VIẾT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu Chữa lỗi chính tả thông qua các bài tập làm văn viết cho học sinh tiểu học (Trang 54 - 83)

3.1. Nguyên nhân gây ra lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết của học sinh tiểu học và cách sửa

Từ việc khảo sát lỗi chính tả của học sinh hai trường tiểu học, chúng tôi đã tìm ra một số nguyên nhân gây ra tình trạng sử dụng sai chính tả của học sinh.

3.1.1. Nguyên nhân gây ra lỗi chính tả về thanh điệu và cách sửa

Học sinh ở hai trường tiểu học được điều tra đều nằm trong vùng phương ngữ Bắc Bộ nên ít mắc lỗi về thanh điệu hơn so với học sinh ở Trung và Nam Bộ. Lỗi về thanh điệu xảy ra phổ biến nhất là thanh hỏi và thanh ngã, thanh không và thanh sắc.

Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh chỉ chú ý đến nội dung của câu mà chưa chú ý đến hình thức của câu. Do đó nhiều khi viết học sinh quên không đánh dấu.

VD1: Cô Thu Hà là ngươì lao động trí oc .

( Phạm Hải Anh – 3A6 – THĐĐ). Ngoài ra cũng có những trường hợp học sinh không nắm vững và đủ quy tắc đánh dấu nên viết sai.

VD2: Phía trên có quai xach.

(Nguyễn Hương Trang – 4A – THĐX) Các em còn bị ảnh hưởng bởi lỗi phát âm.

VD3: Cái cặp của em dài gấp rưởi quyển sách giáo khoa.

Để giúp cho học sinh khắc phục lỗi này cần rèn luyện cho các em tính cẩn thận khi viết, rèn cho các em phát âm đúng chuẩn, giới thiệu những quy tắc đơn giản về đánh dấu thanh điệu hay ghi nhớ một số mẹo luật chính tả.

Lỗi này chữa như sau:

- Cô Thu hà là người lao động trí óc.

- Phía trên có quai xách.

- Cái cặp của em dài gấp rưỡi quyển sách.

Ngoài ra, giáo viên cần chú ý chỉ ra những lỗi sai cho học sinh biết để các em rút kinh nghiệm và thường xuyên ôn tập, củng cố kiến thức về chính tả cho các em.

3.1.2. Nguyên nhân gây ra lỗi chính tả về vần và cách sửa

Lỗi về vần thường xảy ra ở các vần như: ưu/ iu, ươu/ iêu, eo/ oeo, oe/ eo.

Nguyên nhân chính là do các em phát âm không rõ ràng, phân biệt nên gặp khó khăn trong việc chuyển từ dạng thức nói sang dạng thức viết.

VD4: Nam à, dạo này cậu có khẻo không? việc học tập của cậu vẫn tốt

cả chứ?

(Hoàng Phương Linh – 3D – THĐX)

VD5: Ở giữa cặp là hình một chú hiêu trông rất ngộ nghĩnh.

( Nguyễn Lê Bảo Ngọc – 4A1 – THĐĐ) Một nguyên nhân khác là do tỉ lệ những vần này xuất hiện trong văn bản ở tiểu học còn thấp, học sinh không được thường xuyên tiếp xúc lại không nắm chắc các mẹo luật nên mới mắc phải lỗi này.

Sửa loại lỗi này có nhiều cách khác nhau. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh chép lại cho đúng các chữ, giúp các em luyện đọc đúng - chuẩn bằng cách đọc nhiều nhớ lâu và làm nhiều bài tập để học sinh có thói quen khi viết các vần.

Mặt khác, có thể giúp học sinh ghi nhớ các mẹo luật chính tả để phân

biệt các vần. Chẳng hạn: ươu chỉ xuất hiện hạn chế trong các từ như: cái

bướu, con hươu, con khướu, chai rượu. Còn lại có thể viết với iêu. Ngoài ra,

tất cả các từ Hán - Việt không viết với ươu.

Lỗi này có thể sửa lại như sau:

- Nam à, dạo này cậu có khoẻ không? Việc học tập của cậu vẫn tốt chứ? - Ở giữa cặp là hình một chú hươu trông rất ngộ nghĩnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Nguyên nhân gây ra lỗi chính tả về âm và cách sửa

Qua việc điều tra chúng tôi thấy lỗi về âm có tỉ lệ học sinh viết sai

nhiều nhất, thường gặp nhất là các lỗi về phụ âm đầu như: l/ n, ch/ tr, s/ x, d/

gi/ r, ng/ ngh, ....Nguyên nhân chủ yếu của loại lỗi này là do học sinh không

nắm chắc các quy tắc chính tả, mẹo luật chính tả. Hơn nữa, do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Việc viết sai chính tả gây khó khăn trong giao tiếp. Người đọc không thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung các em cần truyền đạt, thậm chí có những trường hợp hiểu sai ý người viết.

3.1.2.1. Lỗi chính tả âm đầu và cách sửa

Đây là loại lỗi thường gặp trong các bài Tập làm văn viết của học sinh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi sai trên nhưng chủ yếu là do học sinh chịu ảnh hưởng của phát âm địa phương, phát âm sai dẫn đến viết sai. Ngoài ra, học sinh mắc phải lỗi này là do chưa nắm được nghĩa của từ, quy tắc chính

tả và các mẹo luật áp dụng khi phân biệt các âm l/n, s/x.

VD6: Bạn Nam học rất giỏi. Trong lớp bạn hay hăng hái giơ tay phát

biểu, nên bảng làm nhiều bài tập khó.

(Nguyễn Việt Anh – 4C – THĐX)

Lỗi l/ n không phải vì l/n biến mất trong cách phát âm như ch/tr hay

Loại lỗi này thường sửa bằng cách giúp các em hiểu nghĩa của từ: lên

trong lên bảng là nói về hoạt động di chuyển vị trí đến chỗ cao hơn hoặc ở

phía trước nên phải viết với l. Còn khi nào dùng để biểu thị quan hệ nhân quả hoặc khuyên người khác làm hay thực hiện điều gì đó tốt hơn thì viết với n.

Đồng thời, phải giúp các em sửa lỗi cho đúng chuẩn. Ví dụ trên sửa như sau:

- Bạn Nam học rất giỏi. Trong lớp bạn hay hăng hái giơ tay phát biểu, lên bảng làm nhiều bài tập khó.

VD7: Sao ông Lương Đình Của không đem gieo ngay cả mười hạt

giống, vì ban đêm ngoài trời dét ông không muốn chúng chịu dét.

(Nguyễn Thành Đức – 3A6 – THĐĐ)

VD8: Tóc Bác đã bạc trắng, vầng trán dộng, mắt Bác sáng như những

vì sao trên trời.

(Trương My Anh – 2A2 – THĐĐ) Cách sửa lỗi này là giúp các em tập phát âm đúng và nắm chắc mẹo:

“dưỡng dục - giảm giá”. Trong từ Hán - Việt: nếu mang thanh sắc hoặc thanh

hỏi thì viết là gi , nếu mang thanh ngã và thanh nặng thì viết là d.

Lỗi này chữa như sau:

- Sao ông Lương Đình Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống, vì ban đêm ngoài trời rét nên ông không muốn chúng chịu rét.

- Tóc Bác đã bạc trắng, vầng trán rộng, mắt Bác sáng như những vì sao trên trời.

VD9: Trong tất cả các đồ dùng học tập giúp em hàng ngày, đồ dùng

nào em cũng thích. Nhưng em thích nhất là chiếc cặp mà trú Huy tặng em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguyễn Anh Quân – 3C – THĐX) Loại lỗi này tuy không nhiều học sinh mắc phải nhưng nó cho thấy sự thiếu hụt kiến thức về chính tả của học sinh tiểu học. Lỗi này chữa bằng cách

giúp các em hiểu được nghĩa của từ, nắm chắc mẹo cha – chú: những từ dùng để chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết với ch, không viết với tr (ví dụ: cha, chú, chị, cháu, …)

Lỗi này sửa lại như sau:

- Trong tất cả các đồ dùng học tập giúp em hàng ngày, đồ dùng nào em cũng thích. Nhưng em thích nhất là chiếc cặp mà chú Huy tặng em.

Ta cũng có thể sửa những lỗi sai chính tả cho học sinh bằng cách hướng dẫn các em làm bài tập chính tả để ghi nhớ mẹo luật chính tả.

Chẳng hạn, làm các bài tập luyện đúng ch/tr:

VD: điền vào chỗ trống:

trịnh …ọng, …ụ sở, …uyền thống.

Sau đó kết luận: các từ Hán - Việt mà không biết viết với ch hay tr nhưng đi với thanh nặng hay thanh huyền thì viết với tr (trịnh trọng, trụ sở,

truyền thống).

3.1.2.2. Lỗi chính tả âm đệm và cách sửa

Tuy âm đệm rất ít xuất hiện trong các bài Tập làm văn viết của học sinh nhưng tỉ lệ học sinh viết sai lại rất nhiều. Nguyên nhân của loại lỗi này là do các âm đệm ít gặp và ít được dùng trong các bài văn viết. Hơn nữa, do các em không nắm vững cấu trúc âm tiết tiếng Việt.

VD11: Tớ biết cậu coa đài truyền hình.

(Nguyễn Trung Kiên – 3A6 – THĐĐ)

VD12: Mực to và thon cao, đứng ngồi, đi lại đoàng hoàng chững chạc, trông

rất sang.

(Lê Thị Thanh Huyền – 5D – THĐX)

VD13: Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

Mùa trái rụng vào dọa tháng tư, tháng 5 ta.

Cách sửa lỗi này cần cho học sinh làm nhiều bài tập chính tả về âm đệm, nắm chắc quy tắc viết như thói quen, giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ cần viết và cấu tạo của âm tiết tiếng Việt, luyện phát âm cho đúng.

Lỗi này sửa lại như sau:

- Tớ biết cậu qua đài truyền hình.

- Mực to và thon cao, đứng ngồi, đi lại đàng hoàng chững chạc, trông rất sang.

- Nhìn những trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rụng vào dạo tháng tư, tháng 5 ta.

3.1.2.3. Lỗi chính tả âm chính và cách sửa

Học sinh thường mắc phải lỗi này là do phát âm không phân biệt.

VD 14: Nhìn bác Tư cần mẫn cầy ruộng giữa trưa hè nắng gắt, em rất cảm

phục bác.

(Nguyễn Minh Đạt – 5C – THĐX) Ngoài ra, học sinh mắc phải lỗi này là do không nắm được cấu trúc âm tiết, không nắm vững chính tự.

Cách sửa lỗi này là hướng dẫn học sinh luyện phát âm đúng chuẩn và làm các bài tập nhằm luyện đúng về âm chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lỗi này sửa lại như sau:

- Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác.

3.1.2.4. Lỗi chính tả về âm cuối và cách sửa

VD 15: Mỗi khi bạn mỉm cười rất duyên, toác lên vẻ đẹp của hai bên má có

lúm đồng tiền hồng hào.

(Phạm Thị Duyên – 5A – THĐX) Nguyên nhân dẫn đến các lỗi này là do học sinh không phân biệt được các từ khi chuyển từ dạng thức nói sang dạng thức viết.

Sửa lỗi này bằng cách giúp học sinh phân biệt rõ ràng cách dùng từ và làm các bài tập luyện âm cuối. Giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh luyện đọc một số âm hay viết sai.

Lỗi này được sửa lại như sau:

- Mỗi khi bạn mỉm cười rất duyên, toát lên vẻ đẹp của hai bên má có lúm

đồng tiền.

3.1.2.5. Lỗi viết hoa và cách sửa

VD16: Trong kì nghỉ hè vừa qua, em được bố mẹ cho đi thăm Thủ đô Hà Nội.

(Hoàng Bá Anh – 3A1 – THĐĐ) Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do các em không cẩn thận và không chú ý khi giáo viên hướng dẫn viết chính tả.

Chữa lỗi này ta chỉ việc yêu cầu các em chú ý viết cẩn thận. Lưu ý danh từ riêng phải viết hoa.

Lỗi này chữa lại như sau:

- Trong kì nghỉ hè vừa qua, em được bố mẹ cho đi thăm thủ đô Hà Nội.

3.2. Nguyên nhân chung gây ra lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết của học sinh tiểu học

3.2.1. Do không nắm chắc các quy tắc chính tả

Chính tả tiếng Việt so với nhiều loại chính tả ghi âm vị thì không phải là hệ thống quy tắc phức tạp. Nhưng trong thực tế lại không ít trường hợp mắc lỗi do người viết không nắm được đặc điểm và nguyên tắc kết hợp các chữ cái trong chữ viết tiếng Việt và quy tắc ghi dấu thanh.

VD: Khúc khuỷu, ngoằn ngoèo, …

Ngoài ra, học sinh viết sai vì không nắm được quy tắc còn có hai trường hợp:

+ Trường hợp 1: phiên âm sai + Trường hợp 2: viết hoa sai

3.2.2. Do không nắm được sự tương ứng giữa chữ và nghĩa

Ở Bắc Bộ gọi d là dờ - đờ và gọi gi là dê – i. Điều này chứng tỏ họ chỉ

phân biệt trên cơ sở chính tả mà thôi. Sự lẫn lộn này là do không nắm vững sự tương ứng giữa chữ và nghĩa mà nó biểu thị như trường hợp viết các chữ có

âm đầu /Z/.

VD: dành dụm (giành giụm), tranh giành (tranh dành), ….

Nguyên nhân nữa là tình trạng không khớp nhau ít nhiều giữa âm và chữ. Chữ viết được đặt ra là để ghi lại ngôn ngữ âm thanh, nhưng ngôn ngữ âm thanh lại có xu hướng bảo thủ. Qua thời gian sự tích tụ giữa âm và chữ ngày càng gây khó khăn cho chính tả.

3.2.3. Lỗi phát âm không phân biệt

Chính tả là loại hình ghi âm nên chịu ảnh hưởng của biến thể ngôn ngữ trên bình diện ngữ âm. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đễn hiện tượng sai chính tả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, tiếng Việt là ngôn ngữ chung nhưng ở từng vùng lại tồn tại những ngôn ngữ khác nhau. Điều này dẫn đến có nhiều loại lỗi chính tả đặc trưng cho từng vùng. Chẳng hạn, người Bắc Bộ bỏ mất thói quen quặt lưỡi

khi phát âm cho nên họ đọc tr thành ch, s thành x, r thành d,….vì không phân biệt nên học sinh một số nơi ở vùng này gọi s là sờ nặng và gọi x là xờ nhẹ.

3.3. Một số biện pháp chữa lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết cho học sinh tiểu học

3.3.1. Biện pháp chung

3.3.1.1.Tập phát âm cho đúng

Phát âm đúng ở đây được hiểu là phát âm theo những phân biệt đã ghi nhận trong chính tả. Chẳng hạn: người Hà Nội khi phát âm cần phân biệt ch với tr, s với x, ... Người Huế khi phát âm cần phân biệt thanh hỏi và thanh ngã, người Sài Gòn khi phát âm cần phân biệt r với d/gi. Cách này có phần

phi lí vì muốn phát âm đúng như chính tả thì cần viết đúng chính tả trước đã. Hơn nữa, thay đổi thói quen phát âm là một việc đòi hỏi nhiều thời gian và phần nào đó khó thực hiện. Trong thực tế nước ta hiện nay chưa có cách phát âm nào thực tế được coi là chuẩn.

3.3.1.2. Cố gắng nhớ từng từ một

Nắm vững chính tả là một quá trình rèn luyện rất lâu dài, thông qua hoạt động học, viết hằng ngày. Tất cả những người viết giỏi đều trải qua quá trình rèn luyện như vậy. Tuy nhiên, đây là một phương pháp khó thấy ngay kết quả và đòi hỏi người ta phải nhẫn nại và dày công tập luyện.

3.3.1.3. Dùng các mẹo luật chính tả

Các mẹo luật chính tả có tác dụng như những "đơn thuốc" mà các nhà

ngôn ngữ học đã pha chế sẵn cho ta và giúp cho việc chữa lỗi chính tả hàng ngày. Tuy nhiên, vấn đề là không có mẹo nào là vạn năng để có thể giải quyết được mọi lỗi mà mỗi mẹo chỉ có thể giúp chữa một loại lỗi nào đó, chẳng hạn mẹo phân biệt thanh hỏi và thanh ngã, mẹo phân biệt ch và tr,... Do đó để giải quyết các lỗi chính tả thì cần phải có nhiều mẹo khác nhau dẫn tới việc nhớ các mẹo ấy cũng là một vấn đề nan giải.

Đó là chưa kể đến sự thể hiện các mẹo đó còn có những ngoại lệ nhất định và cũng đòi hỏi nhiều công sức để ghi nhớ.

Về mặt phương pháp luận, việc giải quyết lỗi chính tả phù hợp với đối tượng. Bởi vì người Việt viết sai chính tả một cách khác nhau, tùy theo tiếng địa phương của mình. Công việc đó phải được chú trọng ở trường phổ thông và thông qua quá trình rèn luyện nghiêm túc và kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.

Trong đề tài này trên cơ sở kế thừa những thành tựu của thế hệ đi trước, chúng tôi chỉ trình bày một cách tóm tắt những lỗi tiêu biểu của một số địa

phương và đưa ra những chú giải cần thiết cũng như giới thiệu một vài mẹo có tính ứng dụng thực tế giúp giải quyết phần nào những lỗi đó.

3.3.2. Một số biện pháp cụ thể

3.3.2.1. Đọc văn bản

Đây là biện pháp tích cực giúp học sinh chủ động nắm bắt được các hiện tượng chính tả khó, ít gặp để từ đó học sinh ghi nhớ và sử dụng như một thói quen có sẵn khi gặp các hiện tượng chính tả đó. Với biện pháp này, có thể thực hiện như sau:

- Giáo viên yêu cầu học sinh chủ động tìm đọc nhiều loại sách, báo, truyện, … có chứa nhiều các hiện tượng chính tả khó, dễ lẫn. Thông qua việc luyện đọc văn bản giáo viên yêu cầu các em tìm ra các hiện tượng chính tả khó, ít gặp, dễ lẫn và yêu cầu các em đọc đi đọc lại nhiều lần để ghi nhớ trong

Một phần của tài liệu Chữa lỗi chính tả thông qua các bài tập làm văn viết cho học sinh tiểu học (Trang 54 - 83)