơn vị như sau:

Tổng tiền lương của đơn vị = Sản lượng x Đơn giá x Hệ số thành tích đơn vị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, hàng năm Công ty rà soát lại định biên lao động và xây dựng đơn giá tiền lương cho các đơn vị. Nếu đơn vị giảm được 1% tổng số lao động thì lao động tính đơn giá tiền lương chỉ phải giảm 0.5%. Khi lao động trong đơn vị tăng hoặc giảm so với định biên ban đầu nhưng là do tăng hoặc giảm nhiệm vụ được giao thì công ty sẽ điều chỉnh lại đơn giá tiền lương cho các đơn vị cho phù hợp với tình hình thực tế mà vẫn đảm bảo được công bằng giữa những người lao động.

Tiền lương trả cho người lao động tại Công ty được chia làm hai phần:

Phần thứ nhất: Tiền lương trả cho người lao động theo hệ số tiền lương

được gọi là lương cơ bản. Khoản lương này chiếm 30% trong tổng quỹ tiền lương trả trực tiếp chi người lao động.

Phần thứ hai: Tiền lương trả cho người lao động theo chức danh công

việc được giao gắn với mức độ phức tạp của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công làm việc thực tế, được gọi là lương chức danh. Phần này chiếm tối đa 70% tổng quỹ lương phải trả cho người lao động.

Tài khoản sử dụng: để theo dõi CP NCTT công ty sử dụng

TK622 – CP NCTT. Tài khoản này được chi tiết đến tài khoản cấp 4 để cụ thể cho tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo từng giai đoạn sản xuất, theo từng dây chuyền.

1

62211 Tiền lương CNTT sản xuất đá vôi, đá đen, đá sét 62212 Tiền lương CNTT sản xuất Bột liệu

622121 Tiền lương CNTT sản xuất Bột liệu DC 1 622122 Tiền lương CNTT sản xuất Bột liệu DC 2 622123 Tiền lương CNSX trực tiếp bột liệu DC 3 62213 Tiền lương CNTT sản xuất Clinker

62214 Tiền lương CNTT sản xuất Xi măng bột 62215 Tiền lương CNTT sản xuất Xi măng bao

6222 Bảo hiểm xã hội công nhân trực tiếp

6223 BHYT công nhân trực tiếp

6224 Kinh phí công đoàn công nhân trực tiếp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV xi măng vicem hoàng thạch (Trang 58 - 138)