Giáo viên cần phải bổ sung các câu hỏi, bài tập có tính ngôn ngữ trong giờ

Một phần của tài liệu Hình thành và rèn luyện ngôn ngữ toán học trong dạy học môn toán ở tiểu học (Trang 30 - 32)

2. Một số biện pháp sư phạm nhằm hình thành và rèn luyện ngôn ngữ toán

2.2 Giáo viên cần phải bổ sung các câu hỏi, bài tập có tính ngôn ngữ trong giờ

trong giờ học toán

Vai trò của người giáo viên là tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh học tập để nhằm đạt được mục đích dạy học. Giáo viên là người giúp học sinh tiếp thu tri thức từ sách giáo khoa sao cho hiệu quả nhất. Bởi, sách giáo khoa nhiều khi trình bày rất cô đọng, học sinh không thể tự đọc sách được mà cần phải có sự hỗ trợ từ phía giáo viên. Vì vậy, các câu hỏi, bài tâp bổ sung nhằm cụ thể hơn nội dung dạy học và giáo viên chú ý khi đưa ra các câu hỏi, bài tập bổ sung cần giữ nguyên nội dung toán học nhưng khác về hình thức ngôn ngữ vì nội dung toán học có thể có nhiều hình thức diễn đạt khác nhau (ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ toán học thậm chí bằng ngôn ngữ hình vẽ) nhưng thứ ngôn ngữ biểu đạt chính xác và cô đọng nhất chính là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Do vậy học sinh muốn nắm vững và sử dụng tốt ngôn ngữ toán học thì các em phải được rèn luyện ở hai hình thức nói và viết và qua đó học sinh sẽ nâng cao kỹ năng diễn đạt nội dung toán học của mình bằng ngôn ngữ toán học.

Ví dụ: bài tập về phân tích cấu tạo số với nội dung như sau: Trả lời câu hỏi: Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Số 10 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Mẫu: Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.

Giáo viên có thể tổ chức để học sinh tự viết vào vở rồi yêu cầu các em đọc bài làm của mình. Giáo viên cũng có thể hỏi từng ý một và gọi bất kỳ học sinh nào trả lời. Giáo viên nên tạo ra nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau để nhằm rèn luyện được các kỹ năng về ngôn ngữ cho học sinh.

Mặt khác, ở tiểu học để hình thành kiến thức cho học sinh chủ yếu thông qua hình ảnh trực quan, thông qua việc quan sát hình vẽ học sinh mới nắm được nội dung toán học được chứa đựng trong đó nhờ sự hướng dẫn của giáo viên. Do vậy, giáo viên cần coi trọng những bài tập trong sách giáo khoa có tính chất “phiên dịch” giữa các hình thức ngôn ngữ và thông thường là “phiên dịch” từ tình huống toán học sang ngôn ngữ tự nhiên và ngược lại.

Ví dụ: bài tập số 3/118 trong tiết 82: “Giải toán có lời văn”, yêu cầu của đề bài là: Đàn vịt có 5 con ở dưới ao, 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con?

Để hiểu được yêu cầu của đề bài, học sinh dựa vào tranh vẽ minh họa, tức là học sinh phải cụ thể hóa bài toán vào hình ảnh như: Đàn vịt này đậu ở hai nơi đó là trên bờ và dưới ao, trên bờ có 4 con, dưới ao có 5 con đang bơi. Vậy muốn tìm số vịt của cả đàn ta phải đếm cả số vịt ở hai nơi trên bờ và dưới ao.

Như vậy, qua hình vẽ các em đã phân tích được nội dung bài toán và tìm ra được số vịt của cả đàn. Tuy nhiên, yêu cầu cần đạt được là các em phải ghi lại nội dung toán học đó bằng phép tính cụ thể. Học sinh phải rút ra được muốn tính số vịt của cả đàn ta lấy số vịt ở dưới ao cộng với số vịt ở trên bờ

hoặc lấy số vịt ở trên bờ cộng với số vịt ở dưới ao và các em ghi được phép tính đúng “5 + 4 = 9” hoặc “4 + 5 = 9”. Sau khi đã tìm được phép tính đúng, giáo viên có thể yêu cầu học sinh kiểm tra bằng cách đếm số vịt có trong hình vẽ. Rõ ràng, để nắm được vững chắc một nội dung toán học thì học sinh cần được rèn luyện kỹ năng “phiên dịch” giữa các hình thức ngôn ngữ mà muốn làm tốt được điều này giáo viên cần đưa ra các câu hỏi, bài tập bổ sung tạo điều kiện để học sinh được thực hành nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp các em có phương pháp học tập và làm việc đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Hình thành và rèn luyện ngôn ngữ toán học trong dạy học môn toán ở tiểu học (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)