0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM PPTX (Trang 29 -35 )

II) Sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3) Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh có hiệu qủa và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế –xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh.

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001-2010 nhằm: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân , tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản;vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

3) Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa nghĩa

Nói nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là nền kinh tế của chúng ta không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp như trước đây, nhưng đó cũng không phải là nền kinh tế thị trường tự do theo cách của các nước tư bản, tức là không phải kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chúng ta còn đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , còn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có , vừa chưa có đầy đủ yếu tố xã hội chủ nghĩa

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghía ở Việt Nam, một mặt vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường

Mặt khác kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dựa trên cơ sở và được dẫn dắt , chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của Chủ nghĩa xã hội. Do đó, kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa có những đăc trưng bản chất dưới đây:

1. Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường

Trong nhiều đặc tính có thể dùng làm tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường ở nước ta so với nền kinh tế thị trường khác, phải nói đến mục đích chính trị, muc tiêu kinh tế- xã hội mà nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn làm định hướng chi phối sự vận động phát triển nền kinh tế.

Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu qủa kinh tế- xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Nước ta thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xoá đói giảm nghèo.

2. Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó có kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân ( gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư nhân tư bản ). Từ ba loại hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức sản xuất kinh doanh. Các thành phần kinh tế đó là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Các thành phần kinh tế nói trên tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy phát triển nển kinh tế thị trường nhiều thành phần là một tât yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy chúng ta mới khai thác được mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao được hiệu quả kinh tế, phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế vào phát triển chung nền kinh tế của đất nước nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của

Do đó không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu là thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, mà còn phải khuyến khích các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu phát triển để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngoài nước,… Các đơn vị kinh tế thụôc mọi thành phần đều bình đẳng với nhau trước pháp luật, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau để phát triển .

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Bởi lẽ mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới- Xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Cần nhận thức rõ ràng, mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội có bản chất kinh tế-xã hội riêng, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng, nên bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế, còn có những khác biệt và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau. Chẳng hạn các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu tuy có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nhưng vì dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nên chúng không tránh khỏi tính tự phát chạy theo lợi nhuận đơn thuần, nảy sinh những hiên tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội . Vì vậy kinh tế nhà nước phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình ; đồng thời nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô kinh tế – xã hội để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo đinh hướng Xã hội chủ nghĩa.

3. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu.

Mỗi chế độ xã hội có chế độ phân phối tương ứng với nó. Chế độ phân phối do quan hệ sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quyết định. Nhưng quan hệ

phân phối, các hình thức thu nhập là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

Phù hợp với trình độ phát triễn của lực lương sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiều chế độ sở hữu cùng tồn tại. Mỗi chế độ sở hữu có nguyên tắc phân phối tương ứng với nó, vì thế trong thời kỳ quá độ tồn tại cơ cấu đa dạng về hình thức phân phối thu nhập.

Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta , tồn tại các hình thức phân phối thu nhập sau đây: phân phối theo lao động, theo vốn hay tài sản đóng góp, theo gía trị sức lao động và phân phối thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội.

Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiên phân phối theo lao động. Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường định hướng, nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu. Vì thế phân phối theo lao động được xác định là hình thức phân phối chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.

Nước ta xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chứ không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Chúng ta lấy phát triển kinh tế thị trường là phương tiện để đạt được mục tiêu cơ bản xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng dân chủ , văn minh; con người được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột , có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Vì vậy, mỗi bước tăng trưởng kinh tế ở nước ta phải gắn với cải thiện phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu đó.

4. Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng vận động theo yêu cầu của những quy luật vốn có của kinh tế thị trường, như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh…

giá cả do thị trường quyết định; thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào các nghành, các lĩnh vực của nền kinh tế.

Trong điều kiện ngày nay, hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều có sự quản lý của nhà nước để sửa chữa một mức độ nào đó “ những thất bại của thị trường”. Tức là cơ chế vận hành nền kinh tế của tất cả các nước đều là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nhưng điều khác biệt trong cơ chế vận hành nền kinh tế của nước ta là ở chỗ nhà nước quản lý nền kinh tế không phải là nhà nước tư sản, mà là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân , do dân, vì dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm sửa chữa những thất bại của thị trường, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo , mà bản thân cơ chế thị trường không thể làm được, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng. Nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao , đặc biệt là đảm bảo công bằng xã hội. Không ai ngoài nhà nước có thể giảm bớt được sự chênh lệch giữa giàu và nghèo thành thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường.

Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường. Thị trường là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan , tự vận động theo những quy luật vốn có của nó. Còn kế hoạch hoá là hình thức thực hiện của tính kế hoạch, nó là sản phẩm chủ quan của thể quản lý. Kế hoạch và cơ chế thị trường là hai phương tiện khác nhau để phát triển và điểu tiết nền kinh tế. Kế hoạch là sự điều chỉnh có ý thức của chủ thể quản lý đối với nền kinh tế, còn cơ chế thị trường là sự tự điều tiết của bản thân nền kinh tế.

Kế hoạch và thị trường cần được kết hợp với nhau trong cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch có ưu điểm là tập trung được các nguồn lực cho những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo cân bằng tổng thể, gắn mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển xã hội ngay từ đầu. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kế hoạch hoá khó bao quát được hết tất cả các yêu cầu rất đa dạng và luôn biến động của đời sống kinh tế; đồng thời sự điều chỉnh của kế hoạch thường không được nhanh nhạy. Trong khi đó sự điều tiết của kinh tế thị trường lại nhanh nhạy, nó kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, đáp ứng nhanh, nhậy nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Song khuyết tật cơ bản của cơ chế thị trường là tính tự phát nên có thế đưa đến sự mất cân đối, gây tổn hại cho

nền kinh tế. Vì thế cần có sự kết hợp kế hoạch với thị trường trong cơ chế vận hành nền kinh tế.

Thị trường là căn cứ để xây dựng và kiểm tra các kế hoach phát triển kinh tế. Những mục tiêu và biện pháp mà kế hoạch nêu ra muốn được thực hiện có hiệu quả phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường. Mặt khác, muỗn cho thị trường hoạt động phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa thì nó phải được hướng dẫn và điều tiết bởi kế hoạch

Sự kết hợp kế hoạch với thị trường được thực hiện ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô. ở tầm vi mô, thị trường là căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Thông qua sự biến động của quan hệ cung cầu và giá cả thị trường, các doanh nghiệp lựa chọn được phương án sản xuất: sản xuất ra sản phẩm gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Cũng nhờ đó mà doanh nghiệp lựa chọn được cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư cho mình. Thoát ly yêu cầu của thị trường, các mục tiêu của kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không thực hiện được.

ở tầm vĩ mô, mặc dù thị trường không phải là căn cứ duy nhất có tính quyết định, song kế hoạch nhà nước cũng không thể thoát ly khỏi tình hình biến động của thị trường . Thoát ly thị trường, kế hoạch hoá vĩ mô trở thành duy ý chí. Kế hoạch hoá vĩ mô nhằm đảm bảo cân đối lớn, tổng thể của nền kinh tế như tổng cung – tổng cầu, sản xuât – tiêu dùng, hàng hoá - tiền tệ. Kế hoạch hoá vĩ mô có thể tác động đến cung, cầu, giá cả để uốn nắn những lệch lạc của sự phát triển do sự tác động tự phát của thị trường gây ra, thông qua đó mà hướng hoạt động của thị trường theo hướng của kế hoạch.

5. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở, hội nhập

Đặc điểm này phản ánh sự khác biệt giữa nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng với nền kinh tế đóng khép kín trước đổi mới, đồng thời phản ánh xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế.

Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đang diễn ra quá trình quỗc tế hoá đời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, mở của kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu

đối với nước ta. Chỉ có như vậy mới thu hút được vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng và thế mạnh của

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM PPTX (Trang 29 -35 )

×