I- Cấu trúc chức năng màng tế bào.
1/ Chức năng dự trữ máu của lách.
Cơ thể ở trạng thái yên nghỉ, có tới 45-50% tổng lượng máu ở các kho dự trữ: lách, gan, các búi mạch dưới da và phổi. Lách chứa tới 16-20% khối lượng máu toàn cơ thể. ở lách luôn có khoảng 500ml máu hầu như tách hoàn toàn khỏi tuần hoàn và khi cần thiết máu lại được bơm trở lại tuần hoàn.
Qua lách người trong một phút có 750-800ml máu, đó là lưu lượng rất lớn, có thể so với lưu lượng máu qua thận. Có được hiện tượng này là do cấu trúc đặc biệt của hệ thống mạch máu ở lách và sự phân bố thành phần cơ trên các mạch máu đó.
Động mạch lách qua rốn lách, chia nhánh theo vách xơ và đi vào vùng tuỷ trắng của lách gọi là động mạch trung tâm. Động mạch này có đám tế bào lympho bao quanh tạo nên các tiểu thể Manpighi.
Động mạch trung tâm tiếp tục chia nhánh đi sâu vào nhu mô lách tạo nên các tiểu động mạch tận cùng (Terminal arterioles), còn gọi là động mạch bút lông
(cystis arterial). Các động mạch này đổ vào vùng rìa, vào dây Billroth hay xoang tĩnh mạch lách (sinusoide). Từ các xoang mạch, máu được tập trung về hệ tĩnh mạch để ra khỏi lách vào tuần hoàn chung.
Các xoang mạch có đường kính 35-40m, có thành dễ giãn, có thể chứa một lượng máu lớn. Các tế bào nội mạc xoang mạch có các lỗ (Pores) rộng 0,5-2,5m, cho phép các tế bào máu và các thành phần khác của máu lọc qua nhu mô lách và ngược lại.
Theo đường di chuyển của các dòng máu qua lách, người ta chia ra hai vòng tuần hoàn trong lách: vòng tuần hoàn kín và vòng tuần hoàn mở.