TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG CẦU

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của lớp phủ thực vật lên các đặc trưng dòng chảy lưu vực sông cầu (Trang 26 - 28)

2.1. Vị trí địa lý của sông Cầu.

Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Phia-Đeng cao 1527m ở sườn Đông Nam của dãy Pia-bi-óc vùng núi cao của tỉnh Bắc Kạn. Dòng chính sông Cầu có hướng chảy Bắc – Nam từ Bắc Kạn về Thái Nguyên sau đó đổi hướng Tây Bắc – Đông Nam, dòng sông chảy qua Chợ Đồn,Chợ Mới, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại – Hải Dương.

Lưu vực sông Cầu nằm ở tọa độ từ 21°07’ đến 22°18’ đến 106°08’ kinh độ đông và có diện tích 6.030 km2. Lưu vực bao gồm toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của 5 tỉnh Bắc Kạn, Thái Ngyuên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Lưu vực

sông Cầu được giới hạn bởi: Cánh cung sông Gâm ở phía tây, cánh cung Ngân Sơn ở phía đông, phía bắc giới hạn bởi những dãy núi cao hơn 1000m, phía nam giáp với Hải Dương và Hà Nội.

2.2. Đặc điểm địa hình của lưu vực sông Cầu.

Lưu vực sông Cầu ở thượng lưu phần Bắc, Tây Bắc và Đông có những đỉnh núi cao trên dưới 1000m che chắn, nên thuận lợi cho việc đón gió mùa Đông Nam, nhất là sườn núi phía Tây lưu vực là dãy Tam Đảo đã tạo ra vùng mưa lớn trên lưu vực.

Địa hình lưu vực sông Cầu đa dạng và phức tạp mang đặc trưng của ba dạng địa hình miền núi, trung du và đồng bằng. Nhìn chung toàn lưu vực có hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc sang Tây Nam. Có thể chia lưu vực thành hai dạng địa hình:

a) Địa hình miền núi được giới hạn bởi dãy núi Tam Đảo, vùng thượng nguồn của sông Cầu. Đây là vùng có địa hình phức tạp bị chia cắt bởi các đồi núi, khe lạch tạo thành những thung lũng hẹp nên có rất ít những cánh đồng canh tác lớn.

b) Địa hình vùng trung du và đồng bằng được giới hạn từ chân dãy núi Tam Đảo và các dãy núi ở thượng nguòn sông Cầu, chạy qua Phổ Yên vòng lên Vĩnh Lạc xuống giáp sông Hồng và sông Đuống. Cao độ ruộng đất trung bình từ +10,0 ÷ +20,0m ở ven chân núi, giảm dần xuống +2,0÷+3.0m ở ven sông Hồng, tập chung thành những vùng ruộng đất canh tác lớn khá bằng phẳng, tuy nhiên xét cụ thể cho từng khu vực thì cao độ thường cao, thấp không đều.

2.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng của lưu vực sông Cầu.2.3.1. Đặc điểm địa chất 2.3.1. Đặc điểm địa chất

Lưu vực sông Cầu có các dạng địa chất chính gồm:

a) Vùng trung du và đồng bằng thuộc hệ đệ tứ bồn tích,trầm tích sỏi,cát,đất thịt. b) Vùng núi gồm các hệ:

_ Tura không phân chia, thành tạo trầm tích của núi lửa mầu đỏ phun xuất axit và BaZơ, sa thạch, Alơrôlít.

_ Triat không phân chia: Sa thạch, diệp thạch, sét, sạn kết đá vôi, phún xuất Bazơ và axít

_ Đê Vôn các bậc Eifêli, Givêti đá vôi, diệp thạch sét sa thạch. _ Hệ Ôcdovi alơrôlít và sa thạch, sạn kết đá vôi.

2.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng

Lưu vực có điều kiện thổ nhưỡng với các loại đất chính phân theo vùng như sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của lớp phủ thực vật lên các đặc trưng dòng chảy lưu vực sông cầu (Trang 26 - 28)