Hiện nay ở Việt Nam thị trừơng lao động đang ngày càng phát triển, cung vượt quá cầu, sức lao động cũng trở thành hàng hoá, người lao động có quyền tự do lựa chọn nơi làm việc đáp ứng nhu cầu và khả năng của mình theo đúng hợp đồng lao động. Trong nền kinh tế thị trường tiền lương thực sự là giá cả của sức lao động, điều đó đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ giá trị sức lao động để làm cơ sở cho việc xác định mức tiền lương. Muốn như vậy, mức lương cho người lao động phải thể hiện trình độ học vấn, tay nghề, quá trình lao động, lao động giản dơn hay phức tạp và quan trọng nhất là hiệu quả công việc của người đó. Mức lương đó phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu tái mở rộng sản xuất sức lao động, đảm bảo cho người lao động sống đủ mà không cần phải lao động gì thêm (nếu họ muốn làm giàu thì buộc phải làm thêm nhiều việc). Chỉ trên cơ sở như vậy tiền lương mới khuyến khích mọi người lao động luôn luôn nâng cao trình độ học vấn, tay nghề phục vụ đắc lực cho công việc, khuyến khích thế hệ trẻ ra sức hoạ tập để không ngừng nâng cao trình đọ văn hoá, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ sản xuất kinh doanh thích ứng với cơ chế thị trường. Qua đó từng bước nâng cao trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
* Để tiền lương thực sự trở thành một đòn bẩy thúc đẩy người lao động làm việc với sức sáng tạo cao, trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương. Trong việc xác định tiền lương cần quán triệt các quan điểm sau đây:
+ Tiền lương phải đủ đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động, nó phải thực sự là bộ phận thu nhập chủ yếu của người lao động.
+ Tiền tệ hoá tiền lương một cách triệt để (xoa bỏ tận gốc các khoản bao cấp trong phân phối).
+ Mức lương phải gắn liền với trình độ phát triển kinh tế xã hội, hiệu quả sản xuất kinh doanh, quan hệ cung cầu lao động, mức cống hiến cửa từng cá nhân, sự biến động của giá cả và làm phát.
+ Cần chống chủ nghĩa bình quân trong việc trả công lao động.
* Để hoàn thiện giải quyết vấn đề tiền lương, cần tiếp tục xác định mức tiền lương tối thiểu.