Kết quả thử nghiệm đánh giá một số giống ngô triển vọng vụ Xuân hè

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu áp DỤNG các GIẢI PHÁP kỹ THUẬT và THỊ TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ sản XUẤT NGÔ và đậu TƯƠNG HÀNG hóa tại một số TỈNH MIỀN núi PHÍA bắc (Trang 53 - 56)

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

5.1.2.1.1.Kết quả thử nghiệm đánh giá một số giống ngô triển vọng vụ Xuân hè

và kỹ thuật canh tác. Những năm gần đây nhờ có chủ trương khuyến khích của nhà nước nên cây ngô ở vùng miền núi phía Bắc nói chung và ở Yên Bái và Sơn La nói riêng đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về năng suất và sản lượng. Tuy nhiên sự phát triển này chủ yếu mang tính tự phát và chưa có định hướng về giống và kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện của vùng. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm tuyển chọn một số giống ngô song song với thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm mục đích lựa chọn ra được bộ giống và biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và địa hình của vùng.

Kết quả điều tra về tình hình sản xuất đậu tương tại Cao Bằng cũng cho thấy khí hậu, đất đai và địa hình của Cao Bằng rất thích hợp cho phát triển cây đậu tương theo hướng hàng hóa, tuy nhiên giá trị cây đậu tương mang lại lại chưa xứng với tiềm năng của nó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, có thể kể ra một vài nguyên nhân chính như: Chưa lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện sinh thái, canh tác của vùng; Chưa đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới nhằm thâm canh, tăng năng suất và hạn chế thoái hóa đất; Chưa tận dụng được diện tích đất bỏ hó a vụ mùa do thiếu nước tưới tiêu. Hợp phần nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đồng ruộng của đề tài sẽ tập trung vào giải quyết những nguyên nhân chính này.

5.1.2.1. Kết quả nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật thâm canh tổng hợp trong sản xuất ngô bền vững trên đất dốc ngô bền vững trên đất dốc

5.1.2.1.1. Kết quả thử nghiệm đánh giá một số giống ngô triển vọng vụ Xuân hè năm 2009 2009

a. Kết quả khảo nghiệm lựa chọn một số giống ngô triển vọng vụ Xuân hè năm 2009 tại Mai Sơn, Sơn La

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 5.4. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô vụ Xuân hè năm 2009 tại Mai Sơn – Sơn La

Công thức/ Chỉ tiêu Số bắp/m2 (bắp) Số hàng/bắp (hàng) Chiều dài bắp (cm) Số hạt/hàng (hạt) P1000 hạt (g) LVN10 (đ/c) 3,6 14,2 15,8 28,4 295,3 LVN014 3,8 14,5 16,0 29,1 297,5 LVN105 4,2 14,8 16,4 29,7 307,8 LVN37 4,0 14,7 16,1 29,4 312,7 LVN99 4,4 15,1 16,7 30,5 303,4 LCH9 4,5 15,2 17,2 30,8 314,7

Qua theo dõi bảng 5.4 cho thấy, các yếu tố cấu thành năng suất có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau, các chỉ số đo của các yếu tố này càng cao thì năng suất cây

53 trồng càng cao.

- Số bắp/m2: Công thức có số bắp/m2

cao nhất là công thức LCH9 đạt 4,5 bắp/m2; và công thức LVN99 có số bắp/m2

là 4,4 trong khi đó công thức có số bắp/m2 thấp nhất là công thức đối chứng đạt 3,6 bắp/m2. Công thức trồng giống LCH9 và LVN99 có số bắp/m2

cao hơn so với đối chứng là 0,9 bắp/m2; và 0,8 bắp/m2

. Trong các công thức còn lại đều có số bắp/m2

trung bình và cao hơn so với đối chứng.

- Số hàng/bắp: Các công thức có số hàng/bắp tương đối đồng đều nhau và cao hơn so với công thức đối chứng. Công thức giống LCH9 có số hàng/bắp cao nhất đạt 15,2 hàng/bắp và cao hơn so với công thức đối chứng là 1,0 số hàng/bắp.

- Chiều dài bắp: Công thức có số đo chiều dài bắp cao nhất là công thức sử dụng giống LCH9 đạt 17,2 cm. Công thức sử dụng giống LVN105 có số đo chiều dài bắp đứng thứ 3 đạt 16,4 cm, còn công thức đối chứng đứng thứ 4 đạt 15,8 cm.

- Số hạt/hàng: Số hạt/hàng của giống LCH9 là cao nhất đạt 30,8 cm, tiếp đến là giống LVN99 có số hạt/hàng đạt 30,5 cm. Các công thức còn lại có số hạt/hàng trung bình và tương đối đồng đều nhau. Giống có số hạt/hàng thấp nhất là giống đối chứng đạt 28,4 cm.

- P1000 hạt: Đa phần các giống tham gia khảo nghiệm đều có chỉ tiêu P1000 hạt cao hơn so với đối chứng, trong đó cao nhất là giống LCH9 (P1000 hạt = 314,7 g), duy chỉ có giống LVN14 là thấp hơn so với đối chứng.

Kết quả về năng suất ngô được trình bày tại bảng 5.5:

Bảng 5.5. Năng suất ngô hạt ở các công thức thí nghiệm vụ Xuân hè năm 2009 tại Mai Sơn – Sơn La Công thức/chỉ tiêu Năng suất thực thu (tấn/ha) Tăng so đối chứng (tấn/ha) Tăng so đối chứng (%) LVN10 (đ/c) 4,4 0 0 LVN14 4,5 0,1 2,27 LVN105 4,9 0,5 11,36 LVN37 4,7 0,3 6,82 LVN99 5,0 0,6 13,64 LCH9 5,1 0,7 15,91 CV% 8,1 - - LSD0.05 0,4 - -

Qua bảng trên cho thấy năng suất của các giống tham gia thử nghiệm đều cao hơn so với công thức đối chứng, trong đó mức tăng năng suất của các giống LVN105, LVN99 và LCH9 so với công thức đối chứng là có ý nghĩa theo kết quả xử lý thống kê.

b. Kết quả khảo nghiệm lựa chọn một số giống ngô triển vọng vụ Xuân hè năm 2009 tại Văn Chấn, Yên Bái

Văn Chấn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái. Đây là huyện miền núi có nhiều dân tộc sinh sống và mang đậm tập quán canh tác nương rẫy

54 truyền thống, đồng thời điều kiện thời tiết khí hậu cũng tương đối khắc nghiệt, đặc biệt là đối với cây ngô trồng trên đất dốc. Qua việc tiến hành khảo nghiệm một số giống ngô triển vọng chúng tôi thu được những kết quả rất khả quan.

Bảng 5.6. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thử nghiệm vụ Xuân hè năm 2009 tại Văn Chấn, Yên Bái

Công thức/ Chỉ tiêu Số bắp/ m2 (bắp) Chiều dài bắp (cm) Số hàng/ bắp (hàng) Số hạt/ hàng (hạt) ĐK bắp (cm) P1000 hạt (g) LVN99 (đ/c) 4,1 17,0 13,7 27,9 4,0 307 C919 3,4 14,5 13,6 30,2 4,1 315 KK575 4,0 13,3 13,9 27,3 4,3 301 LVN14 3,3 13,9 13,7 30,0 4,0 297 LCH9 4,9 17,2 13,1 33,2 4,1 310 LVN10 4,1 16,3 11,1 30,6 4,0 296

Các yếu tố cấu thành năng suất:

Năng suất của của giống ngô cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất của giống.

- Số bắp/m2: Các giống tham gia thử nghiệm có số bắp/m2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biến động từ 3,3 đến 4,9 bắp/m2

trong đó cao nhất là giống LCH9, thấp nhất là giống LVN14 giống LVN10 có số bắp/m2

bằng với giống đối chứng. Như vậy, chỉ có giống LCH9 có số bắp/m2 cao hơn hẳn so với giống đối chứng, các giống còn lại đều thấp hơn hoặc ngang bằng so với đối chứng.

- Chiều dài bắp: Chiều dài bắp của các giống ngô trong thí nghiệm dao động trong khoảng từ 13,3 - 17,2 cm và trong tất cả các giống tham gia thí nghiệm thì chỉ có giống LCH9 là cao hơn so với đối chứng, các giống còn lại đều thấp hơn.

- Số hàng hạt/bắp, đường kính bắp: số hàng hạt/bắp và đường kính bắp của các công thức có giá trị tương đương nhau và tương đương với đối chứng.

- Số hạt/hàng: số hạt/hàng của các giống biến động trong khoảng từ 27,3 – 33,2 hạt trong đó nổi bật nhất là giống LCH9 cao hơn đối chứng 5,3 hạt/hàng,

Như vậy ta thấy, các yếu tố cấu thành năng suất của các giống tham gia thử nghiệm tăng giảm không đồng đều ở các chỉ tiêu khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể thấy đa phần các yếu tố cấu thành năng suất của giống LCH9 đều cao hơn đối chứng và các giống còn lại, như vậy chúng ta có thể dự đoán rằng đây sẽ là giống triển vọng cho năng suất cao.

55

Năng suất của các giống ngô tham gia thử nghiệm

Bảng 5.7. Năng suất ngô hạt ở các công thức

Công thức/chỉ tiêu Năng suất thực thu (tấn/ha) Tăng/giảm so đối chứng (tấn/ha) Tăng/giảm so đối chứng (%) LVN99 (đ/c) 4,7 0 - C919 4,3 - 0,4 - 8,5 KK575 4,3 - 0,4 - 8,5 LVN14 3,7 - 1,0 - 21,3 LCH9 5,3 0,6 12,8 LVN10 3,9 - 0,8 - 20,5 CV% 7,6 - - LSD0.05 0,5 - -

Qua bảng trên cho thấy, công thức trồng LCH9 cho năng suất cao hơn so với đối chứng 0,6 tấn/ha, và mức tăng này là ý nghĩa ở độ sai khác nhỏ nhất là LSD0.05 = 0,5 theo kết quả phân tích thống kê. Các công thức còn lại đều có năng suất thấp hơn đối chứng. Như vậy, trong bộ giống so sánh chỉ có giống LCH9 cho năng suất cao hơn đối chứng, qua đây chúng ta cũng có thể thấy các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đã phản ảnh rất đúng năng suất của các giống.

Khối lượng chất phủ sau thu hoạch

Bảng 5.8. Khối lượng chất phủ sau thu hoạch

Chỉ tiêu/ Công thức LVN99 (đ/c) C919 KK575 LVN14 LCH9 LVN10

KL thân lá ngô (tấn/ha) 4,95 4,00 4,13 3,53 5,02 4,44 Tăng so đối chứng (tấn/ha) - - 0,95 - 0,82 - 1,42 0,07 - 0,51 Tăng % so đối chứng - - 19,19 - 16,57 - 28,69 1,41 10,30 Qua theo dõi cho thấy: Chỉ có công thức trồng LCH9 đạt 5,02 tấn/ha là cao hơn so với đối chứng. Các công thức còn lại đều có chỉ số đo thấp hơn so với đối chứng. Như vậy, giống LCH9 và giống đối chứng LVN99 có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với các giống còn lại, do vậy cả năng suất hạt và năng suất sinh khối thân lá đều cao hơn so với các các giống tham gia thử nghiệm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu áp DỤNG các GIẢI PHÁP kỹ THUẬT và THỊ TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ sản XUẤT NGÔ và đậu TƯƠNG HÀNG hóa tại một số TỈNH MIỀN núi PHÍA bắc (Trang 53 - 56)