Công tác quản lý sản xuất của Công ty

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM pptx (Trang 42 - 47)

- Các phòng ban: + Phòng Kế toán:

2.1.4. Công tác quản lý sản xuất của Công ty

2.1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất.

Mô hình sản xuất ở phân xưởng của Công ty được tổ chức theo các dây chuyền sản xuất. Hiện nay, đang có 2 dây chuyền sản xuất chính, trong đó, mỗi chuyền có 6 bộ

phận với các nhiệm vụ khác nhau gồm: Quản lý sản xuất, tổ phôi, tổ tinh chế, tổ lắp ráp, tổ nguội, tổ màu, tổ bao bì.

Ngoài phân xưởng sản xuất chính thì Công ty còn tổ chức các bộ phận phụ trợ gồm: bộ phận CD (xẻ gỗ tròn), bộ phận sấy gỗ.

(Nguồn: Phòng Tổ chức) 2.1.4.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất

Kế hoạch sản xuất của Công ty được lập trên cơ sở kế hoạch phát triển trong dài hạn, kế hoạch tiêu thụ, doanh thu trong kỳ và các số liệu kế toán tổng hợp. Hiện nay, kế hoạch sản xuất của Công ty được lập là loại kế hoạch sản xuất ngắn hạn áp dụng cho một năm sản xuất bao gồm lịch trình sản xuất, hoạt động điều phối, phân giao các

Phân xưởng sản xuất Chuyền sản xuất I Quản lý sản xuất Tổ phôi Tổ tinh chế Tổ lắp ráp Tổ nguội Tổ màu Tổ bao bì Chuyền sản xuất II Quản lý sản xuất Tổ phôi Tổ tinh chế Tổ lắp ráp Tổ nguội Tổ màu Tổ bao bì Bộ phận CD (xẻ gỗ tròn) Bộ phận sấy gỗ

công việc cho từng bộ phận sản xuất nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất ngắn hạn giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng, giảm lượng dự trữ cần thiết và khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có.

2.1.4.3. Các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất

Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất trong Công ty là gỗ tinh chế được chế biến từ gỗ tròn nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp hoặc qua các trung gian cung cấp, tùy theo yêu cầu của khách hàng về các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, loại gỗ nguyên liệu sử dụng cho các đơn hàng khác nhau ở các kỳ sản xuất khác nhau là không giống nhau.

Ngoài gỗ là nguyên liệu chính, Công ty còn sử dụng các nguyên liệu phụ khác trong quá trình chế biến ra sản phẩm cuối cùng với giá trị tương ứng từ 5-6% tổng giá thành sản phẩm, bao gồm: màu phun, dầu nhúng, phụ tùng, …

2.1.4.4. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu của Công ty được tính trực tiếp: lấy số lượng sản phẩm nhân với định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm đó.

2.1.4.5. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát

Kho là nơi tập trung dự trữ nguyên, nhiên vật liệu, dụng cụ trước khi đưa vào sản xuất, đồng thời cũng là nơi tập trung thành phẩm của doanh nghiệp trước khi tiêu thụ.

Trong doanh nghiệp có nhiều loại nguyên vật liệu, thiết bị và phụ tùng khác nhau. Vì vậy đối với từng loại đối tượng khác nhau cũng có kế hoạch thời gian tập trung dự trữ khác nhau để phù hợp.

Căn cứ vào công dụng của kho, Công ty hiện đang sử dụng 2 kho: Kho dụng cụ, phụ tùng và kho thành phẩm, nửa thành phẩm. Ngoài ra còn có khu tập trung nguyên liệu chính ngoài trời trước khi đưa vào chế biến.

Cán bộ quản lý kho có hệ thống sổ sách theo dõi rõ ràng, luôn luôn nắm vững chất lượng và lượng tồn kho đối với từng loại nguyên vật liệu để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tiến độ mua. Kho có sơ đồ sắp xếp, phân loại theo quy cách, phẩm chất, không có tình trạng nguyên vật liệu bị vứt bừa bãi, không kê kích, che đậy, năng lực của kho được tận dụng triệt để, đảm bảo an toàn lao động trong kho. Ngoài ra, các nguyên vật liệu sắp xếp trong kho được tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm với từng loại nguyên vật liệu khác nhau. Hệ thống nội quy của kho bao gồm: nội quy ra vào, nội quy bảo quản, nội quy về nhập, xuất nguyên vật liệu, nội quy phòng hỏa hoạn, nội quy kiểm tra định kỳ và các quy chế xử lý phát sinh khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu hay mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu, v.v. được quy định rõ ràng đảm bảo công tác bảo quản, lưu trữ đi vào nề nếp chặt chẽ.

Cấp phát nguyên vật liệu là hình thức chuyển nguyên vật liệu từ kho xuống các bộ phận sản xuất. Cấp phát nguyên vật liệu một cách chính xác, kịp thời cho các bộ phận sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tận dụng triệt để và có hiệu quả công suất thiết bị và thời gian lao động của công nhân. Trên cơ sở đó đảm bảo nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và hạ giá thành. Tổ chức tốt việc cấp phát nguyên vật liệu còn là điều kiện tốt cho việc thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm và chế độ hạch toán trong nội bộ doanh nghiệp. Hiện nay, tại Công ty TNHH TV, việc cấp phát nguyên vật liệu được tổ chức theo hình thức: Cấp phát theo hạn mức (theo tiến độ kế hoạch). Theo đó, căn cứ vào hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, căn cứ vào số lượng và chủng loại sản phẩm đã được xác định trong kế hoạch tiến độ sản xuất (kế hoạch theo đơn hàng), phòng kế hoạch lập phiếu cấp phát hạn mức giao cho các bộ phận sản xuất và kho. Căn cứ vào phiếu đó, kho chuẩn bị và định kỳ cấp phát số lượng ghi trong phiếu, như vậy với hình thức này, Công ty đảm bảo được tính chủ động cho bộ phận sử dụng cũng như bộ phận cấp phát. Trường hợp đã hết nguyên vật liệu mà chưa hoàn thành nhiệm vụ sản xuất thì phải có lệnh của phó giám đốc kinh doanh, kho mới cấp bổ sung để hoàn thành nhiệm vụ. Trường hợp còn thừa nguyên vật liệu coi như thành tích tiết kiệm và được khấu trừ vào phiếu hạn

mức cho đơn hàng sau. Hình thức cấp phát theo hạn mức có nhiều ưu điểm như: quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu hạch toán việc tiêu dùng nguyên vật liệu chặt chẽ, chính xác, bộ phận cấp phát chủ động trong việc chuẩn bị cấp phát, giảm bớt giấy tờ, chi phí vận chuyển.

2.1.4.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định

Kiểm tra tài chính hiệu quả sử dụng TSCĐ là một nội dung quan trọng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Thông qua việc kiểm tra tài chính, doanh nghiệp có được những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hóa TSCĐ, về các biện pháp khai thác năng lực của TSCĐ hiện có, nhờ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM pptx (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)