Chạy mô hình mô phỏng hệ thống kênh hiện trạng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu Dậu Dương thuộc Huyện Tam Nông và Huyện Thanh Thủy Tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 75)

5 Diện tích đất trồng màu 8,69 0,

2.3.3.Chạy mô hình mô phỏng hệ thống kênh hiện trạng

Với các thông số đầu vào bao gồm : Mô hình mưa, mực nước thiết kế, số liệu quy hoạch sử dụng đất, sơ đồ mặt cắt ngang, địa hình hệ thống hiện trạng. Kết quả chạy mô mình mô phỏng hệ thống hiện trạng được thể hiện trong PHỤ LỤC 2.

Nhận xét:

Dựa vào kết quả chạy mô hình nhận thấy tại một số nút và một số đoạn kênh xảy ra hiện tượng bị tràn bờ. Kết quả cho thấy có 7 nút bị ngập trong thời gian lũ lên. Phần lớn các nút, các đoạn kênh trong hệ thống đều bị ngập. Do kênh mương, sông bị bồi lắng và bị lấn chiếm; công trình đầu mối đã bị xuống cập không đủ khả năng tiêu thoát nước trong thời gian cần tiêu.

Bảng 2.24: Thống kê nút bị ngập Nút Tổng thời gian bị ngập (h) N2 25,27 N3 25,43 N4 25,47 N6 25,57 N7 72,31 N8 72,6 N9 117,21

Bảng 2.25: Thống kê các đoạn kênh bị ngập

Đoạn kênh Thời gian bị ngập (h)

K4 25,71

Hình 2.13: Hình ảnh các nút bị ngập tại thời điểm đỉnh lũ

Hình 2.14: Hình ảnh các đoạn kênh bị ngập tại thời điểm đỉnh lũ

Hình 2.15. Đường quá trình mực nước trên kênh chính từ nút N3 đến N8

Hình 2.16. Đường quá trình lưu lượng theo thời gian tại đoạn kênh K3 đến K8

Sau khi nước tràn qua bờ kênh sẽ gây ảnh hưởng ngập lụt tại các vùng lân cận với đoạn kênh bị tràn điều này sẽ gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất của bà

con trong vùng bị ngập. Khi lưu lượng trong kênh giảm dần theo thời gian thì phần nước bị tràn lại tiếp tục chảy ngược về kênh chính.

2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã diễn giải quá trình tính toán các tham số đầu vào để mô phỏng khả năng tiêu nước của hệ thống tiêu với tình hình hiện trạng. Chương này đã ứng dụng mô hình SWMM.05 để diễn toán dòng chảy trong các đoạn kênh tiêu chính trong lưu vực. Qua mô phỏng quá trình mưa-dòng chảy ứng với trận mưa thiết kế tần suất 10%, kết quả tính toán cho thấy:

- Với năng lực của hệ thống kênh tiêu Dậu Dương hiện tại không đáp ứng được khả năng tiêu thoát nước của khu vực, nếu trong những năm tới khi quá trình đô thị hóa tăng mạnh, mặt khác theo quy hoạch vùng tiêu Dậu Dương đến năm

2030 gia tăng thêm diện tích phục vụ cho đô thị hóa, mà không bổ sung trạm bơm

tiêu nhằm đáp ứng khả năng tiêu của các tiểu vùng trũng thì lưu lượng tải của kênh chính tại thời điểm đó còn lớn hơn so với hiện trạng hiện nay vì vậy khả năng tiêu thoát nước của kênh càng không đảm bảo. Thêm vào đó, do đặc điểm địa hình vùng

tiêu Dậu Dương đa phần là đồi núi lưu tốc dòng chảy lớn trong khirất ít diện tích ao hồ để có thể phục vụ cho việc trữ nước điều tiết. Do đó giải pháp công trình cho hệ thống tiêu là hết sức cấp bách.

Vì vậy nhiệm vụ đặt ra là phải nâng cấp cải tạo hệ thống tiêu Dậu Dương và

hệ thống kênh tiêu chính nhằm đáp ứng được nhucầu thoát nước của vùng hiện tại cũng như trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu Dậu Dương thuộc Huyện Tam Nông và Huyện Thanh Thủy Tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 75)