Như đã nói ở trên, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức phổ
biến nhất, được sử dụng nhiều nhất trong thương mại quốc tế.
Trong số các phương thức thanh toán quốc tế thì phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng cao nhất.
Và cũng như đã nói ở trên, khi chấp nhận tham gia vào cuộc chơi, hay nói cách khác là khi đã sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ và hiểu những thông lệ đã được quốc tế ban hành. Và khi UCP600 có hiệu lực, thì không chỉ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam mà cả các ngân hàng Việt Nam cũng phải hiểu và vận dụng nó. UCP600 đã chính thức có hiệu được gần 1 năm. Ban đầu, có rất ít ngân hàng thương mại áp dụng bộ tập quán mới (tính đến tháng 9/2007 mới chỉ có 2 ngân hàng áp dụng đó là Ngân Hàng Quân Đội MB và Ngân Hàng TMCP Quốc Tế VIBank) nhưng cho đến nay hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đã áp dụng bộ tập quán quốc tế mới.
1. Tuân theo những quy định của UCP600 và ISBP681
- Khi áp dụng bộ tập quán quốc tế mới, hầu hết các ngân hàng đều đã tuân theo tinh thần mới: Thời gian kiểm tra bộ chứng từ là 5 ngày làm việc, khi bộ chứng từ có sai sót thì cần xin bỏ qua sai sót từ người yêu cầu mở thư
- Thay đổi quy trình nghiệp vụ để phù hợp với bộ tập quán mới: quy trình kiểm tra thay đổi để đáp ứng đúng theo yêu cầu về thời gian kiểm tra chứng từ là 5 ngày làm việc. Do UCP600 có một số thay đổi so với UCP500 nên các mẫu dịch vụ của ngân hàng cũng có những điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi đó: Đơn đề nghị phát hành L/C, Giấy thông báo bộ chứng từ
về….
2. Một số điều chỉnh:
Mặc dù tuân thủ những quy định trong UCP600 và ISBP681 song khi áp dụng vào quy trình nghiệp vụ thanh toán cụ thể các ngân hàng thương mại đã có một số thay đổi, điều chỉnh cần thiết trong khâu nghiệp vụđể việc áp dụng
ấy càng rõ ràng, cụ thể hơn, quy trách nhiệm và quyền hạn trong từng phòng ban cụ thể. Ví dụ như cũng trong quy trình kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập
ấy, UCP600 quy định các ngân hàng có 5 ngày làm việc ngân hàng để kiểm tra bộ chứng từ. Tuy nhiên với khoảng thời gian 5 ngày ấy, Ngân Hàng Đầu Từ Và Phát Triển Việt Nam dành 3 ngày cho TTV, 2 ngày còn lại để KSV và lãnh đạo các cấp kiểm tra lại kết quả kiểm tra của TTV, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Techcombank dành cho TTV 2 ngày…Rõ ràng là với một quy trình và lịch trình cụ thể như vậy, việc kiểm tra sẽ đảm bảo đúng thời gian yêu cầu, kết quả kiểm tra cũng được tra soát lại (sau khi TTV kiểm tra thì KSV sẽ kiểm tra lại) từđó đảm bảo những sai sót sẽ được hạn chếở mức tối thiểu.
Theo UCP600, mỗi ngân hàng chỉ có tối đa là 5 ngày làm việc ngân hàng
để kiểm tra tính phù hợp của BCT thanh toán, từđó quyết định xem việc chấp nhận hay từ chối thanh toán cho người xuất khẩu. Song UCP600 lại chưa quy
5 ngày của ngân hàng là ngày nào? Một số ngân hàng thương mại đã quy định cụ thể về vấn đề này (NHNo&PTNT, Techcombank)