Đánh giá khả năng làm việc của hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu Dậu Dương thuộc Huyện Tam Nông và Huyện Thanh Thủy Tỉnh Phú Thọ (Trang 82 - 84)

c. Hồ điều hòa: Sử dụng phần mền SWMM, thử dần diện tích hồ điều hòa và chọn chiều sâu điều tiết h = 5,0 m sau đó tiến hành điều chỉnh diện tích hồ đến kh

3.2.3. Đánh giá khả năng làm việc của hệ thống

Qua mô phỏng quá trình mưa-dòng chảy ứng với trận mưa thiết kế tần suất 10%, kết quả tính toán cho thấy:

- Mặt cắt kênh thiết kế đủ lớn để đáp ứng được yêu cầu tiêu nước, các đoạn kênh không bị tràn bờ

- Mực nước theo mô phỏng lớn nhất trong kênh chính luôn thấp hơn và xấp xỉ mực nướckhống chế tiêu tự chảy tại đầu các kênh nhánh.

Như vậy việc cải tạo hệ thống kênh như tác giả đề xuất là đảm bảo yêu cầu tiêu nước của hệ thống tại thời điểm hiện tại và đảm bảo tiêu cho vùng trong tương lai gần.

3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã thông qua ứng dụng mô hình SWMM để mô phỏng kiểm tra được khả năng đảm bảo tiêu nước của trạm bơm xây dựng mới và các đoạn kênh khi được cải tạo theo thông số thiết kế. Kết quả mô phỏng chỉ ra rằng các đoạn kênh chính với thiết kế sơ bộ như trên có thể đảm được khả năng tiêu nước cho lưu vực với sự bổ sung thêm trạm bơm tiêu đầu mối. Qua đó nếu giả thiết với yêu cầu đặt ra là hệ thống kênh tiêu Dậu Dương muốn đáp ứng được nhu cầu tiêu trong tầm nhìn trong tương lai, tác giả xin kiến nghị nên tiếp tục phân kỳ đầutư các dự án nâng cấp cải tạo trong thời gian tới như theo thiết kế sơ bộ đã đề xuất đối với hệ thống tiêu Dậu Dương nhằm theo kịp đáp ứng được mục tiêu phục vụ đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của khu vực nói riêng đồng bộ với mục tiêu phát triển chung của huyện Tam Nông. Trong

tương lai tầm nhìn tới năm 2030, một số hạng mục được đề xuất tiếp tục được đẩy mạnh triển khai gồm có:

- Nạo vét hạ thấp cao trình đáy kênh, tăng chiều sâu nước trong kênh như theo thiết kế sơ bộ.

- Mở rộng, đắp bờ kênh mương để giảm bớt tính phức tạp của địa hình gồ ghề, gia tăng tính ổn định cho lòng dẫn, hạn chế tràn bờ cục bộ.

- Xây dựng hồ điều hòa từ các diện tích mặt nước vốn có trong khu vực.

- Chuyển đổi một số diện tích đất trũng sang nuôi trồng thủy sản đặc biệt là vùng thuộc huyện Thanh Thủy.

- Hoàn chỉnh các hệ thống thoát nước trong các khu dân cư, kết nối đồng bộ với hệ thống thoát nước của vùng; xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp để đảm bảo môi trường nước của các kênh, mương tiêu trong vùng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu Dậu Dương thuộc Huyện Tam Nông và Huyện Thanh Thủy Tỉnh Phú Thọ (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)