0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Quá trình hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM PPTX (Trang 25 -29 )

II) Sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2) Quá trình hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta

Quá trình chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường ở nước ta có thể chia thành một số giai đoạn nhưng giữa các giai đoạn không có ranh giới tuyệt đối. Chúng ta có thể chia quá trình hình thành này thành các giai đoạn sau:

Hội nghị trung ương lần thứ VI khoá 4 tháng 9 – 1979 có thể được coi là mốc đánh dấu khởi đầu công cuộc mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta. Tại hôi nghị ,lần đầu tiên Đảng ta đưa ra chủ trương cụ thể như "bỏ ngăn sông cấm chợ". "cho sản xuất bung ra", thừa nhận nhiều thành phần kinh tế với quy định cụ thể: ở miền Nam có năm thành phần, miền Bắc có ba thành phần; kinh tế tư bản tư nhân không được thuê mướn quá 5-10 công nhân

Hội nghị TW 6( khoá IV ) đề ra một số quan niệm, chủ trương đổi mới tuy chưa cơ bản và toàn diện như Đại hội VI nhưng đó là bước khởi đầu có ý nghĩa. Từ những quan điểm đó nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuât. Những chính sách tiêu biểu như: Chỉ thị 357 của Chính phủ (3-10-1979) cho phép các hộ nông dân được nuôi và bán trâu bò, chấp nhận trâu bò là hàng hoá. Chỉ một năm sau khi ban hành chính sách tại nhiều địa phương ở miền Bắc, đàn trâu bò đã tăng gấp đôi. Chỉ thị 100 của ban bí thư về khoán sản phẩm cuối cùng cho xã viên hợp tác xã nông nghiệp đã tạo điều kiện cho nông dân bổ sung đầu tư tích cực lao động đạt sản lượng vượt khoán của hợp tác xã. Trong công nghiệp có Nghị quyết 25CP cho phép các xí nghiệp làm kế hoạch ba phần, trong đó phần C xí nghiệp tự xác định thị trường kế hoạch tự cân đối vật tư, tiền vốn; tự đánh giá và tiêu thụ sản phẩm lợi nhuận làm ra được hưởng quyền sử dụng 80%

Từ đó trong nền kinh tế nước ta xuất hiện tình huống mới: Tồn tại song song hai cơ chế quản lý: cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tác động trong kế hoạch phần A của xí nghiệp công nghiệp, trong sản phẩm khoán của hợp tác xã nông nghiệp. Cơ chế thị trường tác động trong kế hoạch phần C của xí nghiệp và trong sản phẩm vượt khoán của hộ nông dân. Cũng từ đó bắt đầu cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai cơ chế ở nhiều khâu, nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố mấu chốt để chuyển sang cơ chế thị trường là cơ chế giá cả.Trong cơ chế tập trung bao cấp, cơ chế định giá bằng mệnh lệnh hành chính của Nhà nước, việc định giá thấp đã đánh vào ngân sách và tài chính quốc gia dẫn đến việc nhà nước phải bù lỗ, bù giá,bù lương… làm cho ngân sách ngày càng kiệt quệ, sản xuất càng thua lỗ, tiêu cực càng phát triển. Vì vậy, Nhà nước đã tiến hành cải cách giá và lương lần thứ nhất ( 1981 – 1982 ) với những nét nổi bật là tăng giá, tăng lương, thực hiện chuyển cơ chế một giá do nhà nước định đoạt sang cơ chế hai giá đối với giá cả hàng tiêu dùng, hàng vật tư và giá mua sản phẩm theo hợp đồng, giảm mặt hàng

cung cấp theo tem phiếu, chuyển phần lớn giá cung cấp sang giá kinh doanh thương nghiệp. Nhưng do thời gian thực hiện "hai giá" kéo dài ( 1981- 1985 ) trên diện rộng, trong khi hầu như không có giải pháp hữu hiệu nào làm giảm phát triển nên lạm phát trầm trọng thêm lại đẩy giá thị trường tiếp tục tăng nhanh. Nếu lấy mốc giá năm 1979 là 100 thì năm 1981: 313,7%; 1984: 1400%; 1985: 2390%. Trước tình hình trên, tháng 6-1985, Hội nghị TW lần thứ 8 bàn về giá -lương – tiền đã rút ra bài học tổng quát là: phải dứt khoát xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

b) Giai đoạn từ 1986 đến 1990

Đại hội lần thứ VI của Đảng ( tháng 12- 1986) đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp đổi mới tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây thực sự là một cuộc cách mạng sâu sắc tiến hành đồng thời trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế

+Thực sự chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Chuyền từ nền kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ,thực hiện tự do kinh doanh theo pháp luật

+ Thực hiện cơ cấu kinh tế mở, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại , từng bước hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới

Trên cơ sở đó, vai trò quản lý Nhà nước cũng chuyển đổi từ quản lý trực tiếp sang quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng pháp luật, các chính sách kinh tế, các công cụ điều tiết có hiệu lực

Với những quan điểm đổi mới của nghị quyết Đại hội VI, chúng ta đã có những biện pháp và chủ trương tích cực trên nhiều mặt. Trong công nghiệp, Nghị định 217HĐBT của Hội động Bộ trưởng ban hành đã "cởi trói", phát huy quyền tự chủ kinh doanh của đơn vị kinh tế quốc doanh. Đối với nông nghiệp Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ( 5-4- 1988 ) đã xác định hợp tác xã là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán của hợp tác xã và dần chuyển thành đơn vi kinh tế độc lập tự chủ . Về xử lý giá cả từ Hội nghị trung ương lần thứ 6 khoá VI vào tháng 3/1989, nhà nước quyết định thực hiện chuyển toàn bộ lương thực , chuyển 80% vật tư sang kinh doanh, còn lại 20% vật tư vẫn giữ giá phân phối. Đây là lần đầu tiên trên quan điểm một thị trường, một cơ chế tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế thị

trường. Mặt khác, chúng ta đã tạo ra được tiền đề cần thiết để mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại thông qua việc ban hành luật đầu tư, đẩy mạnh hợp tác đầu tư với nước ngoài

Tóm lại , thời kỳ 1986- 1990 của công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều bước tiến đáng khích lệ, đã đưa nền kinh tế nước ta vào quỹ đạo phát triển vốn có của nó.

c) Giai đoạn từ 1991 đến nay

Giai đoạn này gắn với ba sự kiệnlịch sử quan trọng, đó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, lần thứ VIII , lần thứ IX

+ Đại hội Đảng lần thứ VII ( tháng 6- 1991) đã khẳng định :" Đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp. Qua thực tiễn , chúng ta có thêm những nhận thức mới và kinh nghiệm quan trong về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm nước ta. Đó là cơ sở rất quan trọng để chúng ta tiếp tục tiến lên"

+Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) đã chỉ rõ : "Đại hội VI để ra đường lối đổi mới toàn diện. Đại hội VII thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội . Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000. Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn , đúng định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Đại hội Đảng lần thứ IX (4- 2001) đánh giá 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội ( 1991- 2000 ) đã đạt những thành tựu to lớn và rất quan trọng:

Tổng sản phẩm trong nứơc năm 2000 tăng hơn gấp đôi so với năm 1990. Kết cấu hạ tầng kinh tế từ tình tràng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế; từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ chỗ chủ yếu chỉ có hai thành phần là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đã chuyển sang có nhiều thành phần , trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hẫng hụt về thị trường do những biến động ở Liên Xô và Đông âu gây ra; phá được thế bị bao vây cấm vân , mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; không thể bị cuốn sâu

vào cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế ở một số nước ta cũng khá nặng nề; tình hình chính trị xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường. Sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với mười năm trước"

Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định đường lối và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta:"Đường lối kinh tế của Đảng ta là : Đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất ,động thời xây dựng quan hệ sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM PPTX (Trang 25 -29 )

×