IV. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3.7. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Đối với cây ngô
+ Các chỉ tiêu về sinh trưởng:
- Chiều cao cây (cm): Chọn 10 cây (trừ các cây đầu hàng), đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên.
- Chiều cao đóng bắp: Trên 10 cây đã đo chiều cao cây, xác định chiều cao đóng bắp bằng cách đo từ gốc sát mặt đất đến đốt dóng bắp trên cùng (Bắp thứ nhất).
Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp đo vào thời gian sau khi ngô phun râu 2 - 3 tuần hoặc trước khi thu hoạch.
+ Các chỉ tiêu về năng suất:
- Tổng số cây, số cây 1 bắp, 2 bắp, không bắp trên mỗi ô (theo dõi trước khi thu hoạch 1 - 3 ngày)
- Số bắp/cây (tổng số bắp/tổng số cây trên ô).
- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến đầu mút đóng hạt của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình.
- Đường kính bắp (cm): Đo phần giữa bắp của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình. - Số hạt/hàng (hạt): Đếm hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. Đếm số hàng của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình.
(Các chỉ tiêu: Chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng chỉ đo đếm trên các bắp thứ nhất của các cây theo dõi, không đo đếm trên các bắp thứ 2).
- Khối lượng 1.000 hạt (g): Ở ẩm độ 14%, đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, cân khối lượng của 2 mẫu được P1 và P2. Nếu hiệu số 2 lần cân (mẫu nặng – mẫu nhẹ) không chênh lệch nhau quá 5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì P=P1+P2. Nếu sự chênh lệch nhau giữa 2 mẫu >5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì phải cân lại (Nếu khối lượng 2 lần cân chênh lệch nhau không quá 2g thì chấp nhận được).
- Tổng số bắp/ô (bắp): Tổng số bắp 2 hàng thu hoạch. - Khối lượng bắp tươi/ô (kg).
36 - Tỷ lệ hạt/bắp khi thu hoạch (%): Mỗi công thức lấy trung bình 10 bắp rồi tẽ hạt để tính tỉ lệ.
- Độ ẩm (%): Tẽ hạt của 10 bắp (ở hàng thu khoảng 140 gram) đo độ ẩm ngay sau khi thu hoạch.
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Bẻ bắp tại ruộng, cân riêng từng ô, tính tỷ lệ hạt tươi/bắp tươi. Năng suất qui về ẩm độ 14%
NSTT = Po x Phạt khô mẫu x (100 - Ao) x 100 So Pbắp khô mẫu (100 - 14) Trong đó,
Po : Khối lượng bắp tươi/ô (kg)
Ao: Ẩm độ bắp tươi khi thu hoạch (%) So: Diện tích ô thí nghiệm (m2
)
P hạt khô mẫu: Khối lượng hạt khô cua mẫu P bắp khô mẫu: Khối lượng bắp khô của mẫu (100 - 14): Tính năng suất ở độ ẩm hạt 14% * Đối với cây đậu tương:
+ Các chỉ tiêu về sinh trưởng:
- Ngày mọc: Là ngày có khoảng 50% số cây trên ô mọc 2 lá mầm - Ngày ra hoa: Là ngày có khoảng 50% số cây trên ô có hoa đầu tiên
- Ngày chắc xanh: Là ngày có khoảng 50% số cây trên ô có 1 quả đạt kích thước tối đa nằm ở 1 trong 4 đốt trên cùng của thân chính
- Ngày chín: Là ngày có 95% số quả/ô chín khô - TGST: Tính từ ngày gieo đến ngày chín
- Chiều cao cây: Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính lúc thu hoạch của 10 cây mẫu/ô (Chọn 10 cây mẫu/ô; lấy mỗi hàng 5 cây liên tục trên 2 hàng giữa luống, trừ 5 cây đầu hàng)
- Số cành cấp 1: Đếm số cành mọc ra từ thân chính của 10 cây mẫu. + Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
- Số cây thực thu/ô: Đếm số cây thực tế mỗi thí nghiệm khi thu hoạch; - Số quả/cây: Đếm số quả trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình;
- Số quả chắc/cây: Đếm số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình; - Số quả 1 hạt/cây: Đếm số quả 1 hạt trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình; - Số quả 2 hạt/cây: Đếm số quả 2 hạt hạt trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình; - Số quả 3 hạt/cây: Đếm số quả 3 hạt trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình. - Xác định số hạt chắc/quả theo công thức:
37 Hạt chắc/quả =
Tổng số hạt/cây Tổng số quả chắc/cây
- Năng suất hạt (kg/ô): Thu để riêng từng ô, đập lấy hạt, phơi khô, làm sạch. Cân khối lượng (gồm cả hạt của 10 cây mẫu)
- Khối lượng 1.000 hạt (gram): Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu 1.000 hạt (độ ẩm 12%), cân khối lượng tính giá trị trung bình.
- Năng suất lý thuyết (NSLT):
NSTT = Số quả chắc/cây x số hạt chắc/quả x P1000 hạt x mật độ (cây/m2)
(tạ/ha) 10.000
* Đối với cây trồng xen:
Chỉ tập trung theo dõi các chỉ tiêu về năng suất quả, hạt và thân lá của các loại cây trồng xen.
* Theo dõi khả năng kiểm soát xói mòn của các công thức:
- Đào rãnh (rộng 80cm x sâu 70cm x dài 4m) (be bờ, ngăn cách các ô thí nghiệm, không để nước tràn qua nhau, vét đất hàng tháng, cân ướt, lấy 1 cân phơi khô qui ra tấn/ha).
* Theo dõi khả năng kiểm soát cỏ dại của các công thức thí nghiệm:
- Phương pháp: lấy mẫu cỏ trong 1m2, 3 lần nhắc; 3 lần/vụ, lần 1: 45 ngày sau gieo, lần 2: 1 tháng sau lần 1, lần 3: kết thúc lúc thu hoạch (cân tươi, nếu > 1 kg thì lấy 1 kg sấy khô, qui ra tấn/ha). Đếm số loài cỏ dại xuất hiện trong mỗi lần lấy mẫu, ép mẫu để phân loại.
* Phương phép đo độ ẩm hạt: Dùng máy đo độ ẩm hạt Modem PM - 410 * Phương pháp xác định tỉ lệ sâu mọt:
Lấy 400 hạt đã trộn đều từ mẫu đã chọn tại 5 điểm theo đường chéo góc sau đó quan sát, để riêng những hạt bị sâu mọt phá hoại rồi tính tỉ lệ % số hạt bị cắn phá.