Biến cố bất lợi trên thận

Một phần của tài liệu Giám sát nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi trên thần kinh trung ương và thận ở bệnh nhân HIVAIDS điều trị ngoại trú bằng 2 phác đồ “tenofovir + lamivudine + efavirenznevirapin” tại Hà Nội (tt) (Trang 27)

- Xác suất ghi nhận biến cố bất lợi trên thận ở bệnh nhân điều trị phác đồ tenofovir + lamivudine + efavirenz/nevirapine khá cao, chiếm 34,6%; chủ yếu giảm mức lọc cầu thận (31,4%), tăng creatinine huyết thanh gặp ở 13,4%.

- Suy giảm mức lọc cầu thận chủ yếu ở mức nhẹ (87,2%) và trung bình (12,8%), không có mức nặng; Tăng creatinine huyết thanh cũng chỉ ở mức nhẹ (mức 1).

- Biến cố bất lợi trên thận xảy ra trong suốt quá trình điều trị, lũy tích biến cố bất lợi tăng theo thời gian điều trị.

- Suy giảm mức lọc cầu thận có khả năng tự phục hồi; Nhiều trường hợp giảm mức lọc cầu thận dưới 50ml/phút được cải thiện trên 50ml/phút mà không cần giảm liều tenofovir.

- Nguy cơ mắc biến cố thận ở nữ tăng 1,65 lần so với nam giới (AHR = 1,65; CI 95%: 1,26 - 2,17; p < 0,001); Tăng 1,37 lần ở người đồng nhiễm viêm gan C so với người không nhiễm (AHR = 1,37; CI 95%: 1,04 - 1,80; p = 0,024); Tăng 1,45 lần ở bệnh nhân điều trị phối hợp cotrimoxazol so với bệnh nhân không điều trị thuốc này (AHR = 1,45; CI 95%: 1,05 - 1,99; p = 0,022) và nồng độ creatinine huyết thanh cơ sở tăng 10 µmol/L, nguy cơ mắc biến cố thận tăng 1,21 lần (AHR = 1,21; CI 95%: 1,14 - 1,30; p < 0,001).

KHUYẾN NGHỊ

1. Với Bộ Y tế: Tài liệu Hướng dẫn quản lý điều trị HIV/AIDS của Bộ Y tế nên bổ xung hướng dẫn đánh giá chức năng thận ở bệnh nhân điều trị tenofovir.

2. Với cơ quan phòng chống AIDS cấp tỉnh: Đào tạo, tập huấn hướng dẫn cụ thể về qui trình theo dõi, phát hiện, xử trí và báo cáo biến cố bất lợi của thuốc ARV cho nhân viên y tế các cơ sở điều trị HIV/AIDS.

3. Với cơ sở điều trị HIV/AIDS: Trước và trong quá trình điều trị ARV, nhân viên tế các cơ sở điều trị cần tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân về biến cố bất lợi của thuốc trong phác đồ điều trị. Với biến cố bất lợi trên thần kinh trung ương, cần theo dõi ngay sau khi dùng thuốc, đặc biệt quan tâm trong thời gian 1 tháng đầu sau điều trị; Theo dõi sát sao các bệnh nhân suy kiệt, đồng mắc lao để tránh bỏ sót biến cố bất lợi trên thần kinh trung ương; Kiểm soát chặt chẽ biến cố bất lợi ở nhóm bệnh nhân điều trị phối hợp INH. Ở bệnh nhân điều trị phác đồ có TDF, cần theo dõi chức năng thận định kỳ trong suốt quá trình điều trị, sử dụng mức lọc cầu thận ước tính để sớm phát hiện rối loạn chức năng thận; Tăng cường theo dõi ở những bệnh nhân nữ, đồng nhiễm HCV, bệnh nhân điều trị phối hợp cotrimoxazol và người có nồng độ creatinine huyết thanh cơ sở.

Một phần của tài liệu Giám sát nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi trên thần kinh trung ương và thận ở bệnh nhân HIVAIDS điều trị ngoại trú bằng 2 phác đồ “tenofovir + lamivudine + efavirenznevirapin” tại Hà Nội (tt) (Trang 27)