Vùng đồng bằng gồm:

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của lớp phủ thực vật lên các đặc trưng dòng chảy lưu vực sông cầu (Trang 28 - 32)

_ Đất phù sa được bồi tụ hàng năm, chủ yếu dược phân bố ở đất bãi ven sông.

_ Đất phù sa không được bồi tụ hàng năm có mầu tươi, trung tính, ít chua, glây nhẹ hoặc không glây được phân bố hầu hết trong vùng.

_ Đất phù sa không được bồi tụ hàng năm mầu xám nhạt ngập nước thường xuyên, thường chua có độ glây trung bình đến glây nặng loại đất này tập chung chủ yếu ở các vùng trũng như khu sông Phan-sông Cà Lồ, ngòi Đa Mai, ngòi Mân chản.

b) Vùng núi:

Đất bồi tụ sườn đồi trên nền sa thạch như đất đỏ trên núi đá vôi. Đá biến chất chiếm ưu thế và đất đỏ vàng nâu vàng trên nền phù sa cổ.

2.4. Đặc điểm lớp thảm phủ thực vật trên khu vực nghiên cứu.

Lớp phủ thực vật đóng vai trò quan trọng đối với khả năng hình thành lũ lụt, đó là khả năng điều tiết nước. theo tài liệu điều tra thì trên lưu vực có các loại thảm phủ thực vật như sau.

_ Rừng giàu với đặc điểm là có các loại cây lá rộng thường xanh kín phân bố chủ yếu ở phía bắc của lưu vực. Hiện tượng thay lá của đại đa số các cây diễn ra quanh năm nên độ che phủ luôn kín.

_ Rừng nghèo chiếm diện tích 14,27% so với toàn diện tích trên lưu vực.

_ Trảng cây bụi, cỏ thứ sinh Canh tác theo kiểu nương rẫy là hình thức canh tác chính của một số dân tộc ở vùng cao này. Trảng cây bụi thứ sinh được hình thành trên đất canh tác bỏ hoang. Cường độ canh tác không mạnh nên các cây bụi tái sinh rất nhanh.

_ Thảm thực vật trồng. do mục đích kinh tế, con người đã khai phá thảm thực vật tự nhiên lấy đất trồng trọt. Quá trình canh tác đã làm sai khác đi tính chất tự nhiên của vùng. Mối quan hệ giữa thảm phủ thực vật và các nhân tố khác của môi trường là mối quan hệ nhân quả.

2.5.1. Điều kiện khí hậu2.5.1.1. Nhiệt độ và độ ẩm 2.5.1.1. Nhiệt độ và độ ẩm a) Nhiệt độ

nhiệt độ trung bình của không khí hàng năm dao động từ 18-23°C.

b) Độ ẩm

Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm các vùng trên lưu vực dao động từ 81- 87% ở các vùng núi còn nhiều cây rừng, có mưa nhiều thỉ độ ẩm cao hơn.

2.5.1.2. Gió bão

Khí hậu lưu vực sông cầu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm hình thành hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, khô và ít mưa.

Sự tác động của hoàn lưu khí quyển tới địa hình lưu vực tạo nên khí hậu riêng cho lưu vực sông.

Tốc độ gió trung bình tháng và năm trong lưu vực sông Cầu biến động theo địa hình và độ cao khá rõ rệt. Chẳng hạn ở thung lũng Bắc Kạc, tốc độ gió bình quân các tháng trong năm nhỏ chỉ dao động trên dưới 1m/s.

2.5.1.3. Mưa, Bốc hơia) Mưa a) Mưa

Lưu vực có tổng số 8 trạm đo mưa, số liệu quan trắc cho thấy lượng mưa trung bình hàng năm không lớn, dao động từ 1500-2000 mm. Mưa phân bố không đều trên lưu vực tùy thuộc vào đặc điểm địa hình từng vùng.

Lượng mưa trong lưu vực phân bố không đều và chia thành hai mùa rõ rệt:

_ Mùa mưa từ tháng V đến tháng IX, chiếm từ 70-85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VII và tháng VIII trên 300mm/tháng.

_ Mùa khô từ tháng X đến tháng IV năm sau, lượng mưa chiếm từ 22-25% tổng lượng mưa cả năm. Tháng mưa ít nhất là tháng XII và tháng I.

2.5.2. Thủy văn

Chế độ dòng chảy trong lưu vựu sông Cầu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa lũ bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng X, mùa kiệt từ tháng X đến tháng V năm sau.

Phần thượng nguồn sông Cầu có lượng mưa năm trung bình 1700 đến 1800mm/năm, môduyn dòng chảy năm đạt từ 23 (l/s/km2) 9đến 24 (l/s/km2). Tính bình quân toàn lưu vực với lượng mưa hàng năm khoảng 1700mm.

Nhìn chung tổng lượng nước trong mùa lũ chiếm từ 75-85% tổng lượng dòng chảy trong cả năm. Tám tháng mùa kiệt còn lại chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng lượng nước trong năm.

Nhìn chung lũ ở thượng du sông Cầu thường lên nhanh, xuống nhanh và có dạng nhọn, thời gian duy trì lũ tùy thuộc vào vị trí trên mỗi con sông mà kéo dài từ 3 đến 10 ngày .

Do chế độ mưa phân bố trong năm không đều, điều kiện địa chất, thổ nhưỡng, độ dốc và tầng phủ thực vật nên chế độ dòng chảy về mùa lũ cũng như mùa kiệt trên mỗi sông khác nhau. Tại thác Bưởi trên sông Cầu đo được môdun dòng chảy trung bình mùa kiệt bằng 11,2 l/s.km2. Nhìn chung môdun dòng chảy kiệt nhỏ nhất trên toàn lưu vực ở mức dưới 1,0l/s.km2.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của lớp phủ thực vật lên các đặc trưng dòng chảy lưu vực sông cầu (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w