KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Chữa lỗi chính tả thông qua các bài tập làm văn viết cho học sinh tiểu học (Trang 83 - 97)

1. Kết luận

Trong khuôn khổ khoá luận này, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng lỗi chính tả của học sinh hai trường tiểu học đại diện cho hai khu vực Bắc Bộ, bằng cách chấm vở Tập làm văn của học sinh. Kết quả điều tra chưa thể đánh giá chất lượng sử dụng chính tả của học sinh tiểu học nói chung. Tuy nhiên, những số liệu đó cho chúng ta thấy rằng tình trạng học sinh tiểu học mắc lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết là khá phổ biến. Qua đó, thấy được sự cần thiết phải có một biện pháp giúp khắc phục một cách hiệu quả các lỗi chính tả đó.

Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta có thể bắt gặp nhiều loại lỗi chính tả. Tuy nhiên, kết quả điều tra các bài Tập làm văn viết cho thấy các loại lỗi chính tả phổ biến nhất là lỗi về thanh điệu, về vần và về âm. Trong đề tài

Chữa lỗi chính tả thông qua các bài Tập làm văn viết cho học sinh tiểu học,

chúng tôi đã đề cập đến những vấn đề sau: những đặc điểm của chính tả, căn cứ viết đúng chính tả, quy định chính tả, phân loại lỗi chính tả, nội dung và hình thức của việc dạy chính tả trong nhà trường tiểu học. Chúng tôi đã thâm nhập vào thực tế để tìm hiểu thực trạng lỗi chính tả của học sinh thông qua các bài Tập làm văn viết, thống kê và phân loại lỗi chính tả, tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi chính tả và cách sửa. Sau cùng, chúng tôi đưa ra một số biện pháp giúp học sinh tiểu học viết đúng chính tả.

Qua nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi nắm chắc được những kiến thức về chính tả, tự trang bị cho mình những kiến thức phong phú hơn, đầy đủ hơn.

2. Khuyến nghị

Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Cần thiết phải điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy ngữ âm và chữ viết nói chung, phân môn Chính tả nói riêng cho phù hợp đặc điểm của học sinh để học sinh dễ dàng nắm các khái niệm ngữ âm và các quy tắc chính tả.

Cần trang bị cho các em những công cụ giao tiếp, chú trọng đến việc dạy chính tả gắn với quá trình lĩnh hội và sản sinh lời nói gắn với hoạt động giao tiếp.

Để thực hiện được điều này cần chú trọng những điểm sau:

+ Giáo viên cần nắm chắc nội dung dạy học, các kiến thức cần trang bị cho học sinh.

+ Mặt khác, giáo viên cũng cần xác định một thái độ nhận thức mềm dẻo, không tuyệt đối hoá, phiến diện cứng nhắc, phải biết chọn những ngữ điệu điển hình, chắc chắn, tránh các trường hợp mơ hồ.

+ Giáo viên cũng không lấy quyền làm thầy để đưa ra quyết định cuối cùng khi mà bản than sự kiện khoa học không có tính thuyết phục.

Về phương pháp, khi tổ chức quá trình dạy học chính tả ở tiểu học thầy giáo cần nắm đặc điểm của học sinh tiểu học để luôn đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, luôn chú ý đến các hiện tượng chính tả. Để hạn chế lỗi chính tả của học sinh khi viết văn giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng chính tả.

Chúng tôi hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh giúp các em hệ thống được những lỗi sai cơ bản, nguyên nhân và cách khắc phục. Chúng tôi cũng mong muốn rằng, đề tài sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc chữa lỗi chính tả thông qua các bài Tập làm văn viết cho học sinh tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2006), Sổ tay chính tả, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Hoàng Trọng Báu (2004), Từ điển chính tả thông dụng, nhà xuất bản Khoa

học và Xã hội.

3. Hoàng Hoà Bình (1997), Dạy văn cho học sinh tiểu học, nhà xuất bản giáo

dục.

4. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ

sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt, nhà xuất bản Giáo dục.

5. Nguyễn Thị Ly Kha (2007), Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bản, nhà

xuất bản Giáo dục.

6. Đặng Thị Lanh (Chủ biên) Hoàng Cao Cương, Trần Thị Minh Phương

(2007), Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, SGK và SGV, nhà xuất bản Giáo dục.

7. Vương Hữu Lễ (chủ biên), Ngữ âm Tiếng Việt, nhà xuất bản Giáo dục. 8. Lê Phương Nga (2005), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, nhà

xuất bản Đại học Sư phạm.

9. Phan Ngọc (2009), Mẹo chữa lỗi chính tả, nhà xuất bản Khoa học và Xã

hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Phan Ngọc (2000), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, nhà

xuất bản Thanh niên.

11. Phan Thiều (1998), Rèn luyện ngôn ngữ, nhà xuất bản Giáo dục.

12. Hoàng Trung Thông - Đỗ Xuân Thảo (2003), Dạy học chính tả ở Tiểu

học, nhà xuất bản Giáo dục.

13. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2007) , Hỏi – đáp dạy học Tiếng Việt 2,

3, 4, 5, nhà xuất bản Giáo dục.

14. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2001), Tiếng Việt

thực hành A, nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

PHỤ LỤC

Ngoài những lỗi chính tả của học sinh trong các bài Tập làm văn viết mà chúng tôi đã trình bày trong phần Nội dung của khoá luận, dưới đây là những lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết của học sinh mà chúng tôi đã thu thập được thông qua việc điều tra và khảo sát thực tế ở hai trường tiểu học. Chúng tôi đã phân loại theo từng loại lỗi và theo từng khối lớp và có kết quả như sau:

1. Lỗi về thanh điệu

1.1. Lớp 2

- Cô chọn một bông hoa đẹp nhât và giơ tay định hái. - Anh trai em học lớp 3 Trường Tiểu học Nghỉa Tân. - Bố mẹ em là công nhân đi làm cã ngày đến tối mới về. - Em rất quý Miu và thường chơi với chú những lúc rãnh rổi.

- Lúc em ngồi học chú thường ngồi bên và dụi dụi cái mủi nhỏ vào chân em. - Từ khi gà con nằm trong trưng, gà mẹ đã nói chuyện với chúng bằng cách gỏ mỏ lên vỏ trứng, còn chúng thì phát tín hiệu nủng nịu đáp lời mẹ.

1.2. Lớp 3

- Ở ngoài này, cả lớp tớ đều mê báo Toán, mỗi tháng cứ đến ngày 25 là

cả lớp tớ lại sôi nỗi hẳn lên vì được đọc bao mới.

- Đầu tiên, tớ chúc Hương luôn mạnh khõe, đạt nhiều điểm chin, điểm mười. - Tùng cũng vậy nhé, mình biêt cậu rất khó khăn, lớp mình ngoài này đã bàn nhau và quyêt định gửi cho Tùng một món quà nhỏ.

- Thưa các bac, các chu, các cô cháu là Hằng, học sinh tổ Ba.

- Về nhà bác ta bị vợ trach: “Ông giâu cày mà la to như thế, kẻ gian

biết chỗ, lấy cày đi thì sao?”

1.3. Lớp 4

- Một tiếng ầm dử dội nổi lên, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm dưới

nước.

- Trong khi tât cả đều ngập chìm trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con nhà kia vẫn khô rao, vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên.

- Phía trước là một phụ nữ lưng đeo ba lô, tay ẳm em bé, tay xách làn. - Đứa bé hơn một tuổi nhìn em toet miệng cưòi, tay huơ huơ như làm

quen.

- Trong lúc nhao nhac mải kiếm tìm, chẳng may Hùng đụng phải một em bé chập chửng tập đi ngay cạnh voi phun nước.

- Khi ăn hết, Sẻ bèn quẵng chiếc hộp đi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bà lão quyêt định dò xem người tốt bụng đã giúp mình là ai. - Năm nay lớp ta có hai bạn mới từ trường khác chuyễn vào.

- Căn lều trống hoang trống huyêch, không có bất kì thứ gì quý giá để

bán lấy tiền mua thuốc cho mẹ.

- Hôm nhận phần thưởng xuât sắc nhất học kì I vừa qua, lớp em cử bạn

Bích Thu viết thư báo cáo với cô, chắc cô đã nhận được rồi.

- Bố cháu đi công tác suôt, hết tỉnh này đến tỉnh khác.

- Bố cháu đã chuẩn bị nhiều thứ thuôc quý và mẹ cháu đã mua sẳn mấy

sấp vải để biếu ông bà.

- Cả nhà cháu rât mong thư và tin tức của ông bà.

- Từ khi nghe tin cơn bảo số 4 đang di chuyển theo hướng Tây Bắc, Mình thường xuyên theo dỏi các bản tin báo bảo.

- Trường của Hồng Anh có bị tôc mái hay bị ngập nước không? Bạn có phải nghĩ học không?

- Tuổi già sức yếu hay đi liền với đầu óc không minh mẩn. - Cả xưởng sửa chửa tàu cũng về tay ông.

1.4. Lớp 5

- Họ bá vai nhau trên những rơ – moóc máy kéo đang chạy, cười nghiêng ngã.

- Ánh trăng chảy tràn trên mặt đất làm cho côn trùng thích thú từ mọi

hang hôc rủ nhau bò ra say sưa ca bài ca ri ri rã rích.

- Ngày ấy, chúng em bước vào lớp một với bao bở ngở.

- Quanh năm chỉ mấy chiếc thay đổi nhưng bao giờ cũng sạch, cũng là

phẵng phiu.

- Em nhoài người ra cửa sổ xe, nhìn theo chú với dáng đi tập tểnh. - Bạn Tèo men theo mép hồ mò bắt từng con ốc cho vào giõ tre đeo cạnh

hông.

- Sau gần chục ngày mưa phùn gió bấc ret căm căm, trời mùa đông hôm nay tạnh ráo, quang quẽ và chỉ se se lạnh.

- Bắp mập chắc, lớp áo ngoài đã bàng bạc, chòm râu đã sậm và hơi rủ

là vừa ăn.

- Những chiếc xich lô to và rộng chở người, chở hàng chạy chậm chạp.

- Phải đến những con phố đang xây dựng thì ta mới thấy hết được sự

thay đổi nhanh chong như con rồng đang quẩy mình bay vút lên cao của Cố

đô Thăng Long.

- Một sự đổi thay âm thầm và mảnh liệt trong màu xanh mát mắt, trong

từng thân lúa, thân ngô ngày càng mập mạp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mưa xối xã.

- Dãy núi tiếp liền đó hiện lên những mảng xanh xám của đá núi, xanh

sẩm của cây rừng.

- Ven hồ loáng thoáng vết cây dài tít tắp và sừng sửng nhạt nhoà những

nhà cao tầng.

- Trên nền ngôi trường mái tranh vach nứa cũ đã mọc lên một ngôi trường mới khang trang và đẹp đẻ.

2. Lỗi về vần

2.1. Lớp 2

- Anh trai em học lớp 3 trường Tiểu học Nghĩa Tân, anh ấy là người có

khướu hài hước rất giỏi. 2.2. Lớp 3

- Có lần, Quốc Toản xin vào dự hội nghị của các bô lão đang luận bàn

việc cíu nước nhưng vì nhỏ tuổi nên không được tham dự.

- Mình được biết bạn qua một bài viết giới thiệu hành động dũng cảm

của bạn khi lao xuống dòng nước xoáy cíu được 4 bạn nhỏ cùng học.

- Em xin hứa sẽ toân theo điều lệ đội, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy

2.3. Lớp 4

- Sau bếp nhà em có một cây mít mới bốn năm mà đã trữu trịt quả.

2.4. Lớp 5

- Kia là núi Bài Thơ như một con thuyền xoè rộng cánh buồm, nghêng

nghênh soi mình dưới làn nước xanh trong in hình những đám mây trắng

đang lững lờ trôi.

- Những chú chim rứu rít muốn ăn.

- Địa đểm : Lớp 5A Trường Tiểu học Hoa Sen.

- Bãi biển đông người, náo nhệt cùng tiếng cười nói, reo hò và tiếng sóng vỗ.

3. Lỗi về âm

3.1. Lỗi về âm đầu 3.1.1. Lớp 2

- Một cô bé đang say xưa ngắm nhìn vườn hoa.

- Bạn gái ngắm ngiá một nát rồi lắc đầu lói: “Bạn vẽ đẹp đấy nhưng vẽ

nên tường làm xấu tường, lớp lắm.

- Nghe bạn gái nói vậy, bạn trai hiểu ra và cả hai bạn cùng lấy sô, chổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nam lo lắng lói với Mai: “Thôi chết, tố quên không mang bút đi học

rồi”

- Ông em lăm lay đã ngoài bảy mươi tuổi.

- Hằng ngày, ông dạy em học bài rồi chơi chò chơi với em. - Bà em đã già lên ở nhà làm việc vặt.

- Bao giờ mẹ về thì gọi điện xang cho ông bà mẹ nhé.

- Từ 6 giờ 30 đến 7 giờ, Phương Thảo ăn sang rồi sếp sách vở chuẩn bị đi

học.

- Thảo đi học lúc 7 giờ và 11 giờ thì chuẩn bị ngỉ trưa.

- Em rất quý miu và những lúc rảnh rổi em thường chơi với chú.

- Tóc Bác đã bạc trắng, vầng trán dộng, mắt Bác sang ngời như những vì sao.

3.1.2. Lớp 3

- Ngày 30 – 1 – 1970 được đổi tên thành đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí

Minh.

- Em làm đơn này xin phép cô ngỉ học ngày 28 tháng 4 năm 2012. - Sau khi trao đổi, cả tổ em nhất chí nhận xét: Bạn Lanh còn hay đi học muộn.

- Sao Lương Đình Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống, vì ban

đêm bên ngoài trời dét ông không muốn trúng chịu dét.

- Bây giờ đã học lớp 3 nhưng mỗi lần nhớ lại buổi đầu tiên đi học, lòng

vẫn rộn rang, sao suyến với bao kỉ niệm không thể nào quên. - Khi thắng xe, hai bà cháu té trúi về phía trước.

- Nội cảm ơn và em rìu nội ngồi xuống chỗ ghế trống

- Cụ Hoà đã ngoài bảy mươi tuổi, nà mẹ niệt sĩ, sống một mình ở căn

nhà tình nghĩa gần nhà em.

- Có lần em ốm nặng, bố cứ đi ra đi vào phòng em, khi xờ trán, khi xờ

- Chẳng mấy trốc mà đã đến mùa hoa ban nở… - Những dãy nhà cao tầng xan xát.

- Mỗi lần nhớ về Hà Nội, trong tôi sốn sang bao kỉ niệm êm đềm. - Thuyền ai đang buông trèo , mặc cho những đợt song lô xô đẩy đưa. - Chúng em cùng sống chung một phường nhưng ở dải rác các khu phố

khác nhau.

- Chúng em còn tập cả múa xoè, múa xạp để chuẩn bị liên hoan cuối học kì 1. - Một buổi sang, trời nắng trang trang, bên vệ đường làng phù ủng có

một chàng trai ngồi đan sọt, vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ.

3.1.3. Lớp 4

- Vừa đặt xuống nước, vỏ chấu hoá thành hai chiếc thuyền. - Cậu bé lặng thinh, mãi sau mới trả lời cô giáo vì súc động. - Bố mình ngồi cặm cụi viết sách xuốt ngày.

- Chỉ còn mấy ngày nữa là đến tết nguyên đán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cháu rất nhớ kì về thăm quê vừa qua, chân ông đau mà vẫn ra vườn hái táo cho cháu ăn và mắt bà kém mà vẫn cặm cụi ngồi nhặt thóc, sạn, thổi

sôi cho cháu ăn.

- Bố cháu đi công tác xuốt, hết tỉnh này đến tỉnh khác.

- Nhìn sông hàn mà nhớ sông đáy quê nhà và nhớ ông bà nhiều lắm.

- Bố cháu đã chuẩn bị nhiều thứ thuốc quý và mẹ cháu đã mua sẵn mấy

sấp vải để biếu ông bà.

- Ngị lực phấn đấu, lòng yêu nước và tài năng kinh doanh đã đưa ông

đến thành công.

- Trong số những người chờ đợi, em để ý đến một bạn chạc tuổi em ngồi dựa lưng vào cột si măng.

- Giáng chịu chút xíu rồi nói để bà con thông cảm cho vào trước. - Mẹ em bé súc động cảm ơn Vân Anh.

- Vừa lói em vừa chủ động đổi thứ tự cho Vân Anh.

- Một chú đã có tuổi, tóc nốm đốm sợi bạc, đứng dậy một cách khó

nhọc.

- Ví dày cộp, trong đó có rất nhiều tờ giấy bạc lăm chục nghìn và tấm

chứng minh thư nhân dân của một người đàn ông đứng tuổi.

- Đôi mắt đen tròn của Minh nhìn soáy vào người thanh niên.

Một phần của tài liệu Chữa lỗi chính tả thông qua các bài tập làm văn viết cho học sinh tiểu học (Trang 83 - 97)