Học sinh cần phải được thực hành ngôn ngữ ở các hoàn cảnh, hình thức

Một phần của tài liệu Hình thành và rèn luyện ngôn ngữ toán học trong dạy học môn toán ở tiểu học (Trang 32 - 35)

2. Một số biện pháp sư phạm nhằm hình thành và rèn luyện ngôn ngữ toán

2.3Học sinh cần phải được thực hành ngôn ngữ ở các hoàn cảnh, hình thức

thức khác nhau

Biện pháp này được xây dựng trên tinh thần của nguyên tắc 3 tức là học sinh được thực hành, rèn luyện ngôn ngữ ở các hình thức khác nhau và được tham gia vào giao tiếp trong nhiều hoàn cảnh đa dạng.

Việc tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ toán học ở học sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hành ngôn ngữ của học sinh, vì chỉ thông qua thực hành các em mới được rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình, có cơ hội để bộc lộ năng lực thực sự của bản thân.

Cơ sở để hình thành ngôn ngữ toán học là học sinh hoạt động toán học, đặc biệt là hoạt động với vật thật. Trong quá trình hành động, mục đích không phải là hành động xong rồi để đấy mà học sinh cần mô tả lại được các thao tác hành động cụ thể dưới các hình thức khác nhau và khi học sinh mô tả lại được các thao tác hành động tức là các em đang thực hành ngôn ngữ cho chính mình.

Khi hình thành ngôn ngữ cho học sinh thông qua các hoạt động cụ thể thì khi đó học sinh ghi nhớ và nhận dạng được các kí hiệu toán học và chúng ta cần giúp các em có cơ hội để thể hiện các kí hiệu đó dưới hình thức viết và

đọc. Việc luyện tập cho học sinh viết và đọc ngôn ngữ toán học cần tiến hành thường xuyên trong mọi giờ học toán, vì học sinh tiểu học chưa tự mình có ý thức rèn luyện kỹ năng nói và viết, các em thường viết sai và đọc không chính xác.

Ví dụ: học sinh mắc các lỗi viết như sau: “Bảy mươi bảy” thì viết là “70” hay “707”. Hay lỗi về đọc số như: “85” thì đọc là “ năm tám” hoặc “tám lăm”. . .

Một nội dung toán học có ý nghĩa thực sự khi nó được diễn đạt đúng bằng ngôn ngữ toán học nên việc viết đúng và đọc đúng ngôn ngữ toán học giúp chúng ta hiểu được nội dung toán học một cách chính xác và đầy đủ. Muốn vậy, chúng ta cần luyện cho các em viết đúng số đang học, viết từng nét.

Mặt khác, giáo viên nên tạo cơ hội để học sinh trình bày sự hiểu biết của mình trước cả lớp. Giáo viên có thể sử dụng một số cách hỏi như: tại sao, vì sao, như thế nào, làm thế nào, bằng cách nào? . . . để kích thích tư duy của học sinh và khả năng trình bày của học sinh. Điều đó chính là luyện tập cho học sinh diễn đạt ý kiến của mình, lập luận của mình bằng ngôn ngữ nói lẫn ngôn ngữ viết.

Ví dụ: trong bài “ Bằng nhau, dấu =”, khi giới thiệu cho học sinh “4 = 4”, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, giao nhiệm vụ: các em hãy sử dụng số cốc, số thìa và hình vẽ trên bảng (hình phóng to từ sách giáo khoa) để tìm kết quả khi so sánh 4 và 4. Khi giáo viên gọi học sinh trình bày kết quả so sánh thì giáo viên cần kèm theo câu hỏi “ Vì sao em biết được 4 = 4 ?, Làm thế nào em biết được 4 = 4 ?. . .để học sinh có cơ hội để trình bày chẳng hạn, “4 = 4 vì nếu lấy 4 chiếc cốc và 4 chiếc thìa thả vào mỗi cốc chỉ một chiếc thìa thì không có cốc nào hoặc thìa nào thừa ra nên 4 chiếc cốc bằng 4 chiếc thìa. Vậy kết luận bốn bằng bốn và viết là 4 = 4”.

Kết luận:

Những nguyên tắc và biện pháp nêu trên sẽ là cơ sở cho việc hình thành và rèn luyện ngôn ngữ toán học trong dạy học môn toán ở tiểu học. Trong đó, nếu tuân thủ các nguyên tắc sẽ giúp giáo viên định hướng được việc hình thành và rèn luyện ngôn ngữ toán học trong môn toán ở tiểu học và cụ thể hóa việc hình thành và rèn luyện ngôn ngữ toán học trong môn toán ở tiểu học bằng các biện pháp sư phạm nêu trên.

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Hình thành và rèn luyện ngôn ngữ toán học trong dạy học môn toán ở tiểu học (Trang 32 - 35)