Phân tích tình hình thực hiện một số khoản mục giá thành.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM pptx (Trang 30 - 33)

Mục đích phân tích tình hình biến động các khoản mục giá thành nhằm đánh giá chung mức chênh lệch và tỷ lệ chênh lệch của khoản mục giữa các kỳ phân tích là để làm rõ mức tiết kiệm hay vượt chi của từng khoản mục đến giá thành sản phẩm sản xuất.

Quá trình phân tích chủ yếu tập trung vào những sản phẩm chính, có khối lượng lớn, đặc biệt là các sản phẩm có giá thành đơn vị thực tế cao hơn định mức kế hoạch hoặc năm trước.

Các nhân tố ảnh hưởng tới các khoản mục giá thành bao gồm hai nhân tố: Nhân tố phản ánh về lượng và nhân tố phản ánh về giá.

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lượng và giá đến các khoản mục chi phí theo công thức:

Mq = ∑( ) = ∑ ∑ Mp = ∑( ) = ∑ ∑ Trong đó :

+ Qi1, Qi0 là khối lượng từng khoản mục giá thành kỳ thực tế, kỳ gốc (định mức). + Mq, Mp là mức biến động về lượng, về giá đến các khoản mục chi phí.

1.2.5.2. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Đối với doanh nghiệp sản xuất một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau, có thể tiến hàng phân tích tương tự quá trình phân tích các nhân tố lượng và giá ảnh hưởng đến khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như ở mục trên.

Đối với doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm cần nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, cùng với các nhân tố khác ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tiến hành phân tích hai nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu là nhân tố lượng và giá của từng loại nguyên vật liệu như sau:

Khoản mục chi phí

∑ Định mức tiêu hao

NVL loại I cho sp (mi) x

Đơn giá NVL loại I cho đơn vị sp (Si)

NVL đơn vị SP

Hay: ∑

Bằng phương pháp loại trừ, có thể phân tích sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích như sau:

- Đối tượng phân tích:

∑ ∑

- Ảnh hưởng của mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu cho đơn vị sản phẩm ( ) ∑( ) ∑ ∑

- Ảnh hưởng của đơn giá từng loại nguyên vật liệu cho đơn vị sản phẩm ( ) ∑( ) ∑ ∑

- Tổng hợp của cả hai nhân tố và rút ra những kết luận, kiến nghị.

Ngoài ra, cũng có thể áp dụng cách lập bảng phân tích giống như mục trên để phân tích sự ảnh hưởng của sự biến động các nhân tố lượng và giá tới chỉ tiêu phân tích.

1.2.5.3. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành.

Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm hàng hóa phụ thuộc vào hai nhân tố:

- Lượng thời gian lao động hao phí (tính bình quân) để sản xuất ra đơn vị sản phẩm hàng hóa (giờ công).

- Chi phí nhân công trực tiếp cho một đơn vị thời gian lao động đã hao phí (đồng/giờ công).

Công thức: ∑

Trong đó:

+ F là khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm. + Ti : lượng thời gian lao động hao phí của phân xưởng i cho đơn vị sản phẩm. + Xi :chi phí nhân công trực tiếp cho đơn vị thời gian lao động hao phí thứ i.

Phương pháp phân tích: so sánh tổng chi phí nhân công trực tiếp kỳ thực hiện với kỳ gốc để thấy được tình hình biến động chung, sau đó dùng kĩ thuật tính toán xác định mức ảnh hưởng nhân tố lượng và giá đến tình hình biến động chung.

1.2.5.4. Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác với khoản mục chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung có đặc điểm sau:

- Gián tiếp từng sản phẩm sản xuất, do đó thường phải qua các phương pháp phân bổ.

- Gồm nhiều nội dung kinh tế, do sự phát sinh của nhiều hoạt động khác nhau. - Do nhiều bộ phận quản lý khác nhau trong doanh nghiệp.

- Bao gồm cả biến phí và định phí trong đó chủ yếu là định phí.

Do chi phí sản xuất chung có đặc điểm như trên nên rất khó kiểm soát trong việc ứng xử khi có sự biến động của khối lượng sản xuất. Để có thể kiểm soát được, cũng như dự đoán cách ứng xử của chi phí sản xuất, người ta thường sử dụng các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp để phân tích chi phí sản xuất chung thành biến phí và định phí.

Đối với các yếu tố biến phí, ta có thể phân tích thành hai nhân tố lượng và giá tương tự như trên. Đối với các yếu tố định phí, ta sử dụng phương pháp so sánh để phân tích.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM pptx (Trang 30 - 33)